Palm sẽ "làm nên chuyện" với Treo Pro
ẽbánPalmTreoProvàbáo thể thao
Palm sẽ "làm nên chuyện" với Treo Pro
ẽbánPalmTreoProvàbáo thể thaoNhận được lương tháng 7 vừa qua, giảng viên này vui mừng vì có khoản tiền để chi trả sinh hoạt và cũng mong muốn trường hoàn trả những tháng lương nợ còn lại, đồng thời có phương án lâu dài để cán bộ, giảng viên yên tâm công tác.
“Chúng tôi hiểu được nếu ngừng dạy kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sinh viên. Sinh viên ra trường không đúng tiến độ, ảnh hưởng đến quá trình xin việc. Nên khi trường có động thái giải quyết tình trạng nợ lương, chúng tôi trở lại với sinh viên”, giảng viên trên nói thêm.
Ông Huỳnh Tấn Tuấn - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, thông tin, hiện toàn bộ giảng viên của trường đã quay trở lại giảng đường. Thời gian qua, trường đã chi 1,2 tỷ đồng để trả 1 tháng lương cùng 3 tháng bảo hiểm xã hội cho cán bộ, giảng viên.
Một lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trong ngày 2/1, Tỉnh ủy, các sở ban ngành và Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam đã có cuộc họp nhằm tìm phương án giải quyết các vấn đề ở đơn vị này. Phương án đang được trình lên Ban Thường vụ Tỉnh ủy để thống nhất hướng giải quyết cuối cùng cho vụ việc.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, ngày 14/12/2023, 18 cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam gửi thông báo quyết định ngừng việc tập thể. Các cán bộ này thuộc Khoa Điều dưỡng và Khoa Y tế. Thông báo ngừng việc bắt đầu từ ngày 18/12.
Lý do được những cán bộ, giảng viên này đưa ra là nhà trường đã không thanh toán tiền lương và phụ cấp cho họ trong 6 tháng, tính từ tháng 7/2023 đến nay. Trong thời gian nợ lương này, vì không muốn ảnh hưởng đến việc học của sinh viên nên các cán bộ, giảng viên vẫn đến trường làm việc.
Đến chiều 18/12, hai giảng viên khoa Y đã ngừng dạy, hơn 30 sinh viên phải nghỉ học. Cùng với đó, 9 giảng viên khoa Y cũng đã thống nhất ngừng việc tập thể từ ngày 20/12, nâng tổng số người lao động ngừng việc lên 27.
Ngày 19/12, sau cuộc họp với ban lãnh đạo nhà trường, đại đa số giảng viên đồng ý tiếp tục giảng dạy đến hết ngày 31/12 để đợi tiền lương trường con nợ. Đến ngày 20/12, UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định cấp 1,239 tỷ đồng để “giải cứu” tạm thời vấn đề của Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam.
Số tiền lương trường nợ giảng viên trong 6 tháng là 4,9 tỷ đồng, nợ bảo hiểm xã hội 1,4 tỷ đồng và chế độ phụ cấp 1,3 tỷ đồng. Tổng cộng 7,6 tỷ đồng.
Quỳnh Giang thực sự yêu thích và có năng khiếu với Hóa học. Cách đây 3 năm, nữ sinh từng giành giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi môn Hóa học năm lớp 9, trước khi trở thành thủ khoa đầu vào lớp 10 khối chuyên Hóa của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam năm 2021.
Cô bạn tiếp tục thể hiện kết quả học tập ấn tượng với điểm trung bình chung tích lũy học kỳ 1 năm lớp 12 là 9,7. Nữ sinh cũng đạt điểm SAT 1540; IELTS 8.0, cùng nhiều dự án về chuyên ngành Hóa.
Không chỉ học giỏi, cô bạn còn có nhiều tài lẻ và luôn năng nổ trong các hoạt động ngoại khóa. Giang đặc biệt có niềm yêu thích và năng khiếu nhảy hiện đại. Hồi cấp THCS, em tham gia nhiều hoạt động nhảy của trường. Ở cấp THPT, Giang là thành viên tích cực của Câu lạc bộ nghệ thuật Ams Crew của trường, với thế mạnh nhảy hiphop. Tháng 10/2023 vừa qua, Quỳnh Giang còn là tổng đạo diễn của chương trình nhảy "Showcase Ams Crew 2023: Ngược dòng".
“Thời gian đầu, để duy trì 2 niềm đam mê học chuyên Hóa và nhảy là khá khó khăn. Bởi bố mẹ không thích em suốt ngày đi nhảy mà chỉ muốn tập trung vào học tập. Nhưng sau dần, em chứng minh được cho bố mẹ thấy có thể cân bằng được giữa việc học tập và hoạt động ngoại khóa. Bằng những điểm số thực tế trên lớp và các kết quả khác, bố mẹ cũng dần thoải mái hơn”.
Song, cuối cùng, những điều này đã góp phần cho Giang có một bộ hồ sơ đẹp trong xét tuyển du học. Giang cho rằng hồ sơ của mình có lẽ khác biệt với các bộ hồ sơ ứng tuyển vào ngành Hóa học (thường khá khô khan) là kết hợp hai lĩnh vực yêu thích của bản thân là Khoa học và Nghệ thuật để tạo nên sự độc đáo. Trong bài luận của mình, Giang cũng nói về sự kết hợp giữa khoa học và nhảy múa.
“Có thể khi apply vào những trường này, các bạn thường chú trọng vào những bài luận, nghiên cứu riêng. Nhưng em nghĩ mình có thêm một yếu tố bớt khô khan hơn, đó là ngoài những dự án về Hóa học, em kèm theo những video ghi lại các tiết mục nhảy múa của cá nhân lẫn cùng với câu lạc bộ. Em cũng có một website riêng nói về cả hành trình từ bé của mình.
Em nghĩ rằng mình đã thể hiện được việc giữ được cả hai niềm đam mê về nhảy và khoa học trong cả bài luận và CV. Em nghĩ những điều đó cũng khiến ban giám khảo cảm thấy bớt khô khan và đánh giá mình cao hơn vì sự đa dạng”, Giang chia sẻ.
Giang chia sẻ em luôn cố gắng hoàn thiện mọi yếu tố trong hồ sơ của mình chỉn chu và ưng ý nhất. Ngay cả khi gần đến gần hạn nộp hồ sơ, Giang vẫn dành thời gian để chỉnh sửa bài luận. Giang hài lòng vì bộ hồ sơ thể hiện được rõ rệt đặc điểm cá nhân và sự đa dạng ở con người mình.
“Hồ sơ xét du học, theo em có 4 phần: điểm số, hoạt động ngoại khóa, chuyên ngành và bài luận. Vì vậy, để làm tốt CV, bản thân phải hiểu rõ nhất những hoạt động, nghiên cứu của mình ra sao. Khi gửi CV đến trường, em nghĩ cũng nên dùng những từ ngữ thể hiện tính chủ động của bản thân.
Khi mình chỉn chu từng chữ trong hồ sơ thì ban giám khảo đọc cũng cảm nhận mình mạnh mẽ trong tinh thần, tư tưởng. Trong bài luận, em cũng cố chỉn chu từng chữ một, cố gắng dùng những từ thể hiện được cá tính của mình”, Giang chia sẻ.
Chia sẻ về học trò, cô Hoàng Thị Yến, giáo viên chủ nhiệm của lớp 12 Hóa 2 đánh giá, Quỳnh Giang là học sinh có một sự định hướng rất sớm cho việc du học.
“Giang rất đam mê về lĩnh vực Hóa Sinh và thích tìm hiểu, tìm tòi thử làm các sản phẩm hóa mỹ phẩm mới mẻ như nước hoa, kem dưỡng da,... Chính vì vậy, ĐH Johns Hopkins là ngôi trường mà em rất yêu thích và có thể nói là thỏa ước mơ.
Em cũng là học sinh rất năng động, mạnh mẽ, tự tin và nhiệt tình với các hoạt động của trường và lớp”, cô Yến chia sẻ.
Giang cho hay, mình không có bí quyết học tập đặc biệt. Tuy nhiên, điều quan trọng là khi đặt ra mục tiêu nào đó thì cần tập trung cố gắng hết sức để đạt được. “Khi đã đặt ra mục tiêu, hãy cố hết sức trong một khoảng thời gian nhất định, để sau không nuối tiếc”, Giang chia sẻ.
Trong việc học tập thường ngày, Giang cũng thường đặt ra những mốc thời gian cho từng bài tập, từng môn, khối kiến thức và cố gắng xử lý tuần tự, có kế hoạch.
Nỗ lực của Quỳnh Giang cuối cùng đã được đền đáp xứng đáng khi cô bạn không chỉ trúng tuyển ĐH Johns Hopkins, mà còn trúng tuyển vào nhiều trường đại học top đầu của Mỹ khác như: University of North Carolina at Chapel Hill; University of Illinois Urbana-Champaign; Case Western Reserve University; University of Massachusetts-Amherst.
Giang cho hay, em quyết định theo học ngành Hóa Sinh của ĐH Johns Hopkins và dự kiến sẽ du học vào khoảng giữa tháng 8 năm 2024. Tuy nhiên, trước mắt, em vẫn sẽ tập trung để hoàn tất chương trình phổ thông, tham gia một số bài thi chuẩn hóa và bổ sung những kỹ năng cần thiết trước khi lên đường du học. “Em sẽ phải học làm quen dần với việc tự nấu ăn, giặt quần áo hay những kỹ năng đơn giản nhất để chuẩn bị hành trình tự lập mới”, Giang chia sẻ.
Ngoài tham gia ACM, năm 2 cao đẳng anh còn gia nhập Công ty Phần mềm - Shanghang Softcomp Software với vai trò giám đốc kỹ thuật. Tốt nghiệp cao đẳng, anh làm việc trong Viện nghiên cứu công nghệ STOWard với tư cách là kỹ sư thực tập (Java Developer - thực tập sinh đã tốt nghiệp).
Năm 2015, tốt nghiệp cao đẳng, Tín Tịnh được tuyển thẳng vào Viện Máy tính thuộc Đại học Khoa học Điện tử Hàng Châu. Sở hữu thành tích tốt cùng kinh nghiệm thực tế, anh thành công 'thăng cấp' từ cao đẳng lên đại học.
Vào đại học, anh nổi bật giữa hàng nghìn sinh viên, 2 lần giành được học bổng toàn phần của trường và quốc gia. Kiên trì đọc sách chuyên ngành tiếng Anh, tháng 6/2016, trong Kỳ thi Ngoại ngữ dành cho sinh viên đại học ở Trung Quốc, anh thi đỗ chứng chỉ CET-6 được 584 điểm. Năm 2017, anh là thủ khoa đầu ra của Đại học Khoa học Điện tử Hàng Châu, với số điểm tốt nghiệp 89,36 (4.5/5.0).
Mong muốn theo đuổi sự nghiệp chuyên sâu, Tín Tịnh học lên thạc sĩ. Từ 8h-21h, không bao gồm thời gian nghỉ ngơi và ăn uống, anh dành ra 11 tiếng ôn tập/ngày, kéo dài nửa năm. Vượt qua nhiều thí sinh cùng 3 vòng thi, năm 2017, Tín Tịnh trúng tuyển hệ thạc sĩ chuyên ngành Khoa học và Công nghệ Máy tính tại Đại học Chiết Giang.
Tại đây ngoài thời gian học, anh thường đến phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Anh nảy ra ý tưởng nghiên cứu Bộ nhớ không bay hơi(NVM - viết tắt của từ Non-Volatile Memory). Sau nửa năm tìm hiểu, công trình nghiên cứu của Tín Tịnh được các chuyên gia tại Hội nghị Quốc tế Cơ sở dữ liệu(VLDB) đánh giá mới ở mức mô phỏng chưa thuyết phục.
Thời điểm đó, nghiên cứu NVM chỉ được thực hiện bởi các công ty hợp tác với Intel. Không đầu hàng trước khó khăn, Tín Tịnh xin vào Alibaba thực tập, học hỏi và nghiên cứu thêm. Dưới sự giúp đỡ của đồng nghiệp ở Alibaba, bài nghiên cứu của Tín Tịnh được tổ chức VLDB chấp nhận.
Tốt nghiệp thạc sĩ năm 2019, Tín Tịnh gia nhập Tencent. Thời gian này, ngày đi làm, cuối tuần anh nghiên cứu. Hoàn thành mục tiêu, công trình nghiên cứu của anh nhận Giải ACM SIGMOD 2021.
Tháng 9/2021, Tín Tịnh nhận được học bổng tiến sĩ của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Đến nay, anh có 5 bài nghiên cứu được các hội nghị và tạp chí hàng đầu chấp nhận. Tín Tịnh từng có bài phát biểu tại các Hội nghị Cơ sở dữ liệu hàng đầunhư: SIGMOD 2021, VLDB 2021, VLDBJ 2022và CIDR 2023.
Dự kiến đến năm 2026, anh nhận được bằng tiến sĩ của MIT. Hành trình 11 năm từ sinh viên cao đẳng đến nghiên cứu sinh đại học top 1 thế giới của Tín Tịnh nhận được sự đồng cảm của nhiều người vì sự kiên trì và cố gắng không ngừng nghỉ.