Tôi kể chuyện cho cô con gái nhỏ học lớp 4. Con gái ríu rít hỏi sao mẹ cho chú thêm tiền. Tôi nhắc con, thấy người ta vất vả mang đồ ăn đến cho mình, trời mưa ướt, trời nắng vã mồ hôi, con có thể dùng một chút tấm lòng đáp lại công sức của họ.
Nhiều người bảo tôi sao phải làm vậy. Họ có nghề, họ nhận lương để làm việc đó, với lại “chắc gì lương của bà đã hơn lương của người ta”. Tôi cười. Rất có thể thu nhập của tôi không hơn một người shipper, nhưng không vì thế tôi tiếc 20 nghìn.
Ngoài việc mang lại niềm vui cho những người vất vả vì mình, tôi cũng tin rằng với số tiền ít ỏi 10 nghìn, 20 nghìn đồng ấy, có thể sẽ làm thay đổi suy nghĩ của một con người.
Cách đây vài tháng, hai mẹ con tôi bắt xe máy công nghệ đến nhà bạn chơi. Thấy hai mẹ con, cậu tài xế xe ôm khó chịu ra mặt. Tôi không vui nhưng vẫn phải ngồi lên xe.
Hai mẹ con ngồi thì xe hơi chật và nặng, nhưng con gái nhỏ không thể đi một mình. Suốt quãng đường, tài xế có vẻ khó chịu, tôi hỏi chuyện, cậu ta cũng không đáp lời.
Trên đường, cậu càu nhàu hết người này đến người kia. Ai vượt qua mặt, cậu cũng cau có, mắng mỏ. Lúc dừng đèn đỏ, cậu liên tục kêu xe non hơi vì chở nặng.
Thái độ ấy thực sự khiến tôi khó chịu. Nhưng tôi vẫn cố ngồi đến nhà bạn và không nói thêm một câu nào. Lúc xuống xe trả tiền, lẽ ra chỉ hết 35 nghìn nhưng tôi đã trả cho cậu ấy 70 nghìn.
Cầm tiền, cậu ấy có vẻ rất ngạc nhiên. Tôi bảo: “Em cứ cầm lấy, chị đi hai người vất vả cho em, nhưng con chị không đi riêng được. Em thông cảm”.
Cậu tài xế có vẻ ái ngại và ăn năn về thái độ của mình. Cậu nhìn tôi cười hiền, khuôn mặt khác hẳn lúc đầu. Có lẽ tôi nên nói với cậu ngay từ đầu rằng mình sẽ trả gấp đôi tiền để cậu vui vẻ trên đường. Nhưng tôi đã không làm vậy.
Trước đây, tôi từng gặp nhiều trường hợp tương tự nên muốn cậu ta nhận ra rằng, không phải ai bị đối xử không tốt cũng sẽ có thái độ tương tự với người khác.
Tôi có thể không cần trả thêm tiền cho chuyến đi của hai mẹ con vì thái độ khó chịu của tài xế. Nhưng tôi đã lựa chọn cách khác.
Chiều hôm đó, cậu tài xế nhắn tin cho tôi: “Em cảm ơn chị, hôm nay chị mở hàng cho em tốt vía quá. Em nhận rất nhiều cuốc xe và ai cũng "bo" thêm cho em, chị ạ. Chúc hai mẹ con đi chơi vui vẻ chị nhé”.
Đọc dòng tin nhắn, tôi mỉm cười, hiểu rằng mình đã làm đúng. Và dù tài xế không nói xin lỗi nhưng tôi hiểu tin nhắn của anh ta đã thay cho tất cả.
Độc giả Nguyễn Lan
Chuyện trưa công sởvừa lên sóng số đầu tiên với sự dẫn dắt của hai MC Mạnh Khang, Minh Trang cùng khách mời là nhà báo, nhà văn Hoàng Anh Tú. Đây là một format mới được MC Mạnh Khang xây dựng và cũng là một trong những chương trình đầu tiên của VTV có nội dung xoay quanh môi trường công sở. Mạnh Khang cho biết, chính anh đã mời MC Minh Trang làm bạn diễn sau thời gian cô tạm dừng công việc dẫn dắt đang gặt hái được nhiều thành công ở VTV để đi du học thạc sĩ.
Tham gia chương trình với chủ đề Xây dựng thương hiệu cá nhân nơi công sở,nhà văn Hoàng Anh Tú đã có những chia sẻ thú vị. Là một trong những “dân công sở” chính hiệu, từng xây dựng được thương hiệu cá nhân từ rất sớm, anh Chánh Văn cho biết: "Thương hiệu cá nhân là bằng chứng rõ ràng nhất để mọi người nhớ về mình. Cơ hội đến cho những người có thuơng hiệu cá nhân tốt hơn rất nhiều so với những người khác. Vì trong một môi trường với nhiều cá thể, người được nhớ đến ngay lập tức, được tin tưởng khi có một vận hội là người có nhiều cơ hội được lựa chọn".
Nhưng thương hiệu cá nhân đôi khi cũng đi kèm với những định kiến, tị hiềm, cản trở công việc: "Đôi khi những người nổi trội hơn sẽ bị ghen tị, sẽ bị đám đông vùi dập. Đó là một trong những áp lực khiến nhiều người lựa chọn sẽ sống mờ nhạt mà không có một thương hiệu nào cả".
Hoàng Anh Tú chia sẻ thêm: "Quãng thời gian đi làm văn phòng, tôi từng bị đồng nghiệp kêu là lạnh lùng, kênh kiệu vì là người nổi tiếng. Thế nhưng kỳ thực đó là lúc tôi đang cắm đầu vào công việc, tôi không để ý đến xung quanh mà chỉ tập trung làm việc hết sức mình. Đó cũng là sai lầm của bản thân tôi vì thương hiệu cá nhân là do ta chủ động xây dựng, chứ nếu để cho người khác tự do định hình, gắn mác thì chắc chắn chúng ta sẽ có một hình ảnh xấu. Bởi mọi người khi nhìn vào chúng ta sẽ suy nghĩ theo cách của họ và thường là không theo hướng tích cực lắm".
Trong chương trình, MC Minh Trang hé lộ một “bí mật công sở” của người bạn dẫn khi mới vào nghề: "Minh Trang nhớ ngày xưa khi Mạnh Khang bắt đầu dẫn, mọi người thường hỏi: Anh nào đây? À, cái anh siêu mẫu. Anh Khang cũng từng bị chê là thân hình chuẩn quá, trông không thân thiện, quá góc cạnh. Và Khang đã từng phải tăng cân để có gương mặt thiện cảm hơn, phù hợp với công việc BTV truyền hình”.
Xuất thân là một người mẫu, MC Mạnh Khang cũng có những chia sẻ về những khó khăn khi bắt đầu vào nghề dẫn chương trình: "Hơn 2 năm đầu, Khang phải chấp nhận và quyết tâm từ bỏ sàn diễn, không nhận chụp ảnh hay bất kỳ công việc gì liên quan đến công việc người mẫu để tập trung hoàn toàn cho công việc BTV-MC. Hồi xưa làm người mẫu, Khang không cần dùng đến giọng nói của mình, lúc nào cũng cần thần thái sắc lạnh nhưng giờ lại phải tập đài từ, cách ăn nói lưu loát, cười tươi rạng rỡ để thay đổi bản thân. Và khó nhất là liên tục học hỏi để thực sự phải trở thành một người dẫn chương trình chứ không phải một người mẫu dẫn chương trình".
Trong phần "Chiếc gương thú nhận", anh Chánh Văn phải đối đầu với hàng loạt những câu hỏi "hóc búa" từ chương trình. Khi nhận được câu hỏi: "Đã bao giờ anh gặp rắc rối, bị chỉ trích với chính thương hiệu cá nhân mà mình đã và đang xây dựng?", anh rất thẳng thắn cho biết:
"Tôi từng nhiều lần bị chính đồng nghiệp của mình chỉ trích vì tôi từng dùng tên thật ở dưới những bài báo tôi đã viết, hay xuất hiện trên truyền hình như một cách đánh bóng bản thân. Nhưng sự thật là tôi có nhiều thứ muốn chia sẻ mà nếu chỉ viết thôi là không đủ. Tôi cần sự tương tác bởi đây là cơ hội để tôi có thể học hỏi thêm".
Chuyện trưa công sở phát sóng hàng tuần lúc 10h15 từ thứ 2-6 trên kênh VTV2 với sự tham gia của các khách mời nổi tiếng như: MC Bạch Dương, MC Quỳnh Chi, nhà báo Trương Anh Ngọc, diễn viên Minh Tít, Ánh Tuyết Hương vị tình thân....
Mai Linh
" alt=""/>MC Mạnh Khang bị chê không hợp chuẩn khi lên sóng truyền hìnhNgoài căn nhà để ở gần 20 năm nay, tôi còn có ba bất động sản khác, đều để cho thuê. Trung bình mỗi năm tôi đóng thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân tổng cộng 200 triệu đồng. Năm nay số tiền thuế tôi phải đóng đã là 250 triệu đồng.
Trong khi đó, không ít người quanh tôi cũng có nhiều tài sản, thậm chí giá trị tài sản của họ còn hơn tôi rất nhiều, nhưng lại gần như chỉ phải đóng thuế đất hàng năm. Họ mua để đầu cơ, chờ lên giá là bán, nên đa số bất động sản đó bị bỏ hoang hoặc cho thuê ngắn hạn (hợp đồng chui và không kê khai thuế).
Như vậy, số tiền của họ được chôn vào đất, không mang lại mấy giá trị cho xã hội. Thế nên, tôi rất mong luật thuế sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, tránh được sự lãng phí nguồn tiền rất lớn đang phơi mình nơi đồng hoang không bóng người theo năm tháng.
>> 'Thuế bất động sản thứ hai có đánh nhầm người mua nhà để dành cho con?'
Tuy nhiên, theo tôi, cũng cần phân biệt rõ vài khái niệm sau:
Thứ nhất, "căn nhà thứ nhất" là nơi an cư lạc nghiệp dù giá trị lớn hay nhỏ cũng vẫn nên ưu tiên giữ nguyên thuế đất hàng năm như hiện tại.
Thứ hai, từ căn thứ hai trở đi sẽ bị tăng thuế theo lũy tiến từ 2% nhưng phải phân biệt nếu là các căn nhà này đang kinh doanh, cho thuê hay sử dụng vào các dịch vụ hợp pháp mà mang lại lợi ích cho xã hội. Người nộp thuế hàng tháng, hàng năm cho các cơ quan thuế sẽ được khấu trừ số thuế đã nộp giống như hàng hóa được trừ thuế giá trị gia tăng trên hóa đơn mua.
Việc này khuyến khích nhà đầu tư đưa tài sản của mình vào hoạt động mang lại nguồn thu cho ngân sách, tránh lãng phí nguồn lực, đồng thời cũng tránh được việc bắt tay trốn thuế các hợp đồng cho thuê chui (không kê khai nộp thuế).
Thứ ba, đánh thuế theo phần trăm giá trị nhà đất, giá trị cao thì thuế cao, giá trị thấp thì thuế thấp.
Thứ tư, nhà đất bỏ hoang nên tăng thuế theo hàng năm nhằm bắt buộc chủ đầu tư phải nhanh chóng đưa vào hoạt động tạo ra giá trị lợi nhuận, tăng nguồn thu thuế cho xã hội, giúp hạn chế tình trang đầu cơ chờ tăng giá để bán kiếm lời riêng.
Nếu thuế này được áp dụng sẽ tránh được hiện tượng bỏ hoang, "ngáo giá" nhà đất, dần đưa bất động sản về giá thực, giảm được làng phí nguồn vốn rất lớn từ bất động sản chết này sang sản xuất kinh doanh thúc đẩy xã hội, đồng thời cũng tạo ra được một nguồn thu rất lớn từ việc thu thuế bất động sản giúp các địa phương giải bài toán tu bổ, xây dựng cơ sở hạ tầng công trình phúc lợi.
" alt=""/>Tôi có nhà cho thuê, đóng nhiều thuế hơn dân đầu cơ đất