Theo thông tin từ Trần Anh, trong quý III/2015, doanh thu thuần của Trần Anh đạt 801 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 45% so với cùng kỳ năm 2014. Sau khi trừ hết các chi phí phát sinh, Trần Anh báo lãi 1,34 tỷ đồng, tăng 9,78 tỷ đồng so với Quý III/2014.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2015, Trần Anh đạt gần 2.474 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 44% và hơn 11,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 15,7 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
" alt=""/>Điện máy Trần Anh công bố thoát “dớp” bị lỗ quý IIINhóm nghiên cứu đến từ Viện công nghệ Massachusetts (MIT), đại học Georgia và Viện Thông tin Max Planck (Đức) này hiện đã có thể "huấn luyện" cho phần mềm nhận diện chính xác xem người dùng đang nhìn vào đâu trên màn hình điện thoại hoặc máy tính bảng.
Độ chính xác của phần mềm ngày càng được cải thiện theo thời gian khi hệ thống thu thập dữ liệu nhiều hơn. Để đạt được khả năng này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra ứng dụng có tên GazeCapture, giúp thu thập dữ liệu về cách thức người dùng nhìn chiếc điện thoại trong các môi trường khác nhau.
GazeCapture sử dụng camera trước của điện thoại để ghi lại các chuyển động mắt. Dữ liệu sau đó sẽ được dùng để "huấn luyện" phần mềm iTracker (hiện đã chạy trên iPhone). Camera điện thoại sẽ ghi lại khuôn mặt người dùng, trong khi phần mềm sẽ phân tích các thông tin như vị trí, hướng đầu và mắt để xem người dùng đang tập trung vào điểm nào trên màn hình.
Theo nhóm nghiên cứu, tới nay đã có khoảng 1.500 người sử dụng ứng dụng GazeCapture. Khi số lượng người dùng tăng lên 10.000, độ chính xác về nhận dạng của iTracker sẽ được nâng lên cấp độ mới.
" alt=""/>Phần mềm giúp điều khiển smartphone bằng mắtWatson được biết đến là một chương trình phần mềm trí tuệ nhân tạo do hãng công nghệ IBM phát triển với mục đích đưa ra lời đáp cho các câu hỏi được nêu lên bằng ngôn ngữ tự nhiên. Hệ thống siêu máy tính này có khả năng xử lí 500GB dữ liệu, tương đương 1 triệu quyển sách, trong vòng một giây.
Tại sự kiện kỷ niệm 20 năm IBM hoạt động tại Việt Nam, ông Eric Yeo, Tổng Giám đốc IBM Việt Nam đã có cuộc đối thoại xoay quanh các vấn đề giáo dục, y tế, du lịch… với robot Nao – một robot được kết nối trực tiếp với IBM Watson qua mạng Wi-Fi.
Trong cuộc trò chuyện thú vị giữa Tổng giám đốc IBM Việt Nam với robot Nao, Nao giới thiệu mình là robot làm việc tại IBM Australia, là thiết bị để giúp mọi người giao tiếp trực tiếp với Watson. Khi được kết nối với Watson, các bạn có thể hỏi tôi và tôi sẽ trả lời được mọi thứ.
Nao là một nền tảng để mọi người có thể tiếp cận với khả năng của Watson. Ví dụ, đó có thể các đồ chơi có thể nhận thức, chẳng hạn như chú khủng long Dino có thể lắng nghe, nói chuyện và trả lời những câu hỏi của trẻ nhỏ như “Tại sao con không thể ăn tối bằng kẹo?”. Chú khủng long đó còn có thể học những môn học khác như đánh vần, làm toán và kể chuyện, những thứ có thể thử thách khả năng giải quyết vấn đề của trẻ nhỏ. Và bằng cách ghi nhớ sở thích của đưa trẻ điều chỉnh để thích nghi với lứa tuổi và sự giáo dục của trẻ. Những chú khủng long ấy cũng lớn lên theo thời gian giống như những đứa trẻ.
Cũng theo robot Nao, mới đây Sesame Workshop và IBM đã công bố hợp tác về việc kết hợp phần mềm trí tuệ nhân tạo Watson với kinh nghiệm chuyên môn về trẻ em của Seasame, qua đó có thể nâng cao chất lượng giáo dục mẫu giáo trên khắp thế giới, cá biệt hoá giáo dục cho từng đứa trẻ trong môi trường sống.
" alt=""/>Tổng Giám đốc IBM Việt Nam đối thoại về công nghệ với… robot