Nội dung của đoạn clip vẫn rất quen thuộc với đông đảo game thủ Việt Nam – một pha “gank” quán Internet. Trong đoạn clip được ghi lại vào lúc 01g21, một ông bố xộc thẳng vào quán net, “bắt sống” cậu con trai đang mải mê trước màn hình máy tính mà không hề để ý tới xung quanh.
Ông bố tháo tai nghe cậu con trai đang đeo rồi chỉ tay ra hướng cửa sau khi nói gì đó. Gần như ngay lập tức, người đàn ông trung niên này tung ra cú bạt tai mạnh khiến cậu thanh niên có dáng người cao to phải đứng bật dạy nghe theo lời chỉ đạo.
Khi bước ra ngoài cửa quán net, ông bố tiếp tục đấm mạnh vào phần lưng nhưng bất ngờ cậu con trai đạp đạp lại liền hai cú vào vùng bụng khiến tất cả khách hàng phải chú ý…
Được biết, vụ việc trên xảy ra tại một quán net tại thành phố Thanh Hóa ngay ít phút sau Ngày của Cha (18/6).
Trước đó vào ngày 28/5 vừa qua, vụ một ông bố tức giận con trai chơi game ngoài quán net và đập phá 27 chiếc màn hình tại Đống Đa, Hà Nội cũng gây xôn xao cộng đồng game thủ Việt. Vụ việc đã lắng xuống do hai bên đã dàn xếp ổn thỏa với nhau và “ông bố sẽ không bị truy tố hình sự”, theo bài đăng trên fanpage Facebook của quán net, nơi diễn ra sự việc.
Gamer
" alt=""/>Con trai trả đòn ông bố sau khi bị gank bất ngờ tại quán netCông ty cung cấp giải pháp an ninh mạng Fortinet vừa chính thức thông báo bổ nhiệm ông Nguyễn Gia Đức vào vị trí Giám đốc quốc gia đầu tiên tại thị trường Việt Nam.
Ông Nguyễn Gia Đức sẽ giám sát toàn bộ các hoạt động vận hành trong nước và chịu trách nhiệm về phát triển kinh doanhcủa Fortinet tại thị trường Việt Nam.
Trước khi được bổ nhiệm, ông Đức là Giám đốc phụ trách Kinh doanh của Fortinet tại thị trường Việt Nam và đã có những đóng góp lớn cho sự phát triển của công ty trong 4 năm qua.
Ông Đức có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn kỹ thuật, quản lý sản phẩm, quản lý kênh phân phối và bán hàng. Trước khi gia nhập Fortinet, ông Đức là Giám đốc Kinh doanh toàn quốc tại Allied Telesis.
" alt=""/>Chuyên gia an ninh mạng người Việt được Fortinet bổ nhiệm làm Giám đốc quốc giaNhư ICTnews đã đưa tin, tối qua, 17/5/2018, tại nhà thi đấu quận Tây Hồ, Hà Nội, 8 đội thi đến từ 6 trường đại học của cả 3 miền Bắc - Trung - Nam đã bước vào thi đấu trận chung kết cuộc thi Cuộc đua số 2017 - 2018 với chủ đề lập trình xe tự hành.
Cuộc đua số là cuộc thi công nghệ được FPT tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 2016 – 2017 với mong muốn các bạn trẻ Việt Nam xây dựng một nền tảng vững chắc để đón nhận cơ hội và thành công trong cuộc cách mạng số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. FPT cũng kỳ vọng cuộc thi sẽ giúp phát hiện những sinh viên tiềm năng cùng FPT tiên phong trong cuộc cách mạng số.
Trong mùa thứ hai cuộc thi được tổ chức, Cuộc đua số 2017 - 2018 có 260 đội với tổng số gần 800 sinh viên đến từ 32 trường đại học, Học viện trên cả nước đăng ký tham gia cuộc thi. Theo thống kê của Ban tổ chức, TP.HCM là khu vực có đông thí sinh đăng ký dự thi nhất (117 đội), tiếp theo là Hà Nội (102 đội) và Đà Nẵng mặc dù là năm đầu tiên tham gia nhưng cũng có lượt thí sinh đăng ký đông đảo (41 đội)…
Sau khi tiến hành sơ loại, Ban tổ chức đã chọn ra 205 đội thi đến từ 32 trường đại học, Học viện trên cả nước lọt vào vòng thi trường. Ở vòng thi trường, Ban tổ chức đã tổ chức các trận thi đấu để tìm ra 18 đội tranh tài tại vòng bán kết. 8 đội xuất sắc nhất lọt vào chung kết của Cuộc đua số năm 2017 - 2018 gồm có: Winwin Spiral và Prototype của Đại học FPT; UET Fastest của Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, MTA_Race4Fun của Học viện Kỹ thuật Quân sự; DUT Stark và NII của Đại học Bách Khoa Đà Nẵng; BK PIF của Đại học Bách khoa TP.HCM; và Sophia đến từ Đại học CNTT - Đại học Quốc gia TP.HCM.
Cả 4 thành viên của UET Fastest, đội vừa giành ngôi Vô địch Cuộc đua số 2017 – 2018 gồm Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Văn Tùng, Trần Anh Dũng và Nguyễn Minh Tuấn đều là các sinh viên tài năng xuất sắc của Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có 2 thành viên đang là thành viên của Trung tâm phát triển tài năng trẻ FPT. Tham gia Cuộc đua số năm nay, do không có thời gian luyện tập nên các thành viên thường xuyên phải tranh thủ luyện tập vào ngày nghỉ hoặc buổi tối. Khuôn viên của trường chật nên không thể dựng sân tập, cả đội đành phải tạo sân ảo trên máy tính. Các thành viên đã sử dụng kiến thức trong lĩnh vực lập trình, xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo - AI để tạo ra xe tự hành với tốc độ cao nhất, xác định và tránh được vật cản trên đường, nhận dạng và đi đúng theo chỉ dẫn của biển báo rẽ trái, rẽ phải.
![]() |
Trước vòng thi đấu chung kết Cuộc đua số năm nay, MTA_Race4Fun của Học viện Kỹ thuật Quân sự với độ chính xác cao và Prototype của Đại học FPT với tốc độ ấn tượng là 2 đội thi được nhiều người dự đoán là những ứng cử viên sáng giá cho ngôi Vô địch. Dù không được vượt trội về tốc độ, tuy nhiên trải qua các vòng thi từ cấp trường đến bán kết, đội UET Fastest của Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội được nhận định là có chiến thuật chắc chắn, ổn định. Chia sẻ về chiến thuật trong vòng bán kết, UET Fastest cho hay: “Đầu tiên phải chậm chắc để hoàn thành trọn vẹn 1 vòng sa hình, sau đó tăng tốc để rút ngắn thời gian xe chạy, nhanh chóng về đích và giành chiến thắng”. Chiến thuật này đã giúp UET Fastest trở thành một trong 4 đội thi của khu vực miền Bắc giành vé lọt vào tranh tài trong vòng chung kết Cuộc đua số mùa thứ hai.
" alt=""/>Đường đến ngôi Vô địch Cuộc đua số 2017