Việc MoMo đạt chứng chỉ bảo mật quốc tế PCI DSS phiên bản 4.0 mang lại nhiều ý nghĩa cho người dùng của hệ sinh thái MoMo vốn đã có các lớp bảo mật an toàn thì nay gia tăng thêm các lớp chứng thực đa tầng, bảo vệ thông tin khách hàng và dữ liệu giao dịch nhưng vẫn đảm bảo một trải nghiệm mượt mà và thân thiện. Điều này tạo ra môi trường giao dịch tài chính an toàn, mang lại sự tin cậy và an tâm của người dùng khi sử dụng MoMo.
Những lo ngại về độ an toàn khi thanh toán trên mạng của người dùng khi sử dụng thẻ quốc tế sẽ được giải tỏa. Thông tin thẻ của người dùng được mã hóa theo các tiêu chuẩn hiện đại và an toàn nhất. Môi trường hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc xử lý thanh toán thẻ của MoMo được nâng cấp đáp ứng các yêu cầu mới và phù hợp nhất.
Tiêu chuẩn PCI DSS phiên bản 4.0 thích ứng với sự phát triển của công nghệ thanh toán, phản ánh và đáp ứng kịp thời các yêu cầu về an toàn bảo mật thông tin, cho phép các tổ chức sẵn sàng ứng phó các biến đổi của môi trường mạng. Mục tiêu của phiên bản 4.0 là giải quyết các mối đe dọa và công nghệ mới nổi, cho phép các phương pháp sáng tạo để chống lại các mối đe dọa mới đối với thông tin thanh toán của khách hàng. Đây là phiên bản nâng cấp quan trọng nhất kể từ khi phát hành phiên bản 3.0 vào năm 2014.
MoMo là FinTech đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ PCI DSS phiên bản 4.0 khi chủ động tiếp cận, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe và triển khai các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt mới nhất của phiên bản này, để bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái MoMo dành cho khách hàng và đối tác.
Ngay từ năm 2016, MoMo là một trong số ít đơn vị trung gian thanh toán đạt được chứng nhận PCI DSS cấp độ Service Provider (cấp độ nhà cung cấp dịch vụ) level 1 - level cao nhất trong chuẩn bào mật.
Để liên tiếp 7 năm (2016 - 2023) được chứng nhận bảo mật quốc tế này, theo định kỳ hằng tháng và hằng năm, môi trường hạ tầng công nghệ thông tin và nền tảng công nghệ của MoMo phải trải qua các đợt kiểm tra nghiêm ngặt từ phía Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật (PCI Security Standards Council).
Với chuẩn bảo mật PCI DSS v4.0, ngoài tiêu chí hiện hành của phiên bản 3.2.1 có các nhóm yêu cầu chính gồm: Xây dựng và duy trì hệ thống mạng bảo mật, bảo vệ dữ liệu thẻ thanh toán, xây dựng và duy trì an ninh mạng, xây dựng hệ thống kiểm soát xâm nhập, theo dõi và đánh giá hệ thống thường xuyên, và chính sách bảo vệ thông tin, MoMo đã đáp ứng hơn 300 yêu cầu của phiên bản 4.0 mới, trong đó có triển khai các chính sách và biện pháp bảo mật điện toán đám mây cũng như chứng thực đa tầng.
Ông Kirubakaran Parkunan, chuyên gia tư vấn PCI Qualified Security Assessor (QSA) của Crossbow Labs, nhấn mạnh: “Bằng việc cộng tác với Crossbow Labs từ năm 2016 đến nay để kiên định duy trì chuẩn bảo mật PCI DSS, đồng thời tiên phong trong việc đạt được tiêu chuẩn bảo mật PCI DSS 4.0, MoMo đã thể hiện rằng họ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật của mình, và luôn đặt an toàn bảo mật lên hàng đầu”.
Ông Thái Trí Hùng, Phó Tổng Giám đốc cấp cao, kiêm CTO MoMo cho biết “Là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành FinTech, MoMo luôn nỗ lực tìm hiểu, không ngừng nâng cấp đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật mới nhất để luôn giữ thế chủ động trước các rủi ro mới trên môi trường mạng, đảm bảo cung cấp dịch vụ ổn định, và an toàn nhất cho người dùng, khách hàng và đối tác. Chủ động nâng cấp theo chuẩn bảo mật của PCI DSS 4.0 là minh chứng cho năng lực của đội ngũ và cam kết của MoMo.”
“Với mục tiêu lấy công nghệ là bước đột phá và lấy khách hàng là trọng tâm trong mọi quyết sách hoạt động, giờ đây dù áp dụng những chuẩn mật tiên tiến nhưng những trải nghiệm của người dùng vẫn thân thiện (user friendly) và nhất là không cản trở quá trình phát triển sản phẩm. Cột mốc này không chỉ là minh chứng cho cam kết của MoMo trong việc bảo vệ dữ liệu và thông tin tài chính của khách hàng mà còn khẳng định vị thế của công ty khi đạt được chứng chỉ bảo mật thanh toán nghiêm ngặt này”, ông Thái Trí Hùng chia sẻ thêm.
Vân Anh và nhóm PV, BTV" alt=""/>MoMo nâng cấp bảo mật đáp ứng 300 tiêu chuẩn của chứng chỉ PCI DSS v4.0Ông đánh giá ra sao về đóng góp của thương mại điện tử với kinh tế số và tăng trưởng chung của nền kinh tế?
Thương mại điện tử thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ, giai đoạn 10 năm đã phát triển với tốc độ từ 16-30%/năm.
Năm 2023, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam tăng 25% so với năm 2022, đạt 20,5 tỷ USD, đóng góp ngày càng cao cho nền kinh tế.
Đặc biệt, thương mại điện tử đã phát triển sang giai đoạn mới, không chỉ khẳng định vai trò là kênh song song với các hoạt động thương mại truyền thống mà được ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn là kênh đầu tiên để đưa các sản phẩm ra thị trường trước khi phát triển các kênh truyền thống.
Nhiều doanh nghiệp đã coi các hoạt động kinh doanh online quan trọng hàng đầu để giao thương phát triển thị trường.
Sức hút của thương mại điện tử với người tiêu dùng hiện nay thế nào, thưa ông?
Nhiều người cho rằng sau dịch Covid-19, hoạt động giao thương sẽ trở về theo cách truyền thống, tuy nhiên thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh trực tuyến thậm chí còn nở rộ hơn. Điều này là bởi ngày càng nhiều người tiêu dùng tìm thấy ở thương mại điện tử nhiều ưu việt và lựa chọn đây là kênh mua sắm thường xuyên.
Theo khảo sát của NielsenIQ Việt Nam, số người mua qua thương mại số là 60 triệu người. Mỗi ngày có 3,5 triệu lượt truy cập vào các trang thương mại điện tử. Số người mua sắm qua internet hằng tuần ở Việt Nam đạt vị trí thứ 11 toàn cầu. 90% số người tiêu dùng có ý định duy trì và tăng sử dụng sàn thương mại điện tử trong mua sắm.
Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng tiêu dùng thông minh, mua sắm tiết kiệm và hướng tới mua sắm trực tuyến để có được nhiều ưu đãi. Người tiêu dùng có thể mua hàng một cách dễ dàng, thậm chí việc tương tác xem livestream và mua hàng với nhiều người như thời gian giải trí.
Số người mua hàng trực tuyến là các bà mẹ bỉm sữa, bà nội trợ ngày càng tăng. Chính họ là những người quyết định chi tiêu chính trong gia đình, giúp doanh thu thương mại điện tử tiếp tục tăng.
Hiện thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế nào?
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2024 đã chỉ rõ những vấn đề đặt ra của thương mại điện tử Việt Nam như phát triển tập trung ở các thành phố lớn; nguồn nhân lực còn hạn chế; gây tác động xấu tới môi trường.
Trên thực tế, khoảng cách phát triển thương mại điện tử giữa hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 61 địa phương khác rất lớn. Chỉ số thương mại điện tử thành phố Hồ Chí Minh đạt 87 điểm, đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm, thứ ba là Bình Dương với 51,3 điểm.
Ngoài ra, phát thải bao bì từ hàng hóa chuyển phát qua thương mại điện tử đang ngày càng lớn, ảnh hưởng xấu tới môi trường. Đây chính là những vấn đề của phát triển thương mại điện tử bền vững mà ngành đang đặt ra và tìm giải pháp khắc phục.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số cũng nhằm phát triển thương mại điện tử bền vững. Về vấn đề này Hội có những khuyến nghị gì đối với các doanh nghiệp?
Kinh doanh bền vững cần hướng tới bảo vệ tốt người tiêu dùng, do đó các doanh nghiệp cần chú trọng hơn tới chất lượng dịch vụ, hàng hóa, không kinh doanh hàng giả, hàng nhái…
Muốn giữ được thương hiệu doanh nghiệp phải đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Thực tế có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường thương mại điện tử theo trào lưu, xu hướng và còn chưa lưu tâm tới việc xây dựng thương hiệu bền vững.
Hiện nay, người tiêu dùng biết tự bảo vệ mình hơn, đồng thời cũng biết tìm đến các cơ quan chức năng để tố giác sản phẩm, hàng hóa gian dối trên thương mại điện tử, do đó các doanh nghiệp cần tuân thủ kinh doanh đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
Cần có những giải pháp gì để phát triển thương mại điện tử bền vững, thưa ông?
Thương mại điện tử cần phát triển sang giai đoạn mới theo chiều sâu, thay vì phát triển “nóng” như thời gian qua. Muốn vậy các doanh nghiệp cần khắc phục những hạn chế như đã nêu.
Tuy khoảng cách số trong thương mại giữa các thành phố lớn và nông thôn đã dần cải thiện, song cần nỗ lực nhiều hơn cả từ phía bộ, ngành, địa phương. VECOM đã phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao khả năng tham gia thị trường thương mại điện tử của các doanh nghiệp, người bán hàng tại các địa phương.
Công tác đào tạo nhân lực cho thương mại điện tử là việc hết sức quan trọng đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ sở giáo dục, cung ứng nguồn lao động chất lượng cao để phát triển thương mại điện tử lên tầm cao mới.
Giai đoạn từ nay đến năm 2025, VECOM tiếp tục tư vấn, hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất chính sách và pháp luật hướng tới phát triển bền vững kinh tế số nói chung và thương mại điện tử nói riêng, đồng thời, tuyên truyền, vận động cộng đồng kinh doanh trực tuyến tích cực triển khai các hoạt động cụ thể.
Trân trọng cảm ơn ông !
Theo Lam Giang (Báo Hànộimới)
" alt=""/>Làm gì để phát triển thương mại điện tử theo chiều sâu?Thậm chí có ý kiến cho rằng, thơ như thế này không nên và không xứng đáng được đưa vào sách giáo khoa để dạy học sinh.
“Có thực sự cần thiết sử dụng những từ đó không, khi chúng ta hoàn toàn có những từ khác thay thế song vẫn rất phù hợp trong thi cảnh này”, một ý kiến đưa ra.
Tuy nhiên, số khác thì cho rằng có thể bài thơ có một số từ ngữ ít gặp, ít quen thuộc song không đáng bị chỉ trích về nội dung, chất lượng. Một số người cho rằng có thể cảm nhận được cái hay, đẹp và ý nghĩa của bài thơ này.
Chia sẻ với VietNamNet, hiệu trưởng một trường THCS ở Hà Nội nêu quan điểm: “Đứng ở góc độ một người đọc, tìm hiểu về bài thơ ‘Tiếng hạt nảy mầm’ sẽ thấy rằng tác giả kể về một lớp học khiếm thính, với âm thanh mà các em có thể ‘nghe’ chỉ qua các ký hiệu từ bàn tay của cô giáo. Khi biết điều này, mỗi câu từ tôi đều thấy rất đẹp, đầy nhân văn. Chưa kể bài thơ được tác giả sáng tác năm 1974 và những câu từ xuất hiện trong đó chắc hẳn đã có từ cách đây rất lâu, tìm hiểu chúng ta sẽ rõ hơn”.
GS.TS Lê Phương Nga (giảng viên cao cấp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” là một bài thơ hay, thậm chí rất “thơ” và hoàn toàn vừa sức, phù hợp để dạy cho học sinh lớp 5.
Bà Nga cho hay, vì lý do cá nhân, bản thân bà tiếp cận bài thơ này trước khi sách giáo khoa được công bố. “Tôi ‘như bắt được vàng’ vì gặp được một văn bản thơ với đặc trưng tiêu biểu của hình thức/nghệ thuật thơ. Có những từ được “lạ hóa” chỉ dùng trong thơ văn, có cách nói hàm ẩn và biểu đạt ý bằng hình ảnh là cách nói đặc trưng của thơ văn".
GS Nga cho rằng, cảm thụ văn học, nói chính xác hơn tiếp nhận văn học, là quá trình nhận thức cái đẹp được chứa đựng trong thế giới ngôn từ. Nói một cách đơn giản, cảm thụ văn học là quá trình tiếp nhận, hiểu, cảm được văn chương, tính hình tượng của văn chương, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, đặc trưng phản ánh nghệ thuật của văn chương. Kĩ năng cảm thụ văn học của học sinh được hình thành chủ yếu trong giờ tập đọc. Các bài tập cảm thụ văn học yêu cầu học sinh phát hiện ra tín hiệu văn chương, giải mã các tín hiệu văn chương, đánh giá các giá trị của các tín hiệu này trong việc biểu đạt nội dung.
Để rèn kĩ năng cảm thụ văn học, kĩ năng đọc hiểu văn bản văn chương cho học sinh tiểu học, trước hết cần có vật liệu mẫu - đó là những câu thơ, bài thơ, đoạn văn, bài văn đích thực.
"Để hiểu ngôn ngữ thơ, nhiều khi không thể cứng nhắc theo kiểu 'mở từ điển ra tra'. Về mặt ngữ nghĩa, từ trong văn bản văn chương có biên độ nghĩa được mở rộng tối đa, tạo ra những nghĩa văn cảnh, nghĩa bóng rất đa dạng. Các nhà văn đã vận dụng các nét nghĩa khác nhau và đã sử dụng từ rất đắc địa. Vì muốn gây ấn tượng, các nhà văn, nhà thơ thường 'chệch' ra khỏi chuẩn mực thông thường của ngôn ngữ toàn dân, sáng tạo ra bao từ mới chẳng hề có trong từ điển. Tất nhiên, sự sáng tạo này đảm bảo không 'xa lắc lơ' đến nỗi người đọc chẳng ai hiểu nổi”, bà Nga nói.
Từ góc độ sư phạm, trước nhiều ý kiến băn khoăn việc dạy bài thơ này có phù hợp với học sinh lớp 5 không, bà Nga cho hay, với kinh nghiệm nhiều chục năm từng dạy học sinh tiểu học và sinh viên sư phạm khoa giáo dục tiểu học, theo bà, bài thơ “vừa sức” để dạy và học.
Nữ giáo sư chia sẻ: “Để xác định có bài thơ vừa sức với giảng viên dạy phương pháp dạy học tiếng Việt của trường sư phạm hay không, tôi đã kiểm chứng bằng việc tự ra đề bài tập đọc hiểu, hồi đáp bài thơ và viết đáp án mong đợi - các đáp án này phải dựa trên kết quả thử nghiệm bài làm của học sinh tiểu học. Đồng thời tôi cũng gửi yêu cầu đến các bạn giảng viên dạy Tiếng Việt tiểu học ở các trường đại học và thấy họ viết rất nhiều đáp án chi tiết”.
Với giáo viên tiểu học, khi dạy chuyên đề về “Phát triển năng lực tiếp nhận văn bản cho học sinh tiểu học”, bà Nga cho học viên các lớp cao học cũng là giáo viên tiểu học lựa chọn các văn bản yêu thích và nhận thấy nhiều người đã chọn bài thơ “Tiếng hạt nảy mầm” đồng thời viết được những đoạn khá hay làm đáp án mong đợi. Điều đó chứng tỏ bài thơ tạo hứng thú cho nhiều giáo viên tiểu học. Đặc biệt có học viên say sưa viết tận 4 bài khác nhau bình bài thơ.
GS Nga cũng từng cho một số học sinh tiểu học làm thử những bài tập đọc hiểu bài thơ này. “Những học sinh được chọn thử khi đó đang học lớp 4, lớp 5, học tiếng Việt chỉ thuộc ‘hạng xoàng’ và thấy các em cũng làm được”, GS Nga nói.
GS Lê Phương Nga cho rằng, vì lẽ đó, bài thơ này hoàn toàn xứng đáng trở thành ngữ liệu dùng trong sách giáo khoa.