Cầm trong tay khoảng 300 triệu,ạtxeôtômớigiáchỉtriệutạiViệmu liv khách hàng Việt vẫn có thể mua được một số mẫu xe mới thuộc phân khúc xe cỡ nhỏ hạng A.
Top 10 xe bán tải đáng mua nhất năm 2016
Cầm trong tay khoảng 300 triệu,ạtxeôtômớigiáchỉtriệutạiViệmu liv khách hàng Việt vẫn có thể mua được một số mẫu xe mới thuộc phân khúc xe cỡ nhỏ hạng A.
Top 10 xe bán tải đáng mua nhất năm 2016
Đặng Quang Thắng và Nguyễn Đức Hiệp liên tiếp nhận tin vui khi trúng tuyển vào các trường chuyên nổi tiếng ở Hà Nội như: Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ và lớp chuyên của Trường THPT Chu Văn An.
Quang Thắng giành được kết quả ấn tượng khi trở thành thủ khoa lớp chuyên Toán của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm; Á khoa chuyên Vật lý và Top 10 chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên; trúng tuyển hệ có học bổng chuyên Tiếng Anh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ; Chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Chuyên Vật lý của Trường THPT Chu Văn An.
Ở kỳ thi lớp 10 toàn thành phố Hà Nội, Quang Thắng đạt được tổng điểm 46,25 với Văn 8,5; Toán 9,75 và Tiếng Anh 9,75 điểm. Trước đó, điểm trung bình chung tất cả các môn học năm lớp 9 của Thắng là 9,7.
![]() |
Đặng Quang Thắng, học sinh lớp 9A2, Trường THCS Cầu Giấy. |
Còn Nguyễn Đức Hiệp cũng khiến nhiều người ngưỡng mộ khi trở thành thủ khoa chuyên Tin và Top 4 thí sinh có điểm trúng tuyển cao nhất hệ chuyên Vật Lý của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên; Á khoa chuyên Toán của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm; Chuyên Anh – Pháp của Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ; chuyên Toán và chuyên Vật lý của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam.
Ở kỳ tuyển sinh lớp 10 toàn thành phố, Đức Hiệp đạt được tổng điểm 47 với Toán 9,5; Văn 9 và Tiếng Anh 10 điểm.
Cả 4 năm học THCS, Hiệp đều đạt điểm trung bình chung tất cả các môn từ 9,6 trở lên. Riêng năm lớp 9 là 9,7.
Nguyễn Đức Hiệp, học sinh lớp 9A6 Trường THCS Cầu Giấy cùng cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thu Hương. |
"Địa chỉ đỏ" của bạn bè
Hiệp cho hay khá bất ngờ vì chỉ dồn sức cho một số hệ chuyên và thi thêm các chuyên khác để tăng thêm cơ hội nhưng rồi cuối cùng trúng tuyển tất cả.
Nói về bí quyết học tập, Hiệp cho hay em thường chia ra rõ ràng từng giai đoạn cần phải học và bổ sung những kiến thức gì để tập trung cao độ và phủ hết kiến thức. “Em cũng hay tranh thủ làm hết những bài tập ở trên lớp để khi về nhà có những khoảng thời gian đầu tư học những kiến thức chuyên sâu”.
Đồng hành cùng Hiệp trải qua 4 năm học, cô Nguyễn Thu Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A6, như vỡ òa trong hạnh phúc vì những nỗ lực và cả sự lo lắng của học trò cuối cùng cũng đã được đền đáp xứng đáng. “Thật vui những điều mà cô và trò tâm sự và đặt quyết tâm giờ đây đã trở thành hiện thực”, cô Hương xúc động.
Cô Hương nhận xét, Hiệp là một học sinh xuất sắc và đa tài.
“Hiệp có tinh thần tự học rất cao. Hiệp có thể học hàng ngày, hàng giờ, kể cả sang cả giờ ra chơi, thậm chí là giờ ngủ trưa. Khi các bạn đang ngủ, Hiệp xin các thầy cô ngồi trên bàn giáo viên để học bài. Mặc dù thấy xót, tôi cũng bảo em nghỉ ngơi nhưng sự quyết tâm của Hiệp là quá lớn”, cô Hương nói.
Sống tình cảm và cũng nhạy cảm, Hiệp là "địa chỉ đỏ" của các bạn mỗi khi băn khoăn, cần bất cứ thông tin gì về học hành. “Mặc dù bằng tuổi nhưng các bạn hay gọi Hiệp bằng anh bởi vì nể phục sức học và em hay giảng bài cho các bạn”.
![]() |
Quang Thắng (áo đen) bên những người bạn của mình |
Chàng trai đam mê hình học
Còn Quang Thắng cũng bày tỏ sự phấn khởi với kết quả này.
Chị Trần Thị Châu, mẹ của Quang Thắng cho hay dù vui nhưng không quá bất ngờ.
“Ngay sau khi thi về, con cũng đã tự chấm điểm và khá tự tin. Gia đình chỉ bất ngờ vì con đạt được vị trí thủ khoa, á khoa và nằm trong top điểm cao của các hệ chuyên”, chị Châu chia sẻ.
Nói về cậu con trai, chị Châu kể con say mê với hình học. “Nhiều hôm con cứ ngồi nhìn hình rồi xoay ngang, xoay dọc đến 1-2 giờ sáng để tìm lời giải cho bài toán. Có hôm, trong lúc ăn cơm, con cầm đũa vạch vạch lên bàn rồi bỗng thốt lên: “Ra rồi!”. Nhiều hôm ăn cơm nhưng con vẫn để tâm đến một bài toán nào đó”, chị Châu kể.
Điểm mà chị Châu ưng ý nhất ở cậu con trai là ý thức nghiêm túc trong việc học, không coi thường bất cứ môn học nào.
“Bài tập tất cả các môn mà thầy cô giao, con đều hoàn thành đầy đủ và chỉn chu” – đó cũng là điều mà chị Châu cho rằng là nền tảng giúp con học đều và tốt nhiều môn học.
![]() |
Đức Hiệp (hàng dưới, thứ 3 từ phải sang) cùng tập thể lớp 9A6 Trường THCS Cầu Giấy. |
Lựa chọn cho tương lai
Dù thủ khoa chuyên Toán của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm; Á khoa chuyên Vật lý Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, nhưng sáng nay, Quang Thắng đã quyết định nhập học hệ chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên.
“Đây là môn học em đam mê. Em nghĩ chọn Toán nhưng không có nghĩa mình sẽ chỉ được học Toán mà nếu mình thích vẫn có thể học tốt các môn khác nữa”, Thắng nói.
Còn Đức Hiệp, dù thủ khoa chuyên Tin của THPT Khoa học tự nhiên, á khoa chuyên Toán của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm nhưng em quyết định sẽ theo học chuyên Vật lý của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam vì mơ ước vào ngôi trường này từ nhỏ.
“Em đã chọn Vật lý thay vì Toán vì muốn có một sự thay đổi để xem khả năng của mình đến đâu. Môn Toán theo khá lâu, em cảm giác khả năng “bật” có thể không nhiều, nên em muốn thay đổi để thêm thử thách và trải nghiệm cho bản thân”, Hiệp chia sẻ.
“Nhà trường rất vui và tự hào khi cả 2 học sinh Đức Hiệp và Quang Thắng không chỉ đỗ 6 lớp chuyên mà còn trở thành thủ khoa, á khoa của các trường chuyên. Những đêm không ngủ của các giáo viên để ngóng chờ kết quả cùng các con đã được đền đáp và vỡ oà trước thành công của các con” - bà Lê Kim Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Giấy. |
Thanh Hùng
Lớp 9E Trường THCS Tân Định (Q. Hoàng Mai) có 2 nam sinh cùng đạt được tổng điểm xét tuyển vào lớp 10 năm 2020 là 48/50 điểm (Toán, Ngữ văn nhân đôi). Cả 2 đều có điểm Toán, Tiếng Anh, Văn lần lượt là 10, 10, 9.
" alt=""/>Trường học có 2 nam sinh đỗ 6 lớp chuyên ở Hà NộiNhiều show quá, cả hai chạy từ tỉnh này sang tỉnh khác, không có trợ lý, lắm khi đơn vị tổ chức điện thoại giục, họ chỉ biết lái xe thật nhanh tới điểm diễn. Đến nơi, lao lên sân khấu diễn hăng say, kết thúc cả hai ngồi xuống chẳng ai bảo ai, đều thốt lên “mình còn sống à?”.
Diễn hài với Xuân Bắc, Phương Nga toàn vào vai người vợ đỏng đảnh, khó ưa, có lúc còn nghiện ma tuý. Khán giả đôi khi nhầm tưởng Phương Nga là vợ Xuân Bắc.
Nhớ nhất hình ảnh Phương Nga với vai diễn con nghiện trên sân khấu Gala cười 2003. Chị vào vai người yêu của Xuân Bắc. Điệu cười “hềnh hệch” của nhân vật đã làm nên thương hiệu của NSƯT Phương Nga - Nga Cong.
Phương Nga là người yêu sân khấu cháy bỏng. Dù từng tham gia vài phim như Cuốn sổ ghi đời, Ngã ba thời gian, Nguyên quán, Bảy ngày làm vợ, Giai điệu phố… xong sân khấu mới là thánh đường để chị thoả sức tung tẩy. Ở đó, với mỗi nhân vật, qua từng đêm diễn, chị rèn luyện cho mình thêm nhiều kỹ năng khác nhau và hơn hết được “chạm” cảm xúc cùng khán giả.
Gần 30 năm gắn bó với sân khấu kịch, coi nó là “năng lượng để tồn tại” song cũng có thời điểm Phương Nga muốn dừng lại bởi “hình như không có duyên với nghề”.
Từng bỏ diễn, NSƯT Bùi Phương Nga nộp hồ sơ xin làm việc tại một công ty. Khi được tuyển dụng, trước ngày đi làm, cả đêm Phương Nga không ngủ. Cứ nghĩ tới cảnh không được đứng trên sân khấu, khóc cười với vô số phận đời là nước mắt chị trào ra. NSƯT Bùi Phương Nga quyết định xé hồ sơ rồi nhất tâm gắn cuộc đời mình với sân khấu dù có khó khăn vất vả tới nhường nào.
Chạnh lòng vì bản thân “vô danh” thì ít, chị thương chồng nhiều hơn. Bởi lúc ra đường khán giả chỉ trỏ, nhìn chị quen quen, nghĩ bán hàng ở đâu hay làm ngân hàng… chứ không nhận ra đó là diễn viên. Chị buồn nhất là khi chồng kể về mình, nhiều người lắc đầu không biết. Lúc đó, Phương Nga bảo "thương chồng lắm".
Phương Nga không nổi tiếng với khán giả truyền hình nhưng người yêu sân khấu, nếu từng xem Nàng Mê-Đê giết con, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Điều còn lại… mới thấy tài năng diễn xuất của chị. Vào vai bi ngọt tới nỗi chị khóc trên sân khấu, khán giả ở dưới cũng sụt sùi theo hoặc lúc diễn nhân vật cá tính, người xem chỉ muốn lao lên sân khấu đấm.
Bình thản đón nhận cái chết
Phương Nga luôn tự hào vì ít nghệ sĩ nào được gia đình ủng hộ như mình. Thậm chí, nhiều đồng nghiệp tại nhà hát còn “ghen tị” khi mỗi lần chị diễn, bố mẹ cùng chồng và các con đều có mặt cổ vũ. Với NSƯT Bùi Phương Nga, làm nghệ sĩ, cứ được diễn trên sân khấu là vui, còn nổi tiếng hay không lại ở duyên và may mắn của mỗi người.
Vì thế, Phương Nga làm nghề một cách nhẹ nhàng, sống một cuộc đời không bon chen. Khi biết tin mình bị ung thư, chị đón nhận bình thản, sống chung với bệnh trọng bằng nghị lực rất lớn và đầy lạc quan.
Hơn 3 năm qua, Phương Nga vẫn đến nhà hát, tham gia vào nhiều vở kịch với vai trò diễn viên lẫn trợ lý đạo diễn.
Có lần vừa xạ trị tại bệnh viện, chị tới thẳng nhà hát để vào vai bà Muộn - người mẹ vĩ đại của những đứa con gặp nhiều đau khổ giằng xé bởi chiến tranh và hậu chiến trong vở Điều còn lại(đạo diễn, NSƯT Kiều Minh Hiếu) - với một mái tóc giả.
Đồng nghiệp vô cùng cảm phục tình yêu nghệ thuật của Phương Nga - người luôn làm bừng sáng các buổi tập bởi niềm đam mê, tài năng, tính hài hước, nụ cười toả nắng. Chị như con tằm rút ruột nhả tơ, và luôn tâm niệm nếu có ra đi, sân khấu sẽ là nơi đón mình về.
Bóng rốilà vở diễn cuối cùng chị tham gia với vai trò trợ lý đạo diễn cho NSND Tạ Tuấn Minh. Xuất hiện trên sân khấu hướng dẫn diễn viên, chị phải đội tóc giả.
Nói như Vũ Hoàng Hoa - tác giả kịch bản Bóng rối: “Phương Nga yêu sân khấu cháy bỏng. Nhiều hôm nhìn cô ấy hát, múa, tập cùng các bạn, tôi tự nhủ nhất định phải viết một cái gì cho Nga đóng vai chính, có khi một mình cô ấy đóng luôn tất cả các vai trong một vở”.
"Ông Trời thật bất công. Em còn trẻ quá, đẹp quá Nga ơi!", nhà biên kịch Lê Chí Trung thốt lên, khi biết tin NSƯT Bùi Phương Nga mới qua đời ở tuổi 47.
Trích đoạn "Con nghiện" NSƯT Phương Nga diễn cùng NSND Xuân Bắc:
Vậy giải pháp công nghệ nào để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp của Vùng trước bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư?
Viện Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao Đồng bằng sông Cửu Long giới thiệu các giống lúa thích nghi với điều kiện canh tác lúa vùng nhiễm mặn).
Diễn đàn công nghệ thông minh phục vụ sản xuất nông nghiệp và thủy sản diễn ra chiều 25/5 tại thành phố Cần Thơ do Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ phối hợp với Hiệp hội thông tin công nghiệp châu Á, Trường đại học Cửu Long và Sở Khoa học và Công nghệ TP.Cần Thơ tổ chức đã đưa đến một cái nhìn tổng quát về thực trạng, xu hướng, các mặt thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng các công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Đây cũng là dịp chia sẻ kinh nghiệm từ doanh nghiệp và các tổ chức đến từ Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghệ này.
Hai phiên thảo luận đã diễn ra đồng thời tại Diễn đàn: Phiên 1 với chủ đề công nghệ thông minh phục vụ trồng trọt và chăn nuôi và Phiên 2 với chủ đề công nghệ thông minh phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Buộc phải ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Phát biểu tại Phiên thảo luận, Thứ trưởng Trần Văn Tùng đã nêu lên những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo vùng nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp đặc biệt là phát triển trồng cây ăn trái, trồng lúa nước và cây lương thực.
Phiên thảo luận về công nghệ thông minh phục vụ trồng trọt và chăn nuôi
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% lượng thủy sản nuôi trồng và 36,5% lượng trái cây cả nước. Vùng cung cấp hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam và chiếm 20% thị phần gạo thương mại toàn cầu, với kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD năm 2016; kim ngạch xuất khẩu cá tra khoảng 1,7 tỷ USD năm 2016; sản lượng tôm chiếm 80% sản lượng và đóng góp 60% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước, đạt 3,15 tỷ USD năm 2016.
Mặc dù nông nghiệp là "trụ đỡ" cho sự phát triển kinh tế của vùng trong nhiều năm qua nhưng tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của vùng đã chậm lại, từ mức 7,15%/năm giai đoạn 2001-2010, xuống còn khoảng 5% vào giai đoạn 2011-2016.
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2017, hiện nay, nông nghiệp Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đang hướng tới những hạn chế của một mô hình tăng trưởng bắt nguồn từ việc tăng cường các hệ thống sản xuất, bao gồm việc sử dụng lao động, hóa chất và tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn hiệu quả và tăng thêm giá trị. Tăng trưởng nông nghiệp đang giảm dần và khả năng cạnh tranh của Việt Nam với vai trò là nhà cung cấp hàng hoá rời rạc, không có sự khác biệt đang là những dấu hiệu cảnh báo khiến ngành nông nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh về lao động, đất đai và các nguồn lực khác.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng nhấn mạnh, cùng với các diễn biến bất lợi do biến đổi khí hậu và tình trạng ô nhiễm môi trường gây ra, ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước thách thức lớn, bắt buộc Vùng phải thay đổi tư duy, cách nghĩ và cách làm, theo đó sản xuất nông nghiệp phải dựa trên việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ mới nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Phát triển nông nghiệp thời 4.0
Thuật ngữ “nông nghiệp 4.0” chỉ mới được đề cập đến tại Việt Nam trong vòng vài năm trở lại đây nhưng cũng như các ngành kinh tế khác, bản chất của nó chính là nông nghiệp thông minh hay nông nghiệp số thì đã không còn xa lạ với chúng ta. Đặc trưng cơ bản của nông nghiệp 4.0 là số hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh từ nông trại đến chế biến, marketing và tiêu dùng thông qua hệ thống kết nối internet vạn vật, kết hợp các hệ thống điều hành và tác nghiệp tập trung, tự động hóa và thông minh giữa công nghệ vật lý, công nghệ sinh học và công nghệ điều hành đảm bảo cho quá trình sản xuất - doanh diễn ra liên tục, hiệu quả và bền vững.
Phiên thảo luận về công nghệ thông minh phục vụ nuôi trồng thủy sản
Ưu điểm của nông nghiệp 4.0 là tạo ra các nông sản chất lương, năng suất cao ngay cả trong những điều kiện bất thuận; điều kiện làm việc của người lao động tốt hơn, thông qua kết nối di động, ngồi ở nhà mà nông dân vẫn có thể biết được diễn biến lô thửa cây trồng trên đồng ruộng và từng ô chuồng, từng con gia súc để ra các quyết định đúng, hiệu quả.
Vì những lợi ích trên mà nông nghiệp 4.0 đã và đang được phát triển ở nhiều nước, vùng lãnh thổ như Israel, Mỹ, Hà Lan, Đức, Isarel, Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc. Ở Isarel, Mỹ, nông nghiệp sa mạc được phát triển với những khu nông nghiệp khép kín, giá trị mỗi héc ta lên tới 120.000 - 150.000 USD/năm.
Tại Việt Nam, phát triển nông nghiệp 4.0 là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Việt Nam không thể đứng ngoài làn sóng này. Do vậy, tại Diễn đàn các diễn giả đã giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực tiễn sản xuất của một số doanh nghiệp nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản trong và ngoài nước.
Cụ thể là, xu hướng và thực tiễn ứng dụng nông nghiệp 4.0 trong trồng trọt; triển vọng của mô hình chăn nuôi 4.0 tại Việt Nam; công nghệ tiên tiến phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững; ứng dụng internet vạn vật trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản; công nghệ cải thiện môi trường nước nuôi trồng thủy sản…
Đây là những thông tin bổ ích, góp phần thay đổi tư duy, tập quán canh tác truyền thống, đưa công nghệ cao ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp để phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
TS. Lê Quý Kha, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam cho rằng, nông nghiệp Việt Nam dù muốn hay không chúng ta không nên quá kỳ vọng vào việc toàn ngành nông nghiệp phải đạt đến trình độ 4.0, mà chỉ cần có chính sách phù hợp để sự kết nối cung cầu về nông nghiệp 4.0 được gặp nhau dễ dàng, đơn giản, thông qua kiểm tra giám sát.
“Tại Việt Nam, các ngành có tiềm năng tiếp cận nông nghiệp 4.0 như: chăn nuôi bò sữa, lợn, gà, nuôi tôm, cá da trơn; sản xuất hoa và quả; sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu; sản xuất lúa gạo. Đối với chăn nuôi bò sữa, lợn, gà, nuôi tôm và cá da trơn đòi hỏi quy mô, diện tích không lớn, đang có những mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi từ sản xuất đến xuất khẩu nên dễ dàng ứng dụng công nghệ cao của nông nghiệp 4.0 như tự động hóa, sử dụng rô bốt. Trong thủy sản có thể ứng dụng hệ thống canh tác kết hợp thủy sản và rau, hoa”, TS. Lê Quý Kha cho hay.
Trước những bất cập trong việc xử lý nước nuôi trồng thủy sản như tốn nhiều chi phí, ô nhiễm môi trường,.. ông Lê Đình Cẩn, Trung tâm phát triển công nghệ và thiết bị công nghiệp Sàn Gòn (CENINTEC) đã đưa ra ba giải pháp lọc cơ học CENFILTER đối với nước đầu vào, nước trong ao nuôi, nước thải đầu ra. Phương pháp này giúp tiết kiệm diện tích, giảm chi phí sản xuất, loại bỏ chất thải rắn hiệu quả nước trong ao nuôi và nước thải đầu ra, giúp môi trường sạch hơn, ít ô nhiễm hơn.
Nói về ứng dụng công nghệ thông minh trong nông nghiệp, đại diện Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao VIFARM đã giới thiệu về hệ thống điều khiển giám sát môi trường nuôi trồng bao gồm các thiết bị cảm biến đo độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ dinh dưỡng… giúp quản lý toàn bộ hoạt động ở trang trại thông qua máy tính, điện thoại và các thiết bị di động…
Tại hai Phiên thảo luận của Diễn đàn các đại biểu tham dự đã làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề chúng ta còn băn khoăn về công nghệ thông minh, tự động hóa trong nông nghiệp. Những chia sẻ thảo luận tại diễn đàn sẽ có thêm căn cứ để tăng cường hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và mạnh dạn lựa chọn đầu tư ứng dụng, đổi mới công nghệ vào sản xuất đối với doanh nghiệp vào phát triển kinh tế tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Với những nội dung cụ thể tại Diễn đàn về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, áp dụng công nghệ thông minh trong lĩnh vực này đã giúp cho việc trao đổi, kết nối, cung cấp thông tin từ các nhà sản xuất, các doanh nghiệp với các nhà nghiên cứu và những nơi có nguồn cung công nghệ để giúp cho nông nghiệp và thủy sản thông minh hơn và đạt hiệu quả cao hơn, phát triển bền vững, đảm bảo đóng góp của KH&CN cho phát triển kinh tế xã hội tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Thu Hiền
" alt=""/>Ứng dụng công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản