Ở góc độ của đơn vị được Bộ TT&TT giao trực tiếp soạn thảo Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”, như ICTnews đã thông tin, chiều ngày 17/3, Cục An toàn thông tin đã cùng Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội làm việc với đại diện Công ty TNHH công nghệ TikTok Việt Nam.
Một nội dung được đại diện các đơn vị tập trung trao đổi, thảo luận tại buổi làm việc này là làm sao để có thể xử lý nhanh những nội dung thông tin phản cảm, độc hại với trẻ em trên nền tảng TikTok, tránh tình trạng sau khi sự việc xảy ra, cộng đồng mạng và các cơ quan truyền thông lên án, mới xử lý như trường hợp vừa xảy ra trên kênh Thơ Nguyễn.
Cục An toàn thông tin, Cục Trẻ em và TikTok Việt Nam đã thống nhất thiết lập một đường dây nóng (hotline), tạo điều kiện cho ba đơn vị thường xuyên trao đổi, cập nhật những thông tin, vụ việc xảy ra trên các kênh TikTok.
Mục tiêu của việc lập hotline hoạt động 24/7 là nhằm xử lý nhanh những nội dung tương tự như vụ đưa thông tin độc hại với trẻ em trên kênh Thơ Nguyễn có thể lặp lại hoặc sẽ phát sinh trong tương lai.
Đề nghị TikTok tăng cường đào tạo đội ngũ kiểm duyệt nội dung
Cũng từ vụ việc Thơ Nguyễn, Cục An toàn thông tin và Cục Trẻ em đề nghị TikTok tăng cường kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao để cập nhật thêm kiến thức về văn hóa, tín ngưỡng cũng như lịch sử của Việt Nam cho đội ngũ nhân viên kiểm duyệt nội dung.
“Đội ngũ này cần nhạy cảm hơn, ý thức sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, giá trị đạo đức của Việt Nam, nhất là khi họ duyệt nội dung cho đối tượng trẻ em”, đại diện Cục An toàn thông tin lưu ý.
Cục An toàn thông tin và Cục Trẻ em đánh giá TikTok trong thời gian qua đã có một số chương trình, hoạt động giúp lan tỏa những nội dung tích cực, nội dung tốt cho cộng đồng người dân Việt Nam tham gia nền tảng.
Vì thế, hai cơ quan đề nghị TikTok nghiên cứu để bổ sung thêm các nội dung tốt, phù hợp với trẻ em vào các chương trình cộng đồng, góp phần “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, tham gia hỗ trợ các em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên không gian mạng.
Là một nhà sáng tạo nội dung thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng, nhất là đối tượng trẻ em, Thơ Nguyễn hiện có 3 kênh thông tin trên mạng là: YouTuber Thơ Nguyễn với 8,7 triệu lượt người theo dõi, TikTok Thơ Nguyễn với 900.000 lượt theo dõi và Fanpage Thơ Nguyễn 400.000 lượt follow. Các cơ quan chức năng cũng khuyến khích Thơ Nguyễn cùng những nhà sáng tạo nội dung khác tới đây sẽ tiếp tục đầu tư, trau chuốt để tạo ra nhiều clip có nội dung tốt, tích cực, phù hợp với trẻ em.
Trước đó, từ đầu tháng 3/2020, Cục An toàn thông tin và Cục Trẻ em đã ký kết kế hoạch phối hợp về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng. Kế hoạch hướng tới mục tiêu tăng cường sự phối hợp chỉ đạo, triển khai có hiệu quả các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Nhiều nội dung hoạt động đã và đang được hai cơ quan phối hợp thực hiện như: khảo sát, đánh giá tác động của môi trường mạng; xây dựng, hướng dẫn về bộ tiêu chí bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng để kết nối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cùng hoạt động vì trẻ em...
M.T
Nhận định các clip có nội dung phản cảm trên kênh TikTok Thơ Nguyễn ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của trẻ em, Cục An toàn thông tin (ATTT) vừa đề nghị TikTok Việt Nam khẩn trương có biện pháp xử lý video, chủ tài khoản kênh này.
" alt=""/>Sau vụ Thơ Nguyễn, Cục ATTT, Cục Trẻ em và TikTok thiết lập hotlineHiện tại, trên ứng dụng Hue-S, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa vào vận hành nhiều dịch vụ đô thị thông minh cho người dân như: dịch vụ phản ánh hiện trường, dịch vụ thông tin cảnh báo, dịch vụ giám sát đô thị thông qua cảm biến camera; dịch vụ giám sát hồ đập, môi trường, dịch vụ giám sát tàu cá.
Thực tiễn vận hành các dịch vụ đô thị thông minh trên ứng dụng Hue-S đã và đang góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới phương thức hoạt động quản lý nhà nước, cũng như gia tăng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với hoạt động của chính quyền.
Để hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19, thời gian gần đây, bên cạnh việc cùng với các địa phương khác trong cả nước tính cực tuyên truyền, vận động người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone, tỉnh Thừa Thiên Huế đã bổ sung chức năng quản lý dịch bệnh Covid-19 bằng mã QR trên Hue-S.
Theo thống kê, với Bluezone - ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19, đến chiều ngày 18/2, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 237.393 lượt tải và cài đặt ứng dụng Bluezone, đạt tỷ lệ 21,03% dân số, xếp thứ 12 trên toàn quốc.
Với Hue-S, đến nay đã có trên 350.000 người dân trên địa bàn cài đặt và sử dụng ứng dụng, chiếm hơn 31% dân số và chiếm gần 48% người dùng smartphone của tỉnh.
Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của tỉnh
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ vừa chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn triển khai cài đặt ứng dụng Hue-S cho toàn dân.
Việc này, theo lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, là nhằm triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 một cách hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người dân; đồng thời vừa có tính lâu dài để hình thành thói quen của người dân sử dụng công nghệ, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của tỉnh.
Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan trung ương trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế quán triệt nghiêm tục các nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại cơ quan, đơn vị, địa phương, tuyệt đối không lơ là trong phòng dịch.
Thủ trưởng các cơ quan trung ương trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế cũng được yêu cầu phải thường xuyên duy trì 5K, đồng thời chỉ đạo các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị, địa phương cài đặt ứng dụng Hue-S, triển khai giải pháp quét QR (mã thông tin phản hồi). Đây là là tiêu chí bắt buộc trong đánh giá mức độ an toàn phòng dịch tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, những đơn vị liên quan huy động tối đa lực lượng đi từng ngõ, gõ từng nhà để thông báo, rà soát, hướng dẫn và cài đặt ứng dụng Hue-S cho tất cả người dân có điện thoại thông minh.
Cùng với đó, tiếp tục triển khai đặt bảng mã QR tại các cơ quan, đơn vị, địa phương và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý; chỉ đạo các công ty, doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh điện thoại di động hỗ trợ cài đặt ứng dụng Hue-S cho người mua.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có chỉ đạo cụ thể với các cơ quan, đơn vị khác trong tỉnh như: Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở TT&TT, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các doanh nghiệp… về việc triển khai cài đặt ứng dụng Hue-S cho toàn bộ người dân trong tỉnh.
Theo đó, ngoài việc triển khai cài đặt ứng dụng Hue-S cho toàn thể đoàn viên thanh niên các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn, Tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế còn có trách nhiệm chỉ đạo các cấp đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã thực hiện phong trào tình nguyện hỗ trợ các địa phương cài đặt Hue-S cho người dân có smartphone, đồng thời phát động toàn dân thừa Thiên Huế cài đặt Hue-S.
Sở TT&TT Thừa Thiên Huế có trách nhiệm kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị, địa phương, các lực lượng trong việc triển khai cài đặt Hue-S. Đồng thời, nghiên cứu giải pháp giám sát cán bộ, công chức, viên chức thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng Hue-S trên cơ sở dữ liệu quản lý số cán bộ, công chức, viên chức; cung cấp cho Sở Nội vụ số liệu để đánh giá việc thi đua, chuyển đổi số của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
M.T
Tây Ninh là một trong những địa phương mà Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
" alt=""/>Kêu gọi người dân toàn tỉnh cài HueHiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng đã có văn bản gửi Tổ công tác của Chính phủ nêu lên những vướng mắc trong việc thực hiện các dự án bất động sản trên địa bàn Thành phố và đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
Về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, HoREA cho biết, hiện các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã thực hiện các biện pháp như: Mua lại trái phiếu trước thời hạn (khoảng 147.000 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm 2022); thỏa thuận hoán đổi trái phiếu lấy nhà ở của dự án với mức chiết khấu hấp dẫn lên đến 50% giá bán cũ; đàm phán gia hạn kỳ hạn của trái phiếu…
Để giảm áp lực và tăng “niềm tin” cho thị trường trái phiếu, HoREA kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét cho phép gia hạn kỳ hạn của trái phiếu thêm 1 năm.
Ngoài ra, HoREA còn đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét nới giới hạn cấp tín dụng khoảng 1% để có thêm khoảng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm 2022. Trong đó, lĩnh vực bất động sản hấp thụ khoảng 20% nguồn vốn tín dụng.
Thanh tra 10 doanh nghiệp bất động sản ở Đồng Nai
Bộ TN&MT vừa công bố quyết định thanh tra việc chấp hành chấp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường đối với UBND tỉnh Đồng Nai và 3 địa phương cấp huyện trực thuộc là TP.Long Khánh, huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch.
Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cũng sẽ thanh tra 10 doanh nghiệp có dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. (Xem chi tiết)
Dừng chuyển nhượng hơn 2.380 thửa đất ở Khánh Hoà
UBND huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà vừa yêu cầu Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện tạm dừng thực hiện các thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với hơn 2.380 thửa đất trên địa bàn.
Quyết định này được đưa ra sau khi UBND huyện Cam Lâm có kết luận về những sai phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương. Trong đó có nhiều trường hợp hiến đất làm đường để trục lợi, phân lô bán nền trái quy định. (Xem chi tiết)