Hình ảnh iPhone 14, 14 Pro và 14 Pro Max đầu tiên PV VietNamNet
2025-04-25 23:20:17 Nguồn:NEWS Tác Giả:Nhận định View:619lượt xem
iPhone 14 và 14 Plus dùng chip A15 Bionic tương tự iPhone 13. Chip có 6 nhân CPU,ìnhảnhiPhoneProvàProMaxđầutiêc2 bao gồm 2 nhân hiệu suất cao và 4 nhân tiết kiệm năng lượng, 1 nhân neural engine.
Cụm camera trên iPhone 14 và 14 Plus bao gồm camera chính 12MP với cảm biến lớn hơn, khẩu độ f/1.5, chống rung quang học, cải thiện khả năng chụp ảnh thiếu sáng 49% so với đời trước. Phía trước là camera f/1.9 TrueDepth với chế độ lấy nét tự động lần đầu tiên trong lịch sử iPhone.
Trên tay sản phẩm iPhone 14. Ảnh: Hải Đăng.
Hình ảnh cận cảnh phần khuyết trên màn hình iPhone 14 Pro cho thấy thay đổi trong thiết kế. Phần khuyết có dạng viên nhộng nhỏ hơn tai thỏ một chút và đặc biệt nhất là có thể chuyển động. Giao diện thông báo mới trên thiết bị có tên Dynamic Island. Mỗi khi có thông báo mới, Dynamic Island sẽ mở rộng ra để hiển thị.
iPhone 14 Pro. Ảnh: Hải Đăng.
iPhone 14 Pro và 14 Pro Max dùng màn hình 6.1 inch và 6.7 inch, viền máy mỏng hơn, độ sáng tối đa 2.000 nit đối với một số video. Màn hình always-on chính thức có mặt trên iPhone nhờ vào các công nghệ như tần số quét 1Hz hay tự động làm tối nền.
iPhone 14 Pro dùng chip A16 Bionic sản xuất trên quy trình 4nm với gần 16 tỷ bóng bán dẫn, nhanh vượt trội so với chip A13 Bionic và “đối thủ gần nhất”. Con chip có 6 nhân CPU, bao gồm 2 nhân hiệu suất cao và 4 nhân tiết kiệm năng lượng, 16 nhân neural engine.
iPhone 14 Pro Max vừa ra mắt. Ảnh: Hải Đăng.
iPhone 14 Pro cũng trang bị công nghệ liên lạc vệ tinh khẩn cấp. iPhone 14 Pro giá từ 999 USD, 14 Pro Max giá từ 1.099 USD, dung lượng tối đa 1TB. Cho đặt trước từ 9/9 và lên kệ ngày 16/9.
Lương thấp, giáo viên tìm đủ nghề để trang trải cuộc sống (ảnh minh họa)
Nhớ về những ngày đầu tiên đi làm, cô Hà không nghĩ mình có thời thanh xuân ảm đạm nhường ấy. “Dạy học thì không lương, phải đi thuê trọ. Bố mẹ đã nuôi suốt 3 năm học cao đẳng, rồi lại nuôi tiếp thêm 2 năm nữa. Mà nhà thì đâu có khá giả gì, dưới tôi lúc ấy vẫn còn hai em đang đi học. Vì thế cứ cuối tuần tôi lại đạp xe 30km về tranh thủ làm ruộng cùng với mẹ. Rồi lại xin mẹ mớ rau, ít gạo, lạc, bìa đậu. Ròng rã 2 năm trời, bữa ăn triền miên rau và đậu phụ”, cô Hà nhớ lại.
Dù sau này cô được vào biên chế nhưng mức lương của một giáo viên phải đi thuê nhà cũng chỉ tằn tiện nuôi đủ bản thân và phụ giúp một phần bố mẹ nuôi hai em ăn học. 10 năm sau ra trường, cô mới dám lập gia đình. Chồng cô là giáo viên dạy thể dục cùng trường.
“Vừa cưới về, bố mẹ chồng đã “hồi môn” cho sổ nợ vay ngân hàng. Chúng tôi đành phải dành lương của một người để trả hàng tháng. Hai vợ chồng cùng bố mẹ chồng chỉ tiêu trong đúng 500.000 đồng mỗi tháng.
Không có ruộng vườn, cũng không dạy thêm được, chồng tôi đành đi câu cá. Ngày nào cũng như ngày nào, ngoài giờ lên lớp anh ấy lại lặn lội ao chuôm bất kể mưa nắng. Khi được con cá, lúc mớ tép riu. Thôi thì cũng là để cải thiện bữa ăn hàng ngày”, cô Hà chia sẻ.
Làm mãi một việc cũng nhàm, ăn mãi một thứ cũng đến lúc ngán. Bữa cơm nhà cô Hà suốt ngày chỉ độc món cá. Hết cá luộc đến cá hấp, hết rán rồi đến kho. Bữa ăn toàn cá, triền miên tháng này qua tháng khác. "Đến khi tôi nghén đứa đầu tiên thì thật kinh khủng. Cứ nhìn thấy anh ấy về đến nhà là nôn. Khắp người anh ấy mùi tanh xộc lên. Kinh khủng! Nhưng không ăn cá… biết ăn gì? Đành bịt mũi mà ăn. Nôn xong lại ăn tiếp” - cô Hà kể.
Việc kiếm thêm của chồng cô Hà vẫn được duy trì cho mãi đến tận bây giờ, ngay cả khi cô đã có hai con.
Cô giáo môn Văn tâm sự: "Cuộc sống của chúng tôi giờ cũng đỡ vất vả hơn. 5 năm nay cả hai vợ chồng chuyển ra trường gần trung tâm thị xã, tôi dạy môn Văn nên cũng được tham gia bồi dưỡng học sinh tại trường. Mỗi tháng được thêm hơn triệu, bữa ăn của các con không chỉ toàn cá như hồi đầu nữa.
Tuy nhiên anh ấy vẫn duy trì việc làm thêm ấy. Không lên lớp ngày nào là đi câu. Hai đứa con cũng sợ ăn cá giống tôi. Bữa nào được ăn thịt, chúng nó vui ra mặt. Biết thế nhưng vẫn phải động viện các con…ăn cá cho thông minh. Thực ra là vì đó vẫn là nguồn thức ăn chính cho cả gia đình. Cũng tiết kiệm được kha khá tiền chợ mỗi ngày đấy”.
Câu chuyện của chúng tôi ngắt quãng khi chồng cô Hà vừa từ trường trở về. Anh bảo “Nghề chọn mình rồi. Mong thì ai cũng mong sống được bằng lương. Nhưng chính sách thế rồi, đành chấp nhận. Mình chẳng so lên được thì thôi đành so với công nhân. Suy cho cùng thì mình vẫn còn sướng hơn họ là không bị sa thải khi đã ở tuổi xế chiều”.
N. Huyền
Sẽ không có bảng lương riêng hay phụ cấp cao nhất cho nghề giáo
- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu quan điểm, không nên quy định bảng lương riêng cho nhà giáo.
" alt=""/>Lương giáo viên thấp, thầy giáo phải đi câu cá… cải thiện bữa ăn!