- Ngày thứ 11 của kỳ chuyển nhượng mùa Hè 2017 bóng đá quốc tế với tâm điểm là việc tiền vệ James Rodriguez bất ngờ gia nhập Bayern Munich. Vietnamnet cập nhật danh sách chuyển nhượng hôm nay (12/7).
- Ngày thứ 11 của kỳ chuyển nhượng mùa Hè 2017 bóng đá quốc tế với tâm điểm là việc tiền vệ James Rodriguez bất ngờ gia nhập Bayern Munich. Vietnamnet cập nhật danh sách chuyển nhượng hôm nay (12/7).
Tại Nam Định, chuyển đổi số trong nông nghiệp góp phần quan trọng thay đổi phương thức quản lý, sản xuất, giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, truy xuất nhanh nguồn gốc sản phẩm...
Vì vậy, nông nghiệp là một trong 5 lĩnh vực được ưu tiên trong lộ trình chuyển đổi số của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm tạo bước đột phá trong quản lý, sản xuất và tiếp cận thị trường.
Trong phát triển sản xuất nông sản, ngành nông nghiệp quan tâm thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; tham mưu UBND tỉnh ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cấp chứng chỉ quản lý chất lượng và các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định cũng xây dựng và phát triển được gần 40 chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, 35 cơ sở đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền; trên 400 sản phẩm có đăng ký mã số, mã vạch; nhiều sản phẩm của tỉnh được đăng tải, bán trên các sàn thương mại điện tử như Postmart.vn và Voso.vn.
Trên 100 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã xây dựng phần mềm định danh điện tử; 33 cơ sở thiết lập nhật ký điện tử; hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh ứng dụng tem điện tử thông minh (QR code) phục vụ việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm và chống gian lận thương mại cho các sản phẩm nông sản của địa phương. Hàng trăm trang trại, gia trại đã sử dụng phầm mềm nhật ký điện tử để giám sát quá trình sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Ước đến hết năm 2022, có tổng số 20 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao. Trong đó 8 hợp tác xã áp dụng công nghệ trong canh tác; 6 hợp tác xã nuôi trồng, bảo quản; 3 hợp tác xã công nghệ tự động hóa; 3 hợp tác xã công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp.
Nhiều năm qua, tỉnh Nam Định cũng tích cực triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 329 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đạt hạng 3 – 4 sao; trong đó có 1 số sản phẩm OCOP đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường quốc tế, kể cả thị trường khó tính…
Bên cạnh phát triển số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP, một trong những nội dung và nhiệm vụ quan trọng được Nam Định chú trọng thực hiện là tăng cường chuyển đổi số nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP.
Để gắn kết sản phẩm OCOP của tỉnh với thị trường, từ năm 2019 đến nay, tỉnh Nam Định đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ thể có sản phẩm OCOP tham gia nhiều hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, chương trình kết nối cung cầu ở cả Trung ương và địa phương… Tổ chức Tuần lễ giới thiệu sản phẩm OCOP tại Trung tâm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp sạch của tỉnh.
Giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng phát, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định đã tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản và OCOP thông qua các hội nghị, gian hàng trưng bày trực tuyến và hỗ trợ đăng tải thông tin sản phẩm OCOP trên một số website như: ocopnamdinh.vn; ocopvietnam.gov.vn.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đã hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm OCOP tạo và hướng dẫn sử dụng các gian hàng để bán sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử như Postmart.vn, Voso.vn, Shopee… Đến nay đã có trên 150 sản phẩm OCOP của tỉnh được đăng tải, bán trên các sàn thương mại điện tử.
Ngoài ra, năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Công ty TNHH Tư vấn và phát triển dịch vụ công nghệ Lâm Hải tổ chức Ngày hội livestream với chủ đề "Tăng cường chuyển đổi số trong truyền thông về Chương trình OCOP".
Chương trình diễn ra dưới hình thức livestream trực tuyến trên Fanpage "Sản phẩm OCOP Nam Định" với sự tham gia của trên 25 sản phẩm đến từ các xã, huyện trên địa bàn tỉnh và đã thu hút đông đảo người xem, người tương tác.
Đại diện các chủ thể đã mang đến chương trình những sản phẩm OCOP tiêu biểu của địa phương với mục đích thông qua livestream trực tuyến, các sản phẩm nông sản tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Nam Định sẽ đến gần hơn với đông đảo người dân cả nước, từng bước tạo nên tảng vững chắc để sản phẩm OCOP của địa phương có mặt tại các thị trường trong cả nước.
Đặc biệt thời gian qua, thực hiện công tác chuyển đổi số theo chủ trương của tỉnh, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã triển khai tuyên truyền chuyển đổi số trong nông nghiệp. Kết quả đến nay có 200 sản phẩm của 50 hộ nông dân được đưa lên sàn thương mại điện tử.
Ông Tô Văn Hiệp, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Nam Định thông tin: “Chuyển đổi số là một xu thế hiện nay; với lĩnh vực nông nghiệp và người nông dân thì đây cũng là vấn đề mới.
Trước mắt, chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền; thứ hai là hỗ trợ nông dân trực tiếp, cầm tay chỉ việc đưa sản phẩm lên các trang thương mại, cũng như hướng dẫn, khuyến khích nông dân thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt, quảng bá tuyên truyền trên các kênh, trên các trang mạng xã hội, giúp nông dân tiêu thụ nông sản tốt hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể cho họ”.
Triển khai chính sách gắn với tuyên truyền
Bên cạnh những thuận lợi, công cuộc chuyển đổi số ngành nông nghiệp của tỉnh Nam Định cũng gặp không ít khó khăn, thách thức.
Cụ thể: Nguồn nhân lực có kỹ năng về sử dụng, vận hành thiết bị tự động, thiết bị số còn thiếu và yếu. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị phục vụ công tác chuyển đổi số còn hạn chế, số hóa dữ liệu còn khó khăn. Trình độ công nghệ công nghiệp phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp như cơ khí, chế biến sâu… chưa tương xứng với công nghệ số.
Thời gian tới, để đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Nam Định tiếp tục triển khai nhiều giải pháp quan trọng. Đó là tuyên truyền bằng nhiều hình thức giúp người nông dân nâng cao nhận thức, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi phương thức sản xuất, tiếp cận thị trường nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị nông sản.
Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số vào sản xuất với nhiều chính sách ưu đãi.
Xây dựng, triển khai nhiều chính sách thúc đẩy chuyển đổi số có tính thực tiễn cao nhằm huy động nguồn lực để phát triển đồng bộ, toàn diện nông nghiệp thông minh.
Như vậy, để chuyển đổi số thực sự phát huy thế mạnh cần có sự kết hợp đồng bộ giữa việc triển khai các cơ chế, chính sách gắn với đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cũng như đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số cho cấp ủy, chính quyền, cán bộ và cộng đồng dân cư. Đồng thời đẩy mạnh xây dựng chính quyền số, kinh tế số trong phát triển kinh tế nông thôn.
Theo ông Tô Văn Hiệp, công tác sử dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại các địa bàn nông thôn của tỉnh Nam Định được Hội Nông dân tỉnh triển khai mạnh mẽ.
Hội thường xuyên tuyên truyền nông dân tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ, chế biến, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp như lĩnh vực gieo cấy lúa; tham mưu cho tỉnh cũng như các ngành chức năng hỗ trợ nông dân về máy cấy lúa… giúp giảm chi phí, sức lao động.
Tuyên truyền nông dân về khâu chăm sóc, bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh…. qua việc sử dụng công nghệ máy bay không người lái, điều khiển từ xa, góp phần chuyển đổi nhận thức cũng như sản xuất an toàn cho người dân nông thôn.
Quỳnh Nga
" alt=""/>Chuyển đổi số tạo bước đột phá trong ngành nông nghiệp Nam ĐịnhThiếu ngủ trầm trọng
Đây kết quả đề tài nghiên cứu khoa học Vấn đề thiếu ngủ của học sinh THPT ở TP.HCMcủa hai học sinh Trần Thùy Trang và Phạm Thị Khánh Vy, Trường THPT Gia Định (TP.HCM). Đề tài được trưng bày tại vòng chung kết cấp thành phố cuộc thi Nghiên cứu Khoa học dành cho học sinh trung học năm 2017-2018 do Sở GD-ĐT TPHCM tổ chức sáng ngày 4/1.
Nhận thấy giấc ngủ của học sinh đang bị “đánh cắp”trầm trọng bởi việc học, thi cử, công nghệ thông minh, nhiều bạn cùng trường ngủ gật, mắt không thể mở ngay tiết đầu tiên trên lớp..., bản thân Trang và Vy cũng có thời gian mắc chứng thiếu ngủ, đi học trong tình trạng uể oải nên hai em đã nghiên cứu đề tài này.
![]() |
Trần Thùy Trang và Phạm Thị Khánh Vy đang trình bày đề tài của mình |
Khi khảo sát 7.363 bạn học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố, Trang và Vy đã thu được nhiều kết quả đáng báo động về giấc ngủ của học sinh.
Cụ thể, cứ 5 học sinh thì có đến 4 em gặp khó khăn trong việc tập trung trên lớp do ảnh hưởng trực tiếp từ giấc ngủ. Có hơn một nửa học sinh được khảo sát đi ngủ sau 23h, trong đó 39,8% đi ngủ vào lúc 23h đến 0h, 20,7% học sinh đi ngủ sau 0h sáng. Số học sinh đi ngủ trước 22h chỉ chiếm 8,6%. Cũng theo nghiên cứu này, có 81,8% học sinh ngủ dưới 7 tiếng mỗi ngày, và có đến 13,7% học sinh ngủ dưới 5 tiếng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra dù đi ngủ muộn nhưng học sinh phải thức dậy sớm để đi học. Có 59% học sinh phải thức dậy từ lúc 5h30 đến 6h, 31,3% học sinh thức dậy sớm hơn, trong khoảng thời gian từ 5h đến 5h50. Có 9,1% học sinh thức dậy trước 5h và chỉ có 0,6% học sinh thức dậy sau 6h sáng. Có tới 44,1% không được ngủ trưa.
Có 92,5% học sinh biết rằng nhu cầu giấc ngủ của cơ thể là từ 7-9 giờ đồng hồ mỗi ngày. Tuy nhiên số học sinh đạt được điều này vô cùng ít.
Nếu không phải đi học, sẽ có 84,8% học sinh được ngủ từ 7 tiếng trở lên, cao gấp 18,1% so với ngày phải đi học. Do vậy, chỉ vào ngày nghỉ, học sinh mới được tăng đáng kể thời gian ngủ.
Nguyên nhân do đâu?
Theo Trang và Vy, có nhiều lý do khiến học sinh bị thiếu ngủ, nhưng nguyên nhân lớn nhất là áp lực học tập.
Trong đó, áp lực bởi chuyện kiểm tra và thi cử là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến tình trạng thiếu ngủ của học sinh phổ thông. Cụ thể, thiếu ngủ do chuẩn bị cho kỳ thi chiếm 90%, do có bài kiểm tra vào ngày hôm sau là hơn 89% và do làm bài tập và học bài là 86,8%...
![]() |
Học sinh ngủ gục trên đường tới trường |
Học sinh phải dành thời gian làm bài tập, học bài ở nhà quá nhiều, mất thời gian chuẩn bị cho các kỳ thi. Ngoài ra, những căng thẳng từ cuộc sống, học hành cũng tác động không nhỏ đến giấc ngủ học sinh.
Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khác cũng nghiêm trọng không kém là ảnh hưởng từ mạng xã hội.
"Có 5.000 học sinh được hỏi cho rằng việc lên mạng sử dụng Facebook, Instagram, Youtube... đã làm giảm thời gian dành cho việc ngủ. Như vậy, việc lạm dụng các mạng xã hội đã và đang phổ biến, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ học sinh nếu sử dụng không đúng cách" - hai học sinh thực hiện đề tài cho biết.
Một nguyên nhân khác cũng được nhóm nghiên cứu chỉ ra là do học sinh sắp xếp thời gian không hiệu quả hoặc thời khóa biểu chưa hợp lý.
Dễ bị trầm cảm
Theo nghiên cứu của Trang và Vy, việc thiếu ngủ đã khiến học sinh bị rối loạn giấc ngủ. Cụ thể, với thời gian ngủ như hiện tại có hơn 80% học sinh cho biết gặp khó khăn trong việc giữ tỉnh táo, tập trung học bài trên lớp. Vì vậy, nhiều em lên lớp đã ngủ gật hoặc uể oải.
Việc thiếu ngủ này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần, kết quả học tập cũng như sự phát triển toàn diện của học sinh. Nguy hiểm hơn, nếu hệ quả này kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ tồi tệ như trầm cảm, rối loạn cảm xúc hay có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống.
Giải pháp mà nhóm nghiên cứu đưa ra để khắc phục tình trạng trên là chính cá nhân học sinh phải có phương pháp sắp xếp thời gian học hành, vui chơi hợp lý để không làm ảnh hưởng với giấc ngủ. Mặt khác, học sinh cũng phải được "giải phóng" khỏi những áp lực đang đè nặng lên các em hàng này.
Hai học sinh đã đề xuất các cơ quan chức năng ba giải pháp khác, gồm lùi giờ học tiết đầu tiên, thay đổi thời khóa biểu cho phù hợp và giảm bớt bài tập về nhà.
Bên cạnh đó, bộ ảnh "Hãy cho em ngủ"được Trang và Vy thực hiện để lên tiếng thay cho các bạn học sinh THPT, gửi đến Sở GD-ĐT những kiến nghị về giải pháp tăng cường sức khỏe và chất lượng học tập.
Lê Huyền
" alt=""/>Học sinh kêu cứu vì thiếu ngủ trầm trọngQuy định kỳ quặc của thầy chủ nhiệm
Theo báo cáo kết quả kiểm tra xác minh của Cơ quan CSĐT Công an huyện Phú Tân thì vào ngày 23/2, Công an phát hiện trên mạng xã hội facebook, tài khoản “Mỹ Ngọc” đăng tải các bài viết, video phát trực tiếp có nội dung: Tố cáo thầy Lê Trường Thọ, giáo viên chủ nhiệm lớp 7A3 Trường THCS Long Hòa có hành vi dùng cây thước đánh học sinh Phùng Thị Minh Thư trong lớp 7A3 do thầy Thọ làm chủ nhiệm.
Công an huyện Phú Tân đã chỉ đạo trinh sát phối hợp Công an xã Long Hòa, Phòng GD-ĐT tiến hành xác minh vụ việc.
Đến ngày 26/2, thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra tiến hành điều tra, xác minh vụ việc trên.
![]() |
Trường THCS Long Hòa, nơi xảy ra vụ việc |
Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, đầu năm học 2018 - 2019, thầy Lê Trường Thọ là giáo viên dạy môn âm nhạc, được phân công chủ nhiệm lớp 7A3. Vào tiết sinh hoạt lớp đầu năm, thầy Thọ chia lớp ra thành 4 tổ để quản lý và bầu ban cán sự lớp.
Trong đó, em Thư được bầu làm tổ trưởng tổ 1. Thầy Thọ cũng tự đặt ra nội qui của lớp học về hình thức xử lý học sinh vi phạm và hình thức khen thưởng học sinh được điểm hồng (điểm 9 hoặc điểm 10).
Cụ thể, nếu học sinh nào trong tuần được điểm hồng thì sẽ được thưởng 1 tờ giấy kiểm tra. Nếu được điểm hồng liên tiếp 3 tuần thì sẽ được thưởng 3 tờ giấy kiểm tra và 1 cây viết.
Ngược lại, nếu học sinh nào vi phạm như không thuộc bài, không soạn bài, chửi thề, nói tục... bị phạt đánh 2 cây thước vào mông và nhiều lỗi vi phạm khác với mức phạt khác nhau.
Riêng về ban cán sự lớp, từ tổ phó đến lớp trưởng nếu vi phạm thì bị phạt đánh gấp 10 lần học sinh bình thường.
Còn nếu em nào trong ban cán sự tự ý từ chức thì bị phạt đánh 40 cây thước vào mông. Cả lớp thống nhất đưa tay biểu quyết.
Sau đó, trong tiết sinh hoạt, em Thư bị vi phạm lỗi không thuộc bài và chửi thề trong tuần. Mỗi lỗi Thư bị phạt đánh 2 cây thước vào mông.
Tuy nhiên, do nữ sinh này là ban cán sự lớp nên bị phạt gấp 10 lần bằng 60 cây thước đánh vào mông.
Thư thấy việc làm ban cán sự lớp bị phạt nặng hơn các bạn khác nên xin từ chức và chấp nhận chịu phạt thêm 40 cây, tổng mức phạt là 100 cây thước đánh vào mông.
Trước khi đánh, thầy Thọ kêu 1 nam sinh lấy phấn vẽ 1 ô vuông (chu vi 30x30 cm) xuống bục giảng, bên phải ghế ngồi giáo viên khoảng để học sinh bị phạt đứng vào đó chịu đánh đòn. Nếu thầy giáo đang đánh mà 2 chân học sinh bước ra khỏi ô vuông thì bị phạt lại từ đầu. Trong đó, em Thư bị phạm nhiều lỗi nên bị đánh sau cùng và bị đánh 3 lần.
Lần thứ nhất: Thư đứng vào ô vuông đã vẽ sẵn và thầy Thọ ngồi trên ghế dùng tay phải cầm cây thước đánh từ sau ra trước vào mông em Thư được 5 cây thì nữ sinh lớp 7 khóc. Lúc này, 6 bạn học chung lớp lên chịu đánh đòn thế cho Thư.
Lần hai: Sau khi đánh xong các bạn của Thư, thầy Thọ tiếp tục đánh Thư vào mông thêm 5 cây thước. Thư tiếp tục khóc và 7 em khác học chung lớp lên chịu đòn thế cho Thư.
Lần ba: Sau khi tiếp tục đánh xong các bạn của Thư, thầy Thọ tiếp tục dùng cây thước đánh Thư vào mông được khoảng 5-6 cây, Thư khóc chịu không nổi nên xin thiếu.
Tổng cộng thầy Thọ đánh Thư khoảng 15-16 cây, trong đó có 1-2 cây đánh trúng vào thắt lưng của Thư.
Công an huyện Phú Tân cho biết, do thấy Thư khóc nhiều nên thầy Thọ đồng ý cho Thư nợ lại 35 cây để lần sau phạt tiếp.
Quá trình bị đánh Thư không bị té ngã và đi về chỗ ngồi để nghe sinh hoạt lớp cho đến khi ra về. Sau khi bị đánh, Thư vẫn đi học hình thường không kể lại cho cha mẹ biết việc bị thầy Thọ đánh.
Vẹo cột sống do bệnh lý
Đến ngày 20/2, Thư nói với gia đình bị đau lưng nên được đưa đến Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM khám điều trị.
Tại đây, bác sĩ cho Thư chụp X-quang và chẩn đoán Thư bị “vẹo cột sống”. Bác sĩ ra toa cho thuốc về nhà uống điều trị ngoại trú. Ngoài ra, quá trình điều tra xác minh cho thấy trước ngày Thư bị thầy Thọ đánh có đến khám bệnh 2 lần tại dịch vụ y tế tư nhân.
Tại 2 lần khám này, Thư khai bị đau lưng, đau cột sống. Trong đó, chẩn đoán Thư bị bệnh hội chứng cột sống.
Ngày 27/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Phú Tân có công văn gửi đến Bệnh viện Chấn thưong chỉnh hình TP.HCM để liên hệ bệnh viện yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh án, xác định kết quả chup X-quang và hỗ trợ điều tra.
Sau đó, bệnh viện có công văn trả lời về tình trạng bệnh của em Thư như sau: Khám lâm sàng ngày 20/2, chẩn đoàn lâm sàng trên bệnh nhân là vẹo cột sống không cấu trúc.
Trên phim X-quang cột sống ngực - thắt có hình ánh “mất cân xứng”, phù hợp với chẩn đoán vẹo cột sống không cấu trúc.
Tiếp đến ngày 6/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Phú Tân có công văn gửi đến Trung tâm pháp y tỉnh An Giang đề nghị xác định bệnh của em Thư như sau: Vẹo cột sống không cấu trúc là như thế nào? Vẹo cột sống không cấu trúc có phải do ngoại lực tác động gây ra hay do bệnh lý?
Cũng trong ngày 6/3, Trung tâm pháp y tỉnh An Giang có công văn trả lời giải thích về trường hợp trên như sau: Vẹo cột sống không cấu trúc (do tư thế xấu) là khi đứng ở tư thế tự nhiên cột sống có đường cong bất thường nhưng mất đi khi đứng thẳng, hoặc khi uốn thẳng, không có ụ lồi của xương sườn.
Trên phim X-quang có thể thấy các đốt sống bình thường không xoắn vặn.
Do vậy, vẹo cột sống không có cấu trúc không phải do ngoại lực tác động mà là do tư thế ngồi không đúng kéo dài gây nên, đây là bệnh lý.
Từ những kết luận trên, Công an huyện Phú Tân kết luận: Hành vi của thầy Thọ dùng cây thước bằng gỗ đánh 15-16 cây vào mông em Thư không phải tác nhân gây ra việc vẹo cột sống của Thư cho nên không đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo qui định của pháp luật hình sự.
Mặt khác, mẹ ruột của Thư và nữ sinh này đã làm đơn không yêu cầu xử lý hình sự và từ chối giám định thương tích nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện không đưa vụ việc vào quy trình tiếp nhận giải quyết tố giác về tội phạm.
Đồng thời khẳng định thông tin thầy Thọ dùng cây đánh phạt em Thư dẫn đến bị vẹo cột sống là hư cấu.
Còn theo UBND huyện Phú Tân về xử lý trách nhiệm các cá nhân sai phạm: Ngày 5/3, Hiệu trưởng Trường THCS Long Hòa đã ban hành quyết định kỷ luật với thầy Thọ bằng hình thức cảnh cáo. Đối với thầy Hiệu trưởng Trần Thiện Chơn, UBND huyện đang thực hiện quy trình xử lý kỷ luật theo quy định.
Hoài Thanh
Thầy Thọ thừa nhận có đánh học sinh nhưng không đến mức gây ra tình trạng vẹo cột sống như phụ huynh phản ánh.
" alt=""/>An Giang: Tình tiết bất ngờ vụ thầy giáo bị tố đánh vẹo cột sống nữ sinh