
Trong khi đó, Nguyễn Khánh Ly, học sinh lớp 12 Anh 1, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội, trúng tuyển ĐH Yale với học bổng 8,9 tỷ đồng lại có bài luận lấy cảm hứng từ nhật ký chiến tranh của ông nội. Với bài luận bộc lộ màu sắc cá nhân ấy, Khánh Ly được Đại học Yale gửi thư trúng tuyển ngay từ vòng nộp sớm.
Trong bài luận của mình, Ly nói về việc khi còn nhỏ, em được nghe ông kể rất nhiều về các câu chuyện lịch sử. Nhờ đó, em bắt đầu yêu thích và thêm niềm trân trọng với quá khứ. Cũng từ ấy, Ly bắt đầu trên hành trình làm video, viết nội dung về lịch sử để lan tỏa tới mọi người.
“Khác với ông em - người cầm súng lên để chiến đấu, em sẽ dùng lời nói, ngôn từ để đấu tranh cho hòa bình trên thế giới. Em cũng muốn truyền đi thông điệp “Lịch sử không phải là quá khứ. Đó là một phần của hiện tại và bồi đắp nên hiện tại”, Ly nói về nội dung bài luận gửi đến Đại học Yale.
Theo Ly, khó khăn nhất trong lúc viết luận là việc lên ý tưởng. Đến khi có ý tưởng và bắt đầu viết những bản nháp đầu tiên, Ly gặp thêm khó khăn về việc trau chuốt ngôn từ sao cho vừa truyền đạt được cảm xúc, vừa đúng và ngắn gọn trong giới hạn 650 từ.
“Những bản nháp đầu tiên em viết dài tới 1.500 từ. Vì quen với cách viết của IELTS – vốn mang tính học thuật hơn là văn chương - em khá chật vật trong việc diễn đạt sao cho có “chất văn” nhưng vẫn phải chân thực”, Ly nói.
Đối với Chu Quỳnh Nhi, học sinh lớp Anh 1 trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, bài luận cũng là “cửa ải” khó khăn em phải vượt qua trong quá trình “apply” du học. Để đỗ Đại học Brown trong vòng nộp sớm với suất học bổng 9,3 tỷ, trước đó, Quỳnh Nhi phải nỗ lực thể hiện sự sâu sắc và khác biệt thông qua 7 bài luận.
“Các trường top đầu thường có rất nhiều bài luận phụ nhằm tìm kiếm những ứng viên phù hợp. Tại Đại học Brown, ứng viên phải viết 6 bài luận phụ. Một số đề em thấy khá thú vị như: “Điều gì khiến em cảm thấy hạnh phúc?”, “Nếu được dạy một lớp học ở bậc đại học em sẽ chọn lớp học gì?”, Nhi nói.
Khi viết những bài luận này, Nhi cho biết em cũng được tìm hiểu sâu hơn về bản thân, thậm chí có cách nhìn khác về mình.
“Với đề “Điều gì khiến em cảm thấy hạnh phúc?”, khi đọc yêu cầu, em nhớ ngay tới những người thân thuộc và bữa cơm gia đình. Vì thế, em đã viết về văn hóa trong bữa cơm gia đình của người Việt và cách gắn kết mọi người trong gia đình”.
Còn với đề “Nếu được dạy một lớp học ở bậc đại học em sẽ chọn lớp học gì?”, Nhi cho rằng đây là câu hỏi khiến em tốn nhiều thời gian nhất để hoàn thành. “Em đã nghĩ đến rất nhiều thứ nhưng cuối cùng lại chọn điều đơn giản nhất. Em yêu thích màu vàng và cuộc sống của em gắn nhiều với màu sắc này. Vì thế, em muốn được dạy về lịch sử và tầm ảnh hưởng của màu sắc đến cuộc sống. Cuối cùng, đây lại là bài luận em tâm đắc nhất”, Nhi nói.
Các học sinh Việt trúng tuyển vào đại học Mỹ năm nay đều cho rằng, với những bài luận đi theo lối mòn, không có sự khác biệt… là một trong những lý do khiến ứng viên không tạo dấu ấn với nhà tuyển sinh. Do đó, những bài luận thể hiện được con người, đam mê, dấu ấn cá nhân sẽ là các câu chuyện tự nhiên và lôi cuốn nhất.
Trước hoàn cảnh khó khăn, Linh không muốn trốn tránh những thử thách của cuộc sống. Cô tìm thấy niềm vui trong học tập và luôn khao khát tìm hiểu những chân trời kiến thức mới.
Một ngày đầu năm, cô giáo chủ nhiệm cấp 2 đưa cho Linh tờ rơi thông tin Chương trình Học bổng UNIS Hanoi. Hai mẹ con Linh không nghĩ đây lại chính là chìa khóa mở cánh cửa tương lai của cô.
Viễn cảnh được học bổng để theo học tại một trong hai ngôi trường Liên Hợp Quốc hiếm hoi trên thế giới với chương trình giảng dạy quốc tế, cộng đồng đa dạng và cơ sở vật chất đẳng cấp thế giới dường như là một giấc mơ. Linh không tin cô có thể làm được, tuy nhiên cô giáo là người nhìn thấy tiềm năng của Linh và khuyến khích cô ứng tuyển.
Cầm trong tay bộ hồ sơ, Linh bắt xe buýt đến trường UNIS nộp hồ sơ xin học bổng. Trong hồ sơ của mình, Linh thể hiện bản thân không chỉ là một học sinh có thành tích học tập tốt mà còn ấp ủ nhiều ước mơ, hoài bão và cá tính của riêng mình. Sau khi trải quá trình tuyển chọn gắt gao, lòng kiên trì của Linh đã được đền đáp - một cuộc điện thoại từ UNIS thông báo tin trúng tuyển, “Em là người được chọn”.
Hành trình của Linh là minh chứng cho sức mạnh của lòng dũng cảm. Khi bước vào môi trường học tập mới hoàn toàn bằng tiếng Anh, ban đầu cô cảm thấy choáng ngợp. Chương trình học tập nghiêm ngặt cùng với sự thay đổi về môi trường đã đặt ra cho cô những thách thức khó khăn.
Có những lúc Linh đã tự hoài nghi về khả năng hòa nhập và phát triển của bản thân. “Ban đầu, em ấp ủ hoài bão lớn khi nhận được học bổng. Đó là bớt gánh nặng cho mẹ và tìm cánh cửa mới cho mình và các bạn giống mình”, Linh chia sẻ, “nhưng để duy trì ước mơ đó mình cần có tình yêu thương của cộng đồng xung quanh cũng như tự nhắc nhở bản thân nỗ lực hành động hàng ngày”.
Linh tìm kiếm lời khuyên, nhận được sự hỗ trợ của bạn bè, thầy cô tại trường, dám đối mặt với những thách thức trong môi trường mới và rồi dần dần, cô đã tìm thấy tiếng nói của mình tại UNIS.
Hành trình thực hiện ước mơ
Chương trình giảng dạy tại ngôi trường quốc tế gắn liền với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc đã khơi dậy niềm đam mê trong Nguyễn Vũ Linh. Chương trình phụng sự cộng đồng (Service Learning) không chỉ trong phạm vi một lớp học mà còn trở thành một lời kêu gọi hành động.
Khi tham gia chương trình, Linh được đi tới những ngôi làng hẻo lánh, thăm các trường học ở vùng cao, cô vận dụng những kiến thức học thuật để giải quyết các vấn đề của thế giới thực. Trải nghiệm này, cùng với sự hướng dẫn của các giáo viên và sự hỗ trợ của bạn bè thân thiết, đã giúp cô dần hình thành mục tiêu cho tương lai của mình, vẽ ra một tương lai trong đó cô có thể góp phần trao quyền cho người khác thông qua giáo dục, đặc biệt là cho phụ nữ và trẻ em.
Khi tìm hiểu và nộp hồ sơ vào các trường đại học trên thế giới, Vanderbilt là một trong những trường đại học mơ ước có tỷ lệ chấp nhận toàn cầu chỉ 3% đã khiến Linh do dự. Tuy nhiên, giáo viên tư vấn lớp 12 của Linh tin tưởng vào khả năng của cô đã động viên và hỗ trợ cô nộp hồ sơ. Linh tiếp tục nhận được học bổng toàn phần tại Vanderbilt và tốt nghiệp với tấm bằng song ngành.
Giờ đây, trở về Hà Nội, Linh đang là cán bộ tư vấn cho Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc - UNDP Việt Nam. Cô đang công tác ở môi trường mà cô luôn mơ ước từ khi còn học tại UNIS, từng bước nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và sự phát triển, giúp tạo ảnh hưởng tới những người yếu thế như cách UNIS đã hỗ trợ cô.
Con đường của Linh không phải là một chuyến đi cổ tích. Với xuất phát điểm từ trường công, cô đỗ học bổng của UNIS Hanoi, rồi tốt nghiệp ở một trường đại học danh tiếng của Mỹ và hiện nay công tác ở một tổ chức phát triển toàn cầu. Hành trình của Linh được lát bằng những khó khăn, hoài nghi và cả những khoảnh khắc lạc lõng trong thế giới đa ngôn ngữ và văn hóa. Tuy nhiên, Linh đã đối mặt với từng thử thách bằng những sức mạnh được mài giũa từ tuổi thơ của cô và được nuôi dưỡng bởi một cộng đồng yêu thương mà cô đã có tại UNIS Hanoi.
“Hy vọng là một ngọn lửa mong manh, dễ bị dập tắt bởi sự hoài nghi trong hành trình tìm kiếm bản thân, đặc biệt khi ấy em còn là một đứa trẻ. Nhưng với sự chăm chút hàng ngày, nó sẽ soi sáng lối đi để dẫn ta đến những hành trình mới, đến những người phi thường mà mình có thể học hỏi được”, Linh chia sẻ.
Chương trình học bổng UNIS Hanoi hiện đang nhận hồ sơ dự tuyển cho năm học 2024-2025. Website: https://www.unishanoi.org/community/scholars Email: [email protected] |
Tấn Tài
" alt=""/>Hành trình theo đuổi ước mơ của cô gái nhận học bổng khủng từ UNIS HanoiTuổi thơ bị bạn bè bắt nạt, giáo viên phớt lờ
Cô bé thần đồng Adhara sinh năm 2011 trong một gia đình bình thường ở khu dân cư thu nhập thấp tại thủ đô Mexico City (Mexico).
Năm 3 tuổi, Adhara được chẩn đoán mắc chứng khuyết tật phát triển sau khi khả năng nói của cô bé bị suy giảm đáng kể.
Adhara vẫn hồn nhiên không nhận ra sự khác biệt của bản thân, và chỉ khi đến tuổi đi học, cơn ác mộng mới thực sự bắt đầu. Mẹ của Adhara, Nallely Sanchez, tiết lộ con gái đã phải chuyển trường 3 lần và đã phải vượt qua rất nhiều khắc nghiệt trong cuộc sống học đường.
Khi đi học, Adhara thường xuyên bị bắt nạt và chế giễu là "kẻ kỳ quái", "đồ lập dị". "Một hôm Pérez đang chơi trong căn nhà mô hình thì các bạn khóa cửa, nhốt con ở trong và đánh ầm ầm vào căn nhà đó. Tôi không muốn con gái phải chịu đựng tổn thương như vậy", bà Nallely nhớ lại.
"Các giáo viên không mấy thông cảm, họ luôn nói với tôi rằng ước gì Adhara có thể hoàn thành các bài tập. Con cảm nhận được và bắt đầu tự xa lánh bản thân, không muốn chơi với các bạn cùng lớp". Bà cũng tiết lộ Adhara rất chán nản vì mọi người không đồng cảm.
Bất chấp khó khăn, Adhara đã hoàn thành chương trình tiểu học năm 5 tuổi, chương trình cấp hai năm 6 tuổi và kết thúc chương trình cấp ba năm 8 tuổi, theo The People. Tuy nhiên, vô tình hay hữu ý, giáo viên tại trường đã không phát hiện ra tài năng của cô bé.
Theo lời khuyên của bác sĩ, gia đình Adhara đã gửi con gái đến trung tâm phát triển tài năng giành cho học sinh đặc biệt.
Năm 11 tuổi, sau khi làm bài kiểm tra IQ tại trường, cô bé Mexico đã đạt được số điểm ấn tượng 162 - cao hơn cả chỉ số của nhà bác học vật lý vĩ đại Albert Einstein và nhà vật lý, vũ trụ học nổi tiếng Stephen Hawking.
Bà Nallely nói rằng thành tích của con gái ngày nay đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các giáo viên trong lớp- những người đã buông tay và bỏ rơi cô bé trong những thời khắc khó khăn nhất.
Kể từ thời điểm này, cuộc đời của Adhara đã có những thay đổi lớn. Cô bé nhận được sự giáo dục phù hợp với trình độ, không còn bị coi là “khác người”.
Ước mơ ‘hái sao’ trên trời
Cô bé lấy bằng cử nhân ngành Kỹ thuật hệ thống của Đại học CNCI (Mexico) và vừa hoàn thành chương trình thạc sĩ Toán học tại Đại học Công nghệ Mexico. Đáng kinh ngạc, đây là thành tích của một cô bé mới chỉ 11 tuổi.
Bên cạnh thời gian học tập, Adhara cũng viết cuốn sách về trải nghiệm của bản thân mang tên “Don’t give up” (Đừng bỏ cuộc). Cô bé cũng nghiên cứu phát triển vòng tay thông minh có khả năng theo dõi cảm xúc của trẻ em, dự đoán, ngăn chặn động kinh và một số căn bệnh khác.
Chia sẻ về dự định tương lai, Adhara ước mơ đến Mỹ để tham dự kỳ thi tuyển sinh vào Đại học Arizona, ngôi trường mơ ước với chuyên ngành Vật lý Thiên văn. Thiên tài nhí hy vọng sẽ trở thành phi hành gia trong tương lai.
Điểm trùng hợp là tên của Adhara là Arc 7, có nghĩa là ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao Canis Major (chòm sao Đại Khuyển là một trong 48 chòm sao cổ điển của Ptolemy và là một trong 88 chòm sao hiện đại).
Cô bé nói: “Em muốn đi vào vũ trụ và đặt chân xuống sao Hỏa. Nếu bạn không thích nơi mình đang ở, hãy tưởng tượng xem bạn muốn ở đâu. Em thấy bản thân mình ở Cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA) nên rất đáng để cố gắng".
Tạp chí Pháp Marie Clarie đưa tin cô bé Mexico hiện đang quảng bá hoạt động khám phá không gian và toán học cho các sinh viên trẻ của Cơ quan Vũ trụ Mexico.
Adhara hiện đang trên đà đạt được một cột mốc quan trọng. Cô bé đang ở giai đoạn cuối cùng để hoàn thành bài kiểm tra G- một loạt bài kiểm tra nghiêm ngặt mở đường cho cô bé gia nhập hàng ngũ NASA với tư cách là một nhà khoa học trẻ. Nếu thành công, Adhara sẽ khắc tên mình vào lịch sử, trở thành người tự kỷ đầu tiên bay vào vũ trụ- một thành tích vượt qua mọi rào cản và phá vỡ định kiến.
Câu chuyện cổ tích vẫn đang được Adhara Pérez Sánchez tiếp tục viết, nó chứng minh rằng tuổi tác không phải là rào cản đối với thành tích và tâm trí con người hoàn toàn khả năng thực hiện những kỳ công phi thường. Nó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc công nhận và nuôi dưỡng tài năng, đảm bảo rằng mọi đứa trẻ có cơ hội phát huy hết tiềm năng của mình.
Sự quyết tâm và niềm tin vững chắc chắc chắn sẽ giúp cô bé Mexico đạt được ước mơ “hái sao” trên trời của mình.
Tử Huy