Có ý kiến cho rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joseph R. Biden Jr. là người may mắn nhất cũng là người kém may mắn nhất. Ông may mắn khi bền bỉ duy trì sự nghiệp chính trị kéo dài hơn 5 thập kỷ tại Nhà Trắng và xây dựng những mối quan hệ đáng kinh ngạc trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chính người đàn ông tưởng như có tất cả này đã phải trải qua những nỗi đau sâu sắc trong cuộc sống cá nhân, đến nỗi việc ông tiếp tục tham gia chính trường được coi là điều kỳ diệu.Sự nghiệp Biden được thúc đẩy bởi động lực tinh thần sẵn sàng đương đầu với những thiếu sót và sai lầm của bản thân, bất chấp vận mệnh may rủi. Những thử thách của cuộc đời dù mang tính cá nhân hay khi phục vụ đất nước đã giúp ông đặc biệt đồng cảm với những con người trong tình cảnh khó khăn. Trong bối cảnh rối ren hiện tại, đây là phẩm chất quan trọng để Biden dẫn dắt nước Mỹ hướng tới sự phục hồi và những chuyển biến tích cực.
 |
Hành trình kéo dài 5 thập kỷ của Joe Biden |
Tác giả cuốn sách Evan Osnos - người từng nhận Giải thưởng Sách Quốc gia Hoa Kỳnăm 2014, đã tận dụng gần 10 năm kinh nghiệm làm việc cho tờ The New Yorkerđể miêu tả một cách khách quan và đa chiều những yếu tố quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống bất thường năm 2020. Bên cạnh đó, cá tính của nhiều chính khách trong cuốn Joe Biden – Hành trình kéo dài năm thập kỷ cũng được tiết lộ qua các cuộc phỏng vấn giữa Osnos với Biden cùng hơn 100 người liên quan tới sự nghiệp và cuộc đời ông, bao gồm: cựu Tổng thống Barack Obama, những nhân vật kỳ cựu trong các đảng chính trị, nhà hoạt động xã hội, người cố vấn, đối thủ và cả các thành viên trong gia đình Biden.
Cuốn sách dịch này cung cấp thông tin về sự nghiệp lâu dài và đầy biến động của Biden tại Thượng viện, những điều đã xảy ra trong 8 năm ông đảm nhiệm vai trò phó Tổng thống của Obama, lý do ông rút lui khỏi cuộc bầu cử năm 2016 và vì sao ông quyết định trở lại, thách thức Donald Trump trong cuộc chạy đua trở thành tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2020.
Tác giả Osnos cũng đề cập đến những khó khăn mà Biden sẽ phải đối mặt khi nhiệm kỳ tổng thống của ông bắt đầu. Khi nước Mỹ đang trong tình cảnh chưa từng có tiền lệ, kinh nghiệm dày dặn và phong cách tiếp cận nghiêm ngặt đối với các vấn đề của Biden sẽ có ý nghĩa như thế nào? Dĩ nhiên, trong sách, chân dung của Biden hiện lên với nhiều thiếu sót nhưng cũng hết sức cương quyết vì đã được trui rèn bởi bi kịch. Tác giả tin rằng ông là người phù hợp một cách kỳ lạ với thời điểm này của lịch sử Mỹ.
Trang review sách của New York Times nhận xét: "Tiểu sử này bao gồm sự nghiệp của ứng cử viên với tư cách là thượng nghị sĩ và phó tổng thống cũng như cuộc đời của Joe Biden trên con đường tranh cử".
Tạp chí Sách Quốc gia nhận định: "Evan Osnos cùng thông tin và tổng hợp nghiên cứu, quan sát của anh ấy về Joe Biden cho tờ New Yorker để cung cấp một cuốn sách nội dung vô cùng phong phú về cuộc đời của cựu phó tổng thống"." alt=""/>Hành trình kéo dài 5 thập kỷ của Joe Biden

 |
Nhà quá hẹp (mũi tên) khiến ông bà chỉ biết dựa lưng vào con hẻm. Trước nhà nồi trứng vịt lộn (vòng tròn) chờ khách đến mua. |
Hàng chục năm nay, ngày nào cũng thế. Cuộc sống của đôi vợ chồng già gắn liền với con hẻm. Buổi sáng, thức dậy vệ sinh cá nhân xong ông làm vài động tác thể dục rồi tản bộ trên đường trong khoảng một giờ. Sau đó, ông trở về, cầm chổi quét dọn con hẻm thật sạch rồi lấy nồi niêu ra nấu cơm cho cả nhà ăn trong một ngày. Giờ rảnh, ông lấy ghế ngồi trước nhà tựa lưng vào vách ...
Bà cũng vậy. Phụ ông xong công việc, bà mới nhóm bếp để luộc nồi trứng vịt lộn. Từ nhiều năm nay, mỗi ngày bà chỉ bán được tối đa 25 trứng, kiếm được khoảng 30.000 đồng. Cũng như ông, bà tựa lưng vào vách của căn nhà gần đó chờ người đến mua.
 |
Bên trong căn nhà. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
Nhà của ông bà ngay đó nhưng nếu chỉ thoáng qua không ai biết đó là một căn nhà. Đã đi rất nhiều con hẻm ở TP.HCM, có thể nói chúng tôi chưa thấy căn nhà nào nhỏ hơn căn nhà này.
Nằm sâu trong con hẻm đường Vĩnh Viễn (P.4, Q.10, TP.HCM), diện tích sàn của căn nhà chỉ vỏn vẹn... 7,5m2, là chỗ tá túc của 4 con người từ hàng chục năm qua. Và cũng chính vì quá chật hẹp nên sinh hoạt của ông bà đều nhờ vào con hẻm. Chỉ đến khi màn đêm buông xuống, ông bà mới vào nhà để tìm quên trong giấc ngủ.
Ông là Nguyễn Văn Tôn năm nay 83 tuổi. Quê ở Gò Đen (Bến Lức - Long An). Năm 20 tuổi, ông lên Sài Gòn tìm đến nhà dì để tá túc sống bằng nghề thợ hồ.
'Công việc làm ăn suôn sẻ nhưng năm 1970 thì dì mất. 2 người con của dì bán căn nhà mình đang ở để chia nhau. Không còn nơi để ở, tôi xin ở lại con hẻm cụt bên hông nhà. Căn nhà của tôi có từ đó', ông nói.
 |
Diện tích nhà chật, khu vực tầng trệt sau khi để đồ chỉ có một lối đi nhỏ hẹp, việc lên xuống các tầng cũng khó khăn. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
'Con hẻm chỉ rộng 1m và dài 7,5m. Lợi dụng hai bên là tường nhà kế cận, tôi chỉ lợp mái và nâng thành 2 tầng với một gác lửng. Tất cả đều bằng gỗ tạm bợ. Phía trước nhà tôi dùng một tấm ván làm cửa che tạm. Năm 1981, phường có hỗ trợ làm lại cửa trước.
Tôi đưa vợ tôi từ quê lên để cùng làm việc mưu sinh. Bà vào làm hộ lý ở bệnh viện An Bình. Cứ thế mà qua ngày. Chúng tôi có một đứa con gái. Lớn lên, nó lấy chồng, sinh con. Con nó lớn lập gia đình và có một đứa cháu. Vợ chồng đứa con nó không hạnh phúc, bỏ nhau, gửi con lại cho mẹ. Khi chồng con gái tôi mất, nó mang đứa cháu ngoại về sống cùng chúng tôi.
Tính đến nay, căn nhà đã có hơn 40 năm tồn tại. Hàng ngày, vợ chồng tôi làm lụng bán buôn lặt vặt trong hẻm quanh nhà. Con gái tôi đã 53 tuổi đi làm cho quán cơm tấm. Cháu nó mới 12 tuổi đang theo học cấp 2 trong phường. Cuộc sống đắp đổi qua ngày...', ông Tôn bộc bạch.
Ông mời chúng tôi vào nhà. Tầng trệt chật cứng. Hai chiếc xe đạp làm hẹp lối đi. Đồ đạc để ngổn ngang. Bếp và nhà vệ sinh ở cuối nhà. Chúng tôi bước lên chiếc thang tre để lên tầng trên. Ngổn ngang đồ đạc nhưng cũng còn một chỗ trống. 'Chỗ ngủ của con và cháu tôi', ông nói.
 |
Cũng vì diện tích nhỏ hẹp mà không gian bên trong lúc nào cũng như ban đêm. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
Lên thêm tầng trên nữa. Trên này thoáng hơn các tầng dưới. Ít đồ đạc và có một chỗ trống sạch sẽ. Một chiếc TV rất cũ, một chiếc quạt điện loại nhỏ và chăn gối. 'Vợ chồng tôi ngủ ở đây. Hẹp lắm, không thể cùng nằm ngang được, tôi và bà ấy phải xoay ngược đầu với nhau để nằm' ông giãi bày.
Đi suốt từ tầng trệt đến 2 tầng lầu, chúng tôi không thấy có một món đồ nào đáng giá. Lên được đến tầng trên cùng là cả một vấn đề. Cầu thang nhỏ hẹp không tay vịn, không chỗ tựa, khi đi phải bám vào các bậc thang mới có thể lên xuống được. Vậy mà hai ông bà hàng ngày vẫn sinh hoạt bình thường.
Ông Châu Văn An, Phó Chủ tịch UBND Phường 4 cho biết, gia đình ông Tôn được xếp vào diện hộ nghèo. Cuộc sống gia đình rất khó khăn. Năm 2013 phường đã hỗ trợ chống dột cho căn nhà của ông bà. Ngoài các chế độ dành cho hộ nghèo, phường còn dành cho gia đình ông những xuất quà trong dịp lễ Tết...
Chúng tôi cũng mong ông bà có thể sống thật vui, thật hạnh phúc trong những ngày cuối đời mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả.

Gã giang hồ Sài Gòn được cả Làng đại học kính nể là ai
'Nhiều người hỏi tôi, anh không sợ chúng hại anh sao? Tôi trả lời ngay, một thân một mình sao tôi phải sợ bọn chúng'.
" alt=""/>Cảnh khó tin trong căn nhà 7,5 m2, cao 2,5 tầng ở Sài Gòn