Nếu có nhu cầu, các trường nộp hồ sơ trực tuyến đến hết 28/2/2025. Sau đó, Fulbright Việt Nam sẽ xét duyệt. Cơ quan này cho biết thường nhận được nhiều hồ sơ hơn số có thể hỗ trợ vì kinh phí hạn chế. Do đó, không phải tất cả sẽ được phê duyệt.
Nếu được thông qua, chuyên gia sẽ hỗ trợ các trường trong nhiều hoạt động, như xây dựng chương trình giảng dạy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên, tham gia hoặc chủ trì các hội thảo, tập huấn.
Theo Phái đoàn Ngoại giao Mỹ, chương trình giúp nơi tiếp nhận có tầm nhìn toàn cầu từ các học giả và chuyên gia giàu kinh nghiệm, xây dựng mối quan hệ bền vững với các cá nhân và tổ chức ở Mỹ...
Chương trình Chuyên gia Fulbright được triển khai từ năm 2001. Bộ Ngoại giao Mỹ chi tiền vé máy bay khứ hồi, bảo hiểm y tế (ngắn hạn) và tiền thù lao cho chuyên gia. Nơi tiếp nhận lo các thủ tục về việc nhập cảnh, cung cấp chỗ ở, bữa ăn và phương tiện đi lại trong nước cho họ.
Trong danh mục ngành, nghề của chương trình, lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) được chú trọng, sau khi Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ ngoại giao lên Đối tác chiến lược toàn diện hồi tháng 9/2023. Hai nước thỏa thuận đẩy mạnh hợp tác giáo dục STEM, đào tạo và hợp tác nghiên cứu khoa học trong các ngành công nghệ và lĩnh vực bán dẫn, vi mạch.
Bình Minh
Trở lại Giáo dụcTrở lại Giáo dục" alt=""/>Chương trình Chuyên gia Fulbright 2025Khi K-pop phát triển thành một cơn sốt văn hóa, các chuyên gia nói rằng đó không phải là một thể loại âm nhạc được tạo ra ở Hàn Quốc mà được tạo ra bởi Hàn Quốc.
Đối với nhiều người hâm mộ, văn hóa K-pop không chỉ có thời trang, ẩm thực và giải trí, mà còn là một cộng đồng nơi các nhóm yếu thế có thể đến với nhau. Theo LA Times, trong thế giới fandom K-pop, phụ nữ và người da màu chiếm đại đa số. Đối với họ, một phần của sự hấp dẫn là khả năng thay thế cho các mô hình văn hóa đại chúng phương Tây.
Thời điểm BTS khuynh đảo sân khấu toàn cầu trùng hợp với sự gia tăng của các phong trào xã hội như #MeToovà Black Lives Matter, góp phần nâng đỡ tiếng nói của những người yếu thế. Đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Với lời bài hát tập trung vào tình yêu và sự chấp nhận bản thân, người hâm mộ hình thành kết nối cộng đồng gần gũi thông qua âm nhạc của các nhóm thần tượng.
Vì sao K-pop phổ biến?
Đây là câu hỏi trả về 246 triệu kết quả trong vòng 0,3 giây khi tìm kiếm với Google. Từ các tạp chí lớn nhưRolling Stone, The Washington Post, đến những công ty nghiên cứu dữ liệu quốc tế nhưStatista, Chatmetricđều muốn tìm ra câu trả lời dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.
Hàng loạt lý do được đưa ra để giải thích cho thành công ngoạn mục của K-pop, đặc biệt là các nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc. The Daily Starcho rằng cách tiếp cận khéo léo đối với các video âm nhạc, tài năng chân chính và sự chăm chỉ khiến K-pop khác biệt với bất kỳ thể loại âm nhạc nào khác hiện nay.
Theo Vox, K-pop trở thành một hiện tượng toàn cầu nhờ sự pha trộn đặc biệt của giai điệu gây nghiện, vũ đạo bóng bẩy và các chuyến lưu diễn rầm rộ của ca sĩ, nhóm nhạc thần tượng - những người đã trải qua quá trình khổ luyện khắc nghiệt trong nhiều năm, tại hệ thống đào tạo chuyên nghiệp của các tập đoàn giải trí hàng đầu Hàn Quốc.
Trong khi đó, Lee Hye-jin, Giáo sư truyền thông tại Đại học Nam California nhận định thành công của K-pop đến từ sự pha trộn giữa âm nhạc phương Tây và văn hóa Hàn Quốc. Điều này giúp cho K-pop thu hút được người hâm mộ quốc tế, bao gồm các thị trường nổi tiếng khó tính với nghệ sĩ không nói tiếng Anh.
Dưới góc độ dữ liệu thống kê, Statista chỉ ra 3 nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thành công vang dội của K-pop trong ngành công nghiệp giải trí và trở thành hiện tượng văn hóa toàn cầu.
Yếu tố đầu tiên là sự hấp dẫn của giai điệu âm nhạc, nhất là những điệp khúc (15,6%). Kế tiếp, đóng vai trò quan trọng không kém là ngoại hình và phong cách hấp dẫn của các nghệ sĩ (15,4%). Thể loại âm nhạc vượt ngoài khuôn khổ văn hóa Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 3 (14%). Đó là sự pha trộn giữa các loại nhạc pop khác với nhạc pop chính thống của Mỹ; sự kết hợp độc đáo của các loại R&B, hip-hop, thể nghiệm, rock, jazz, dance, disco và cổ điển.
Một số yếu tố khác cũng được đề cập gồm trang phục lộng lẫy, các chương trình được dàn dựng công phu, đắt đỏ, những buổi biểu diễn máu lửa của nhóm nhạc trên sân khấu hoành tráng.
Trong video âm nhạc K-pop, sự tương tác với nhiều yếu tố khác nhau, gắn kết giữa các thành viên ban nhạc và những bước nhảy sôi động, quyến rũ, tạo “trend” là yếu tố lôi kéo khán giả.
Các ca sĩ, nhóm nhạc thần tượng K-pop của showbiz Hàn cũng có tính cách trái ngược với phương Tây. Họ khiêm tốn, dễ gần, trải qua quá trình đào tạo kéo dài hàng chục năm trước khi chính thức bước lên sân khấu. Ngoài khả năng ca hát, họ còn có kỹ năng như một diễn viên, vũ công chuyên nghiệp.
Như nhận định của Giáo sư Suk-Young Kim, một nhà nghiên cứu về sân khấu và biểu diễn tại Đại học California, tác giả quyển sáchK-pop Live: Fans, Idols, and Multimedia Performance, K-pop đã mở ra một loại thẩm mỹ làm thay đổi thị hiếu, văn hóa đại chúng dựa trên sự biểu diễn sôi động, các sự kiện phát trực tiếp cho đến cả đồ chơi dành cho trẻ em.
Video có hơn 340 triệu lượt xem của ca sĩ Jisoo - thành viên nhóm BlackPink:
Nguyễn Hiếu(Tổng hợp)
Lấy một ví dụ: Từ khi cô Trương gả vào nhà họ Lục, mối quan hệ giữa cô và mẹ chồng luôn rất gay gắt. Vì quá bất bình, cô đã than thở với người bạn thân nhất của mình, nhưng không ngờ, người bạn thân đó lại lan truyền bí mật của cô ra ngoài.
Cuối cùng, mâu thuẫn giữa cô Trương và mẹ chồng càng trở nên gay gắt, thậm chí còn đe dọa đến cuộc hôn nhân hiện tại. Lúc này, cô Trương mới nhận ra mình thật ngu ngốc khi tùy tiện kể mối quan hệ gia đình của mình cho người khác nghe.
Dù chúng ta có thừa nhận hay không, thì mọi “bức tường” trên đời luôn tồn tại những “lỗ hổng”, khi chúng ta kể bí mật của mình cho người khác, bí mật đó có thể đã trở thành chuyện công khai mà ai cũng biết. Sống ở đời, một câu nhịn chín câu lành, nhất là về các mối quan hệ gia đình, thà giấu trong lòng còn hơn nói ra.
Những chuyện thị phi không phải ngẫu nhiên mà có, tất cả những rắc rối xảy ra đều ẩn chứa các nguyên nhân sâu xa. Tọc mạch chuyện của người khác sẽ không giúp bạn trở nên thú vị hơn, thậm chí hành vi này có thể gây ra hậu quả khôn lường. Những người hay ngồi lê đôi mách thường không có năng lực quản lý thời gian của bản thân, nên họ chọn ngồi nói chuyện phiếm để giết thời gian thay vì cố gắng làm điều gì đó tốt đẹp.
Thế nên, dù chúng ta biết được bí mật động trời của ai đó, thì cứ chôn nó vào một góc trong tiềm thức của bản thân. Ở đời, nếu chúng ta không biết im lặng, tự nhiên sẽ có người dạy chúng ta cách im lặng. Nhất là khi sống trong một môi trường phức tạp, chúng ta càng phải biết giữ mồm giữ miệng, cốt là để bảo vệ chính mình khỏi những hiểm họa tiềm tàng.
Không ai dại gì mà tiết lộ bí quyết của mình cho người khác, dù đó là quân sư của bạn, và tin chắc rằng bản thân bạn cũng muốn giữ “then chốt thành công” cho riêng mình. Nếu chúng ta truyền đạt hết tất cả bí quyết, tiết lộ bí mật cho người khác một cách mù quáng, có lẽ sau khi đạt được mong ước, họ sẽ đẩy chúng ta ra như một món hàng hết giá trị.
Để đối phó với nguy cơ “bị nẫng tay trên”, ai cũng nên chọn cách im lặng, nắm trong tay những điều cốt lõi, then chốt để đảm bảo rằng lợi ích của mình không bị đe dọa.
Theo Phụ nữ Việt Nam/Aboluowang
" alt=""/>3 điều nhất định phải giữ kín khi bước sang tuổi trung niên