Đối với việc giấy chứng nhận kết hôn chưa được đóng dấu đã bị lọt ra ngoài, Luật sư Hùng cho rằng có hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân. Điều 32 BLDS 2015 quy định: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
“Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn là nền tảng của hôn nhân bền vững, mặc dù chỉ là văn bản chứng nhận quan hệ vợ chồng nhưng đó là tài sản thiêng liêng của vợ chồng. Việc giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của đôi nam nữ bị chụp lại mà không có sự đồng ý của họ và đăng tải lên mạng xã hội, dẫn đến những lời bàn tán, soi mói, phán xét về tuổi tác gây nên cho họ không ít phiền hà, tổn thương.
Theo tôi, trong vụ việc này, Phòng Tư pháp UBND phường là nơi trực tiếp tiến hành đăng kí kết hôn cho nam thanh niên và người phụ nữ nên phải có trách nhiệm giữ bí mật thông tin, bí mật đời tư của họ, tuyệt đối không được cung cấp thông tin của họ cho người khác, đặc biệt càng không được đưa lên mạng xã hội. Việc thông tin của họ bị lộ trên mạng xã hội, dẫn đến cuộc sống cũng như danh dự, nhân phẩm bị ảnh hưởng, cán bộ cũng như Phòng tư pháp UBND phải chịu trách nhiệm trong công tác quản lí, bảo mật thông tin công dân”, Luật sư Hùng bày tỏ.
Theo LS Hùng, để xác định ai là người đã đăng tải thông tin tuy không phải không làm được nhưng cũng rất khó vì có thể cá nhân đăng tải ẩn danh hoặc dùng tài khoản ảo. Tuy nhiên khi xác định được đích danh ai là người thực hiện hành vi này, họ có quyền yêu cầu người đó trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm. Nếu người phát tán thông tin trên lên mạng xã hội là nhân viên của Phòng Tư pháp nơi họ đăng kí kết hôn sẽ thì cán bộ này phải chịu hình thức xử lý kỷ luật nội bộ theo Luật công chức hoặc theo quy định của cơ quan, tổ chức.
Hy vọng dư luận thôi phán xét!
Trả lời câu hỏi, vậy người đã đưa thông tin cá nhân của họ lên mạng xã hội có phải chịu trách nhiệm gì không, Luật sư Hùng khẳng định chắc chắn là có. Việc thông tin kết hôn của họ bị rò rỉ trên mạng dẫn đến cuộc sống của bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hạnh phúc mà họ trân trọng bỗng nhiên bị mang ra phán xét, chế giễu, làm trò cười. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Bộ Luật Dân sự 2015 cũng nêu rõ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Việc lấy thông tin của người khác chia sẻ trên mạng xã hội làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của họ là hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 34 BLDS 2015.
Trong trường hợp này, vợ chồng 9x có quyền yêu cầu fanpage đăng tải phải gỡ bỏ bài đăng và cải chính bằng chính fanpage đó. Có quyền yêu cầu người đưa tin trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm.
Ngoài ra, hành vi xâm phạm bí mật đời tư, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP hay nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện cấu thành tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định của BLHS.
Thứ hai, theo quy định của BLDS 2015, họ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu hồi, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh này, bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm đã gây ra cho họ. Cụ thể, trong trường hợp này, theo tôi, đôi nam nữ đăng kí kết hôn tại phòng tư pháp phường Sông Bằng. Vậy đây là cơ quan trực tiếp ngoài đôi nam nữ ra quản lí giấy chứng nhận kết hôn chưa được đóng dấu xác nhận. Tuy nhiên, cán bộ phòng tư pháp đã phủ nhận điều này nên cần tiến hành điều tra làm rõ để có biện pháp xử phạt hợp lí đối với cá nhân và cơ quan, tổ chức có liên quan.
“Suy cho cùng, ai ai cũng mong muốn có được một hạnh phúc cho riêng mình, nhất là những người phụ nữ. Kết hôn ở độ tuổi ngoài 60 với một chàng trai trẻ, bản thân người phụ nữ đó chắc chắn đã chấp nhận sẽ phải chịu những lời qua tiếng lại nhưng không phải theo cách này. Vì vậy, hi vọng dư luận sẽ thôi phán xét và chúc mừng hạnh phúc cho đôi vợ chồng”, Luật sư Doãn Hùng cho hay.
" alt=""/>Người đưa thông tin chàng trai 9x lấy vợ 62 tuổi lên MXH phải chịu trách nhiệm gì?Đoạn video từ camera giám sát tại một siêu thị ở Trung Quốc ghi lại cảnh cô gái bị một kẻ biến thái nhìn lén dưới váy.
" alt=""/>Dự báo thời tiết bằng những vệt trắng bí ẩn sau máy bayLựa chọn của Apple về cổng kết nối và đầu cắm trên các thiết bị điện tử của mình vẫn là đề tài tranh cãi chưa bao giờ chấm dứt xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của hãng. Trang Apple Insider vừa rồi đã lược lại toàn bộ lịch sử phát minh cũng như đưa vào sử dụng cổng kết nối cũng như jack cắm của Người khổng lồ công nghệ Cupertino từ những ngày đầu tiên công ty bước vào hoạt động.
Từ những máy tính Apple đầu tiên sơ khai nhất tới hàng loạt thế hệ máy tính Mac, laptop MacBook cũng như iPhone và iPad sau này, sản phẩm điện tử của Apple vẫn luôn giữ một đặc điểm chung nhất: chúng đều phải có cổng kết nối. Theo thời gian, việc cổng kết nối và đầu cắm thiết bị điện tử thay đổi, ngày một hoàn thiện bản thân là điều tất yếu để giúp bắt kịp với tốc độ chuyển mình chóng mặt của công nghệ. Apple từ lâu đã sở hữu một lịch sử đầu cắm và kết nối đầy tranh cãi khi hãng gần như luôn chọn sử dụng connector riêng của mình trên máy tính Mac, ngay từ trên chiếc Macintosh 128K đầu tiên.
![]() |
Khi dòng sản phẩm Macintosh lần đầu ra mắt công chúng vào 1984 với phiên bản 128K, Apple đã sử dụng cổng DB-9 kết nối máy tính với chuột và modem, còn bàn phím thì được cắm vào máy tính qua một cuộc dây về cơ bản giống như dây điện thoại bàn. Cổng này được duy trì sử dụng cho đến đời Mac tiếp theo, Mac 512K, ra mắt cuối năm 1984, tiếp tục đến phiên bản 512Ke ra mắt năm 1986 là thế hệ Mac cuối cùng sử dụng jack DB-9.
![]() |
Khi Mac Plus xuất hiện trên thị trường, “Táo khuyết” đã trang bị cho máy cổng DIN-8 để kết nối modem và máy in, vận hành trên chuẩn RS-422, cho phép mạng internet hoạt động qua LocalTalk - điều sau này trở thành nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của dòng máy tính Mac. Tuy nhiên trở ngại duy nhất đối với DIN-8 là tại thời điểm đó, nó không phải cổng kết nối chuẩn, vậy nên nếu người dùng muốn kết nối bất kỳ máy in nào với Mac ngoài máy in ImageWriter của Apple, họ sẽ cần phải có đầu chuyển kết nối. Cần nói thêm rằng tại thời điểm đó adapter chuyển đổi trên thị trường chưa thực sự ổn định.
Beige PowerMac G3 là thế hệ desktop Mac cuối cùng sử dụng cổng DIN-8. Tuy nhiên nhiều năm sau đó trên thị trường vẫn bán adapter USB dành cho cổng kết nối này.
![]() |
Apple đã lần đầu tích hợp một phiên bản của chuẩn giao tiếp SCSI trên Mac Plus trình làng hồi năm 1986, giao thức này sau đó duy trì hoạt động trên các đời Mac sau đó tới tận Mac SE và Mac II. Ưu điểm của SCSI nằm ở chỗ giao thức này cho phép kết nối kiểu daisy chain (kết nối nhiều thiết bị cùng loại với nhau) cũng như đem lại tốc độ cao hơn rất nhiều chuẩn giao tiếp dữ liệu ATA phổ biến thời đó. SCSI chủ yếu dùng để kết nối bộ nhớ trong vì tốc độ vượt trội, nhưng các thiết bị tốc độ cao khác như máy scan của Apple cũng được tận dụng giao thức này. Tuy nhiên, sau cùng SCSI vẫn bị loại bỏ khỏi bảng mạch motherboard và thay thế bằng FireWire trong bước chuyển giao từ chiếc Beige G3 tới chiếc Blue and white PowerMac G3.
![]() |
Jack cắm ADB được phát minh bởi nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak và lần đầu xuất hiện năm 1986 cùng sự ra mắt của Apple IIGS, ADB là jack cắm 4 chân pin, được sử dụng để kết nối bàn phím và chuột cũng như hàng loạt thiết bị băng tần thấp khác. ADB sau đó được đem lên nhiều sản phẩm khác của Táo như Macintosh SE và Mac II, thậm chí còn xuất hiện trên máy tính NeXT của Steve Jobs khi ông thành lập công ty cùng tên năm 1990, cổng kết nối cho phép người dùng khởi động Mac ngay trên nút bấm bàn phím. Tuy nhiên một nhược điểm lớn với ADB đó là cổng này không hỗ trợ rút ngay lập tức. Người dùng thường được khuyến cáo là không nên rút cổng này khi máy tính vẫn đang hoạt động.
“Đó chính là lý do vì sao cổng ADB bị loại bỏ. Dù hiếm khi xảy ra, nhưng hư hại phần cứng có thể xảy ra với cả cổng kết nối lẫn thiết bị bạn cắm vào”,Low End Mac viết vào năm 2001.
Tất nhiên, giống phần lớn cổng kết nối được đề cập tới tại đây, ADB đã dần đi vào quên lãng kể từ cuối những năm 1990 với sự xuất hiện đầy hoành tráng của USB. Sản phẩm cuối cùng giữ kết nối ADB của là chiếc Blue and white Power Macintosh G3 ra mắt năm 1999.
![]() |
Dây AAUI được giới thiệu đầu tiên vào cuối những năm 1980 như một phần của hệ thống mà Apple gọi là FriendlyNet, vốn dĩ cho phép kết nối các máy tính bằng mạng Ethernet. Cổng sử dụng chân 15 pin D gắn trên máy tính và nhiều loại jack cắm khác nhau ở đầu dây kết nối tùy thuộc từng nhà sản xuất.
" alt=""/>Cùng nhìn lại toàn bộ lịch sử cổng kết nối của Apple