Nếu túi được đeo trên khuỷu tay với cánh tay cong: Thông thường, đây là tư thế dành cho những phụ nữ sành sỏi. Nó thể hiện sự tự tin và giới quý tộc thường giữ túi của họ như thế này.
Nếu bạn giữ túi dưới cánh tay: Điều này ngụ ý rằng bạn thường thoải mái và không quá quan tâm đến ngoại hình của mình.
Nếu bạn treo nó qua vai: Bạn không cảm thấy cần phải che giấu bất cứ điều gì. Đây cũng là một cách mang túi tiện lợi.
Nếu bạn giữ túi ở phía dưới cùng tay cầm: Nó thể hiện rằng bạn đang lo lắng về điều gì đó.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, những dấu hiệu này không hẳn đúng trong mọi trường hợp nhưng đa phần sẽ xảy ra.
2. Cách bảo quản giấy vệ sinh
![]() |
Cách bạn treo cuộn giấy vệ sinh của mình rất quan trọng, nó quyết định bạn có tính cách thích kiểm soát hay thoải mái. Các bác sĩ đã tiến hành thực nghiệm với 2.000 người và phát hiện ra rằng những người cuộn giấy vệ sinh “quá đà” thường khó tính hơn. Những người rút tờ giấy ra từ bên dưới hóa ra lại dễ phục tùng hơn.
3. Cách chụp ảnh selfie
![]() |
Những người thân thiện thường chụp ảnh từ phía dưới. Những người tận tâm hơn thường ít để lộ không gian riêng tư ở phía sau.
Những cá tính cởi mở với trải nghiệm mới thường thể hiện những cảm xúc tích cực rõ ràng hơn. Theo các nhà nghiên cứu, những người lo lắng có xu hướng làm “mặt vịt”.
4. Cách đi bộ
![]() |
Các chuyên gia ngôn ngữ cơ thể nhận thấy mối liên hệ giữa phong cách đi bộ và tính cách của bạn. Những người vai chùng xuống thường có xu hướng buồn, trong khi những người hạnh phúc sẽ đi lại rộn ràng hơn.
Nếu chúng ta thay đổi cách đi, chúng ta có thể thay đổi tâm trạng của mình. Ngoài ra, dáng đi của chúng ta có thể là dấu hiệu cho thấy lỗ hổng. Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng bạn có thể phát hiện một người dễ bị tổn thương từ phong cách đi bộ của họ. Khi bạn nghiêng đầu, điều đó có thể cho thấy bạn đang nhạy cảm và yếu đuối.
5. Cái bắt tay của bạn
![]() |
Cái bắt tay của một người cũng có thể liên quan đến một số khía cạnh trong tính cách của họ, như nghiên cứu đã chỉ ra. Những người có cái bắt tay chắc chắn thường hướng ngoại hơn, vì vậy họ cởi mở hơn với những trải nghiệm mới. Họ cũng ít khi bị kích thích thần kinh và mạnh mẽ hơn so với những người bắt tay yếu ớt.
6. Lượng thời gian bạn sử dụng điện thoại
![]() |
Các nhà khoa học đã nhận thấy mối tương quan giữa việc “nghiện” điện thoại di động của một người và sự ổn định cảm xúc của họ. Trong quá trình nghiên cứu, người tham gia được yêu cầu đánh giá những câu như “Tôi nên dành ít thời gian hơn cho điện thoại di động” và “Tôi bị kích động khi không nhìn thấy điện thoại di động”.
Kết quả là người ta phát hiện ra rằng những người nghiện điện thoại và dành nhiều thời gian cho điện thoại có xu hướng lo lắng và thần kinh thường rối loạn hơn.
7. Sự đúng giờ của bạn
![]() |
Đúng giờ là một yếu tố mà chúng ta có thể đánh giá cao trong công việc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đi làm muộn hoặc đi làm sớm có thể có ít động lực hơn. Đồng nghĩa rằng - nếu bạn luôn đúng giờ, bạn sẽ có động lực tốt.
8. Khoảnh khắc lo lắng của bạn
![]() |
Các nhà khoa học đã quay phim mọi người trong các tình huống khác nhau và theo dõi phản ứng của họ. Kết quả cho thấy những người có xu hướng cầu toàn cao thường có dấu hiệu căng thẳng, thất vọng và buồn chán.
Hãy tuân thủ 5 thói quen đơn giản sau đây vì chúng có thể giúp bạn phòng ngừa nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm, từ đó kéo dài tuổi thọ.
" alt=""/>8 thói quen tiết lộ chính xác tính cách của bạnĐây là sự kiện bên lề Hội nghị thượng đỉnh La Francophonie (Pháp ngữ) lần thứ 19, tại Paris, Pháp, do Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) chủ trì.
Theo ông Trung, tiếng Pháp có lịch sử thăng trầm tại Việt Nam. Trước năm 1954, học tiếng Pháp là truyền thống, bởi cần cho hầu hết hoạt động hành chính, giao dịch. Sau Hiệp định Geneve, Pháp rút khỏi Việt Nam, ngôn ngữ này không còn được chuộng như trước. Hàng nghìn giáo viên dạy tiếng Pháp ở phổ thông mất việc.
Năm 1970, tiếng Pháp thịnh hành trở lại khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng Pháp ngữ, nhiều học bổng du học được trao cho sinh viên. Phong trào lại nổi lên vào năm 1997, khi hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 7 được tổ chức ở Việt Nam.
"Khi đó, quan hệ Pháp và Việt Nam kết nối bằng cách đào tạo nguồn nhân lực, nổi lên là lĩnh vực giáo dục, y tế và công nghệ", ông Trung đánh giá. Nhiều giáo viên, chuyên gia, giáo sư đầu ngành từng học tập tại Pháp, sau trở thành lãnh đạo bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu...
Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, sự xuất hiện của các nhà đầu tư Mỹ, Hàn, Nhật khiến các ngôn ngữ này ngày càng phát triển ở Việt Nam. Trong khi đó, vị thế của tiếng Pháp dần mai một.
Ông Trung đánh giá chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Pháp từ ngày 3 đến 7/10, là dấu hiệu tích cực để tiếng Pháp thịnh hành trở lại ở Việt Nam.
Ông đề xuất kiều bào Pháp tăng cường kết nối, thông qua các dự án, chương trình đào tạo, tư vấn... để đưa công nghệ, mối quan hệ quốc tế, kiến thức về nước, đồng thời lan tỏa các giá trị Việt Nam ở nước ngoài.
"Hưởng ứng lời kêu gọi của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công đoàn Điện lực Việt Nam đã kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân viên và người lao động thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cùng chung một tấm lòng để giúp những bệnh nhân có cơ hội được sống hoặc kéo dài sự sống bằng chính giọt máu quý báu, bằng chính tấm lòng chân thành của mình", Phó Tổng giám đốc EVN cho biết.
Cũng theo ông Võ Quang Lâm, sau 5 lần tổ chức Tuần lễ hồng EVN, CBNV-NLĐ Tập đoàn đã đóng góp được tổng cộng trên 40.000 đơn vị máu vào các “ngân hàng” máu toàn quốc. Đặc biệt, ý thức, tinh thần thiện nguyện của người EVN ngày càng nhân rộng theo từng năm.
Thông qua Tuần lễ hồng lần thứ VI, EVN mong muốn góp phần thay đổi nhận thức cộng đồng về giữ gìn sức khỏe cá nhân, đồng thời tư vấn về bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) và các bệnh lý về máu do các bác sĩ của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tư vấn. Cũng qua chiến dịch này, EVN góp phần tuyên truyền về hạn chế rác thải nhựa, để gìn giữ và bảo vệ môi trường.
![]() |
Ông Phạm Tuấn Dương, Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương bày tỏ lòng biết ơn sự tham gia, vào cuộc của EVN trong việc hiến máu tình nguyện nhiều năm qua. Qua đó, EVN đã giúp lan tỏa những điều tốt đẹp đến với cộng đồng, góp phần vào công tác cứu chữa cho người bệnh.
“EVN đã huy động được hơn 40.000 đơn vị máu trong năm năm qua. Với mỗi đơn vị máu, trung bình tách thành phần chế phẩm cơ học hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu, đã góp phần truyền cho khoảng 100.000 bệnh nhân trên cả nước. Đây là điều vô cùng quý giá”, ông Phạm Tuấn Dương chia sẻ.
Cũng theo ông Phạm Tuấn Dương, trung bình mỗi ngày cả nước cần khoảng 2 triệu đơn vị máu. Tuy nhiên, con số tiếp nhận thực tế mỗi năm chỉ có thể đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu. Đáng nói, lượng máu khan hiếm nhất vào trước và sau Tết Nguyên đán. Chính vì vậy, việc EVN tổ chức Tuần lễ hồng vào dịp này tại Hà Nội cũng như trên toàn quốc có ý nghĩa lớn đối với các bệnh nhân.
Tuần lễ hồng EVN lần thứ VI được tổ chức tập trung từ ngày 07 - 13/12/2020, là một trong những hoạt động nhân dịp kỉ niệm 66 năm Ngày Truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2020) và hưởng ứng Tháng Tri ân khách hàng của EVN. Hoạt động này càng có ý nghĩa với cộng đồng, sau một năm thiên tai, dịch bệnh diễn ra phức tạp khiến cuộc sống đảo lộn, kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
![]() |
Theo thống kê của Ban Tổ chức, chỉ sau gần 1 tuần kêu gọi, các đơn vị của EVN trên toàn quốc đã hưởng ứng mạnh mẽ chương trình; đặc biệt là những CBCNV ngành Điện tại miền Trung, mặc dù vừa phải chịu những vất vả, khó khăn trong công tác khắc phục hậu quả liên tiếp do các đợt bão, lũ lụt lịch sử năm 2020 gây ra, nhưng người lao động ngành điện vẫn tham gia hưởng ứng chương trình.
Ngoài ra, trong khuôn khổ Tuần lễ hồng EVN lần thứ VI, EVN cũng đã phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức tặng quà trực tiếp và tổ chức một buổi vẽ sáng tạo lên chai nhựa tái chế cho các em nhỏ đang điều trị bệnh tan máu bẩm sinh - Thalassemia tại viện.
H.Nam
" alt=""/>Hàng ngàn người lao động EVN tham gia hiến máu nhân đạo