Cơm, đồ ăn đã đặt nấu ở chỗ khác, 8 giờ sáng mỗi ngày, ông Đặng Chiếu Nhiên, phó chủ nhiệm của quán cùng các tình nguyện viên đến cho vào hộp, xếp ngay ngắn đặt sẵn ở bàn. Đến 10 giờ trưa, lần lượt từng nhóm người đến trước cửa quán xếp hàng nhận cơm về ăn. Họ đa số là những người làm nghề bán vé số, xe ôm, nhặt ve chai, sửa xe và cả những người đi đường đang khó khăn đến nhận cơm ăn.
Ông Nhiên cùng các tình nguyện viên mang găng tay cao su, khẩu trang, mũ chống giọt bắn ra đứng phát cơm, kèm những gói quà do các mạnh thường quân gửi trao giúp. Họ dặn nhau phải nhã nhặn, thân thiện, hòa đồng, vui vẻ với người nhận quà.
Phần cơm cá khô chiên, đi kèm rau và canh. |
Bà Bích, 60 tuổi, quê Thanh Hóa vào Sài Gòn làm nghề nhặt ve chai hơn 8 năm. Những ngày sống giãn cách xã hội, hàng quán ít, nhiều cửa hàng đóng cửa, vì thế, thu nhập của bà không đáng là bao. Cả ngày, đi từ sáng đến tối, nhưng bà chỉ nhặt được ít vỏ chai, vỏ lon bia, thùng giấy… bán được hơn 80 ngàn. Bà cho biết, từ đầu tháng tư đến nay, bà thường đến quán Nụ cười 8 lấy cơm về cho cả nhà ăn. ‘Những phần quà này giúp gia đình tôi đỡ vất vả hơn trong những ngày dịch bệnh’, bà Bích nói bằng giọng biết ơn.
Ông Nhiên cho biết, quán cơm này là của thầy Võ Anh Dũng, nguyên Hiệu Trưởng trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong.
Trước đây, quán mở bán với giá 2000đ/phần cơm cho người nghèo. Từ lúc dịch bệnh Covid-19, quán chuyển sang phát cơm từ thiện. ‘Toàn bộ chi phí của quán do mạnh thường quân, bạn bè, học sinh cũ của thầy Dũng quyên góp. Chúng tôi làm với tất cả tấm lòng. Hạnh phúc chúng tôi là người khó khăn cứ đến vui vẻ lấy cơm ăn, rồi họ quảng cáo cho nhau để truyền đi thông điệp tích cực’, ông Nhiên nói.
Ông cũng cho biết, thời gian qua, ngoài người nghèo, quán còn đón tiếp người có điều kiện đến nhận cơm ăn. ‘Họ vào quán nhận cơm, chúng tôi vẫn vui vẻ phục vụ và nghĩ, người ta sẽ đến một lần. Nào ngờ, lần sau họ vẫn tiếp tục.
Mở cái quán này ra, cả thầy Dũng và mọi người đều mong sẽ chỉ phục vụ người nghèo. Còn người có điều kiện thì mong họ nhường lại’, ông Nhiên bày tỏ.
Cũng theo ông Nhiên, việc phát cơm từ thiện, ban đầu quán chỉ có kế hoạch phát từ ngày 1-15/4, nhưng đến nay vẫn còn duy trì, vì quán nhận thấy, sau những ngày giãn cách xã hội, nhiều người nghèo vẫn còn khó khăn, cần giúp đỡ. Mỗi ngày, quán phát từ 400-500 suất cơm.
Ông Nhiên phát cơm trưa cho người lao động nghèo. |
Trong những ngày dịch bệnh vừa qua, bà Lê Thị Thu Mì, Chi hội trưởng chi hội phụ nữ khu phố 8, phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1 cũng đại diện cho các mạnh thường quân đi trao quà cho người nghèo. Bà cũng gặp những chuyện ‘bằng mặt không bằng lòng’ khi phải trao quà cho người có điều kiện. ‘Mình đi phát, họ xin, một lần mình còn vui vẻ mà nhiều lần, tôi thấy khó chịu. Có người xin được một lần rồi đòi nữa, tôi từ chối thằng’, bà Thu Mì nói.
Ông nguyễn Văn Sỹ, phó chủ tịch UBND thị trấn Đắk Hà, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum cho biết, ngaỳ 24/4 vừa qua, chính quyền địa phương cũng đại diện cho một mạnh thường quân đi trao cho 500 phần quà hỗ trợ người nghèo trong những ngày dịch bệnh. Theo ông Sỹ, đây là một trong những việc làm ý nghĩa, giúp người dân bớt khó khăn trong những ngày dịch bệnh.
Khi thấy khẩu trang y tế khan hiếm, giá bị đẩy lên cao, bà Mì đi mua vải, học may rồi tự may khẩu trang mang tặng cho người nghèo.
" alt=""/>'Đồ từ thiện là của người nghèo, xin nhà giàu đừng nhận'Các công nhân đang lắp ráp một chiếc xe điện tại nhà máy của BYD ở Rayong, Thái Lan, vào tháng 7 (Ảnh minh họa: Reuters).
Các nhà phát triển khu công nghiệp đang bổ sung nhân sự nói tiếng Trung và chuẩn bị đất để xây nhà máy. Việc này cho thấy khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1 năm sau có thể sẽ tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu.
Khi ông chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử tổng thống vào đầu năm nay, các cuộc gọi từ khách hàng Trung Quốc đã đổ về Tập đoàn WHA, một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Thái Lan, theo chia sẻ của Giám đốc điều hành Jareeporn Jarukornsakul.
"Đã có (một làn sóng) chuyển dịch sang Đông Nam Á, nhưng lần này sẽ căng thẳng hơn nhiều", bà nói, nhắc đến nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump (2017-2021).
Bà Jareeporn cho biết, WHA đang mở rộng đội ngũ bán hàng và bổ sung nhân viên nói tiếng Trung vào các nhóm giám sát bảo trì và quản lý các khu công nghiệp rộng hơn 12.000 héc-ta tại Thái Lan và Việt Nam.
Trong số 90 nhà máy đã khai trương trong năm nay tại các khu công nghiệp do Amata Corp của Thái Lan quản lý trên khắp Đông Nam Á, khoảng 2/3 là các công ty đã chuyển cơ sở từ Trung Quốc, ông Vikrom Kromadit, người sáng lập và chủ tịch Amata Corp, cho biết.
Ông Trump có thể sẽ tạo ra tác động làm tăng gấp đôi số lượng các công ty muốn chuyển từ Trung Quốc sang các khu công nghiệp của Amata có diện tích 150km² tại 4 quốc gia Đông Nam Á, theo ông Vikrom.
Amata sẽ khởi công xây dựng một khu công nghiệp tại Lào trong tháng này, nơi Trung Quốc đã xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối Côn Minh với thủ đô Vientiane của Lào.
Trong khi đó, Thái Lan, trung tâm sản xuất ô tô ở khu vực Đông Nam Á, đã thu hút hơn 1,4 tỷ USD đầu tư từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc vào ngành công nghiệp xe điện đang phát triển nhanh chóng của mình.
"Chúng tôi muốn thu hút nhiều đầu tư từ Trung Quốc để có thể bán hàng sang Mỹ", Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Pichai Naripthaphan nói.
" alt=""/>Việt Nam có thể là điểm đến của các hãng xe Trung Quốc khi ông Trump đắc cửViettel đánh giá tốc độ tăng trưởng thuê bao 5G đang "cao gấp đôi" so với mạng 4G triển khai cùng giai đoạn 7 năm trước. Năm 2017, khi nhà mạng này thương mại hóa 4G và đạt con số ba triệu người dùng sau một tháng, dù số trạm 4G khi đó là 36.000, gấp 5,5 lần trạm 5G.