Đối với Nguyễn Bình Nguyên (học sinh lớp 11D2), việc học tại nhà trong những tháng qua không có gì quá khác biệt. Cậu vẫn phải “tới lớp” đúng giờ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong từng môn học cụ thể. Ngay cả với môn Thể dục, Nguyên vẫn phải bắt nhịp theo đúng tiến độ chương trình.
“Ban đầu em cũng không thể hình dung được một tiết học online môn Thể dục sẽ diễn ra như thế nào. Trên lớp, thầy cô vẫn thường tới tận nơi chỉnh sửa từng động tác tay chân của học sinh. Vì thế, lúc đầu em cũng có một chút lạ lẫm. Tuy nhiên khi đã quen, em lại cảm thấy thích thú với tiết học Thể dục hơn bởi ở nhà quá nhiều, được vận động khiến mình cảm thấy thoải mái”.
Hôm nay, tiết Thể dục của Nguyên sẽ bắt đầu lúc 2 giờ 45 phút với bài học “Cầu lông và chạy bền”. Bắt đầu bài giảng, thầy giáo Vũ Tiến Lợi kiểm tra sĩ số lớp thông qua từng gương mặt trên webcam. Sau khi hỏi thăm tình hình sức khoẻ của học sinh, cả thầy và trò cùng thực hiện phần khởi động.
Toàn bộ hoạt động dạy và học này đều được thầy giáo trẻ thực hiện dễ dàng khi sử dụng thành thạo công cụ Teams của Office 365.
Để học các kĩ thuật chơi cầu lông, học sinh được xem video hướng dẫn do giáo viên chuẩn bị. Còn với nội dung chạy bền, thầy giáo hướng dẫn học trò chạy tại chỗ.
“Do giới hạn về mặt không gian trong nhà và tập luyện cá nhân nên trong giờ học giáo viên sẽ tập trung dạy những bài tập bổ trợ cho từng bộ môn cụ thể. Chúng tôi sẽ gửi những video hướng dẫn các em tự học cầu lông tại nhà. Học sinh sẽ ghi lại các video tự tập luyện để giáo viên đánh giá. Chúng tôi rất vui khi thấy trong các video các em gửi có cả sự tham gia của cha mẹ học sinh”. Thầy Lợi cho biết thêm, có nhiều công cụ trên Office 365 giúp kiểm soát học sinh nên giáo viên không quá lo lắng về việc quản lý học sinh cũng như tương tác với học trò.
“Thông qua màn hình, giáo viên vẫn có thể dễ dàng quan sát học sinh tập luyện để hướng dẫn học sinh những động tác chưa đúng kỹ thuật hay dễ dàng biết học sinh nào đó mất tập trung trong giờ học”.
Sau hơn 1 tháng áp dụng hình thức học tập trực tuyến, TS Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng nhà trường vui mừng khi chứng kiến những tiến bộ của cả giáo viên và học sinh.
Cô cho biết, Thể dục là môn học cuối cùng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành áp dụng hình thức học trực tuyến theo thời khóa biểu. Ban đầu, thầy cô lo lắng môn học thực hành khó tổ chức học online hơn các môn khác. Nhà trường đã tổ chức họp tất cả các thành viên tổ Giáo dục thể chất để trao đổi tìm ra các giải pháp mang tính khả thi.
“Nhà trường không đưa ra yêu cầu quá lớn đối với môn Thể dục. Mục tiêu cao nhất của môn học là làm thế nào để học sinh được vận động để cân bằng với việc phải ngồi cả ngày trước màn hình máy tính. Giáo viên dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học để thiết kế nội dung dạy học sao cho phù hợp với việc học cá nhân tại nhà và thiếu không gian. Điều quan trọng hơn cả là làm sao khích lệ được tất cả các học sinh trong lớp tích cực tập luyện”.
Chỉ sau một tuần triển khai dạy học môn Giáo dục thể chất, các đồng nghiệp trong trường và cha mẹ học sinh rất cảm kích về khả năng thích nghi nhanh chóng và những sáng tạo bất ngờ của cả giáo viên thể dục và các em học sinh. Các giáo viên đã phối hợp cùng nhau chuẩn bị rất nhiều video hướng dẫn giúp học sinh có thể tự học ở nhà. Học sinh luôn được truyền cảm hứng thông qua hình ảnh của chính thầy cô và những nhân vật thể thao nổi tiếng.
“Điều lớn nhất mà giáo viên tổ Giáo dục thể chất trường Nguyễn Tất Thành đã làm được không chỉ là những tiết học hiệu quả và sáng tạo, giúp học sinh được tăng cường vận động mà chính là sự nỗ lực cố gắng vượt qua các thách thức của công nghệ, vượt qua nhiều khó khăn của môn học đặc thù để truyền cảm hứng giúp học sinh tích cực tập luyện thể thao nâng cao sức khoẻ”, cô Thu Anh cho biết.
Giảng viên tại Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao - ĐH Quốc gia Hà Nội đang hướng dẫn cho sinh viên
Trong khi nhiều trường vẫn e ngại việc giảng dạy môn Giáo dục thể chất thông qua hình thức học trực tuyến, tại Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao - ĐH Quốc gia Hà Nội, 100% các bộ môn đều được trung tâm áp dụng hình thức này.
Giám đốc Trung tâm Nguyễn Việt Hoà cho rằng, dù khi bắt đầu triển khai, cả giảng viên và sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng trung tâm vẫn đang nỗ lực từng bước “vừa làm vừa điều chỉnh”.
“Đối với những môn học khác vốn thường xuyên áp dụng công nghệ vào trong giảng dạy, khi chuyển sang hình thức học trực tuyến cũng đã có nhiều vướng mắc. Còn đối với giảng viên môn Giáo dục thể chất chủ yếu thị phạm bằng ngôn ngữ cơ thể, khi chuyển sang giảng dạy online, đó là một điều vô cùng khó”.
Giảng viên hướng dẫn tỉ mỉ kỹ thuật từng động tác
Để tiết dạy đạt hiệu quả cao nhất, thầy giáo Nguyễn Thanh Huyền, giảng viên môn Giáo dục thể chất, đã tự quay video bài học, phân tích cụ thể từng động tác rồi gửi tới cho sinh viên xem trước.
Ví dụ, ở bài tập môn cầu lông, sinh viên sẽ được xem trước các kỹ thuật phát cầu (phát không có cầu hoặc phát cầu vào tường). Đến khi bắt đầu tiết học, thầy giáo sẽ chỉnh sửa cụ thể động tác cho từng sinh viên. Nhờ vậy, thời gian tiếp nhận sẽ được rút ngắn mà hiệu quả vẫn cao.
Vào khung giờ 9-10 giờ sáng mỗi ngày, các giảng viên sẽ đánh giá video do học sinh tự quay. Thầy giáo sẽ nhận xét và thị phạm trực tiếp thông qua phần mềm hỗ trợ Zoom và Teams.
“Tất nhiên, việc học online các môn thể dục có dụng cụ như cầu lông, bóng chuyền cũng có những khó khăn nhất định. Nhưng mục tiêu chúng tôi đặt ra hàng đầu vẫn là giúp sinh viên tập luyện nâng cao thể lực. Do đó, điều quan trọng nhất là có thể giúp các em luyện tập mọi lúc, mọi nơi chứ không chỉ dừng lại ở một tiết dạy”, thầy Huyền nói.
Với hình thức này, những điều tưởng chừng bông đùa như tập thể dục tại cầu thang, tập thể dục trên sàn nhà... hay thậm chí là tập thể dục trên giường, giờ đây cũng đã trở thành sự thực vì quy mô phòng trọ của sinh viên quá nhỏ.
“Nhưng dù vậy, sinh viên vẫn rất tích cực và chủ động tham gia vào giờ học. Nhiều em đã tự quay và chia sẻ video cho bạn bè. Điều này đã tạo hứng thú cho rất nhiều người khác nữa”.
Giải đáp cụ thể các thắc mắc của sinh viên
Là đơn vị tiên phong trong dạy học trực tuyến ở môn Giáo dục thể chất, theo Giám đốc Nguyễn Việt Hoà, Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao - ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn đang từng bước thử nghiệm và tìm ra hướng đi riêng.
Hiện đơn vị này đã ra mắt kênh Youtube mang tên “Thethao VNU” nhằm số hóa và dạy học trực tuyến các chương trình học giáo dục thể chất cho sinh viên. Các giảng viên sẽ thiết kế clip bài giảng, sau đó đăng tải lên Youtube để sinh viên có thể theo dõi, tham gia học tập.
“Đối với môn Giáo dục thể chất, nếu chỉ dạy 1 tiết/ tuần sẽ có rất nhiều hạn chế vì đó phải là quá trình rèn luyện lâu dài.
Do vậy, dạy online sẽ là định hướng của trung tâm trong thời gian tới. Nhờ hình thức này, dần dần sinh viên sẽ thay đổi suy nghĩ về môn Giáo dục thể chất. Điều quan trọng nhất của môn học vẫn là rèn thể lực, nâng cao sức khoẻ của chính bản thân sinh viên”.
Thúy Nga - Thanh Hùng
Tình cờ vào phòng xem con đang trong giờ học trực tuyến, chị Hồng Vân (một phụ huynh có con học lớp 9 ở Hà Nội) bất ngờ khi thấy con đang đứng tập thể dục, trước mặt là màn hình máy tính.
" alt=""/>Thầy trò học thể dục qua màn hình máy tínhMột chiều đầu năm, chị Hương điều khiển xe máy ra quán tạp hóa gần nhà tìm mua sữa cho con gái đầu lòng Nguyễn Thị Anh Thư (11 tháng tuổi).
Tuy nhiên, vừa đi cách nhà khoảng 300m, chị Hương bị một chiếc xe ô tô do người lái điều khiển không làm chủ được tốc độ tông trúng. Xe chèn qua người chị, kéo lê khoảng 10 mét, sau đó văng xuống mương nước.
![]() |
Cô giáo Hương đang cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức |
Người dân tìm cách đưa chị Hương ra khỏi gầm ô tô, đưa đến Bệnh viện Ba Lan (Nghệ An) cấp cứu. Tuy nhiên, nạn nhân đã bất tỉnh, cơ thể dập nát. Tại đây, bác sĩ kết luận chị bị gãy tay chân, gãy 8 xương sườn, vỡ hết gan, lách, một phần lá phổi và phải thực hiện chế độ cấp cứu đặc biệt, sau đó chuyển ra bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) để tiếp tục chạy chữa.
Nhìn vợ thoi thóp thở, anh Tuấn nói trong nước mắt: “Cứu vợ em với! Bọn em mới lấy nhau được 2 năm. Vợ em còn quá trẻ, không thể chết như thế này được. Vợ ơi! Tỉnh lại về cho con bú em ơi!”. Tiếng khóc nghẹn cùng những lời tha thiết bi ai của anh khiến nhiều người xung quanh cũng phải rơi lệ.
![]() |
Bố mẹ chồng chị Hương đau đớn, cầu mong con dâu tai qua nạn khỏi |
Anh Tuấn cho biết, năm 2017, anh chị kết hôn. Chị Hương là con gái một thầy giáo làng. Với mong muốn nối nghiệp cha, chị tốt nghiệp sư phạm, trở thành giáo viên mầm non. Gia đình chủ yếu sống nhờ vào đồng lương hợp đồng ít ỏi của chị và công việc làm thuê sửa chữa điện tử của anh nên khá khó khăn.
Sau khi con gái đầu lòng Nguyễn Thị Anh Thư ra đời, chị Hương bị cắt hợp đồng giáo viên vì nghỉ sinh con. May thay, hy vọng nhen nhóm khi mới đây, một trường mầm non khác mời chị đến dạy dù không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
“Mỗi tháng vợ em chỉ nhận được khoảng 2 triệu tiền lương nhưng cô ấy vui và đam mê với nghề lắm. Không ngờ bất hạnh ập đến, rồi không biết tính mạng, sức khỏe cô ấy sẽ ra sao?”, anh Tuấn đau khổ.
Vợ gặp nạn, không có tiền, anh phải chạy vạy gặp nơi vay mượn, thậm chí cầm cố căn nhà nhỏ mới xây của hai vợ chồng. Kios sửa chữa điện tử, đống phế liệu phục vụ công việc của anh Tuấn cũng buộc phải bán đi để vớt vát từng đồng tiền mang ra Hà Nội cứu vợ.
![]() |
Tài sản lớn nhất chỉ còn là đống phế liệu của góc kios sửa chữa phế liệu |
![]() |
Ngôi nhà nhỏ mới xây của gia đình cũng buộc phải cầm cố |
Hiện tại, dù bệnh viện Việt Đức đang nỗ lực cứu chị Hương nhưng do tai nạn quá nặng, chị chỉ còn lại 1 lá phổi, thường xuyên rơi vào tình trạng khó thở.
“Bác sĩ nói để gan và phổi ổn định chút đã mới có thể mổ ghép xương chân, tay, sườn. Tuy nhiên kinh phí chữa trị và thời gian nằm viện quá nhiều, có thể lên tới vài trăm triệu”, anh Tuấn lo lắng.
Từ ngày vợ nằm viện, anh buộc phải gửi con cho ông bà nội để ra Hà Nội túc trực bên cạnh. Đứa con nhỏ mới 11 tháng tuổi luôn trong tình trạng đói sữa, quấy khóc. Nhớ con da diết nhưng anh Tuấn luôn gắng gượng bởi việc cấp bách bây giờ là cứu được vợ mình.
![]() |
Nhà chị Hương quá nghèo trong khi chi phí chạy chữa vô cùng tốn kém |
Tại quê nhà, ông Nguyễn Huy Lâm và bà Trần Thị Sâm (bố mẹ chồng chị Hương) thẫn thờ cầu trời khấn phật cho con dâu tai qua nạn khỏi.
“Ngôi nhà nhỏ chúng nó vừa xây xong đã phải cầm cố. Trong nhà giờ không còn tài sản gì nữa rồi. Con dâu tôi chịu khó, hiền lành lắm. Cầu trời cứu lấy con để nó khỏe mạnh, còn trở về chăm đứa cháu đáng thương này nữa”, bà Sâm lẩm bẩm gạt nước mắt.
Ông Nguyễn Viết Chuân, Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết, hoàn cảnh vợ chồng anh Nguyễn Huy Tuấn và chị Bùi Thị Hương thuộc diện khó khăn. Rất mong những tấm lòng hảo tâm có thể giúp đỡ để chị sớm vượt qua cơn nguy kịch, đoàn tụ với gia đình.
Thiện Lương
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Nguyễn Huy Tuấn, thôn Đồng Thanh, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0917354441. Hoặc thăm trực tiếp chị Bùi Thị Hương, phòng 307, Khoa lồng ngực tim mạch. Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.037 (chị Bùi Thị Hương) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Cô Bình là con đầu của một gia đình thuần nông. Vì hoàn cảnh khó khăn, đông anh em, cô không nỡ xây dựng hạnh phúc riêng mà chịu khó phụ giúp cha mẹ.
Đến tuổi 40, cô mới quyết định xin một đứa con làm nơi lương tựa lúc về già. Em Dương Thị Thu Trang ra đời trong niềm hạnh phúc vô bờ.
![]() |
Đại diện báo VietNamNet (phải) trao tiền bạn đọc giúp đỡ tới cô Bình |
Cuộc sống không ai đoán trước được. Tai họa cứ liên tiếp ập đến, bủa vây lấy hai mẹ con. Cô Bình bị ngã cầu thang dẫn tới chấn thương cột sống, phải thường xuyên đi viện điều trị. Mới đây, em Trang bỗng nhiên đau chân, đi khám thì phát hiện ra mắc bệnh u tủy.
Cùng một lúc, hai mẹ con đều bệnh, đều cần phẫu thuật. Thương con, cô Bình cắn răng chịu đau đớn, dồn toàn lực mong cứu được con, cứu được niềm hy vọng duy nhất trong đời.
Cầm trên tay số tiền bạn đọc gửi tặng, cô xúc động: "Mẹ con tôi xin cảm ơn tòa soạn báo và các nhà hảo tâm đã ủng hộ, giúp đỡ. Tấm lòng này của mọi người tôi xin ghi nhớ suốt đời".
Chị Nguyễn Hà Phương, cán bộ PCTXH Bệnh viện Việt Đức chia sẻ: "Hoàn cảnh mẹ con cô Bình là trường hợp đặc biệt khó khăn của Khoa phẫu thuật thần kinh 1. Được sự hỗ trợ từ bạn đọc Báo, đây sẽ là động lực vô cùng to lớn trên quãng đường chữa bệnh sắp tới của hai mẹ con".
Cô Bình cho biết sẽ dùng số tiền trên để trả nợ viện phí và mua thuốc cho cháu Trang. Sau khi mổ sức khỏe của em Trang đã tốt lên rất nhiều, đi lại được bình thường. Đợi con ổn định, cô Bình mới tính đến chuyện phẫu thuật cột sống cho mình với chi phí lên tới 120 triệu đồng.
Phạm Bắc
Đã có lịch phẫu thuật cột sống nhưng vì khó khăn, cô Bình phải hoãn lại để nhường con gái làm phẫu thuật u tủy.
" alt=""/>Tấm lòng bạn đọc gửi đến mẹ con cô Dương Thị Bình