Người dân Hà Nội có thể gọi đến nhánh 3 Tổng đài 1022 bằng cách gọi trực tiếp đến số 1022 khi sử dụng thuê bao cố định nội hạt và quay số 024.1022 khi gọi từ thuê bao liên tỉnh, di động. Sau đó, bấm phím 3 và bấm tiếp phím 1 để kết nối đến đường dây nóng Sở Y tế Hà Nội để cập nhật thông tin F0 điều trị tại nhà; hoặc bấm tiếp phím 2 khi có nhu cầu kết nối đến Mạng lưới thầy thuốc đồng hành để được tư vấn y tế về phòng, chống dịch Covid-19.
Tổng đài 1022 - kênh kết nối, tiếp nhận phản ánh, giải đáp kiến nghị của công dân, tổ chức tại thành phố được Hà Nội đưa vào vận hành chính thức từ ngày 19/8. Trước mắt, Tổng đài 1022 của Hà Nội tập trung tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị, phản ánh liên quan đến công tác phòng, chống Covid-19. Sở TT&TT là đơn vị được thành phố giao chủ trì vận hành tổng đài này.
Tổng đài 1022 Hà Nội đã tiếp nhận 46.648 cuộc gọi đến
Tổng đài 1022 - kênh kết nối, tiếp nhận phản ánh, giải đáp kiến nghị của công dân, tổ chức tại thành phố được Hà Nội đưa vào vận hành chính thức từ ngày 19/8. Trước mắt, Tổng đài 1022 của Hà Nội tập trung tiếp nhận, giải đáp các kiến nghị, phản ánh liên quan đến công tác phòng, chống Covid-19. Sở TT&TT là đơn vị được thành phố giao chủ trì vận hành tổng đài này.
Đến nay, Tổng đài điện thoại 1022 đã triển khai 7 nhánh gồm: Nhánh 1 (bấm phím 1) - Kết nối đến Trung tâm cấp cứu 115; Nhánh 2 (bấm phím 2) - Kết nối đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội; Nhánh 3 (bấm phím 3) - Tiếp nhận thông tin liên quan đến F0 điều trị tại nhà và tư vấn y tế về phòng, chống dịch Covid-19; Nhánh 4 (bấm phím 4) - Kết nối đến Sở TT&TT để phản ánh về vi phạm phòng, chống dịch Covid-19;
Nhánh 5 (bấm phím 5) - Kết nối đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để được giải đáp về các vấn đề an sinh xã hội; Nhánh 6 (bấm phím 6) - Kết nối đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội để yêu cầu giúp đỡ, hỗ trợ nhu yếu phẩm khi gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; Nhánh 7 (bấm phím 7) - Kết nối đến Sở TT&TT để hướng dẫn, hỗ trợ về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến của thành phố.
Theo thống kê của Sở TT&TT, trong tuần từ ngày 13/12 đến ngày 17/12, Tổng đài 1022 đã tiếp nhận 840 cuộc gọi đến, trong đó cuộc đáp ứng là 634 cuộc, đạt 75,48%; đã giải đáp, xử lý, tư vấn 577 cuộc và chuyển các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xử lý theo thẩm quyền 57 cuộc. Tổng số cuộc gọi đi chăm sóc sức khỏe chủ động (đối với nhánh 3) là 185 cuộc; số người được tư vấn, chăm sóc (F0) là 104 người.
![]() |
Tài khoản Zalo “Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội” là 1 trong 3 kênh để người dân phản ánh tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố. |
Tính từ ngày 20/8 đến nay, Tổng đài 1022 đã tiếp nhận 46.648 cuộc gọi đến, trong đó cuộc đáp ứng là 34.080 cuộc, đạt 73,06%; đã giải đáp, xử lý, tư vấn 31.526 cuộc và chuyển các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xử lý theo thẩm quyền 2.554 cuộc. Tổng số cuộc gọi đi chăm sóc sức khỏe chủ động (đối với Nhánh 3) là 8.122 cuộc; số người được tư vấn, chăm sóc (F0) là 1.812 người.
Cũng trong tuần từ ngày 13/12 đến ngày 17/12, qua Tổng đài 1022 (nhánh 4), tài khoản Zalo “Sở Thông tin Truyền thông thành phố Hà Nội” và ứng dụng PC-Covid, Sở TT&TT Hà Nội đã tiếp nhận 2.238 cuộc gọi, tin nhắn của người dân phản ánh thông tin về phòng, chống dịch. Trong đó, đã xử lý 2.163 phản ánh, chuyển các quận, huyện, thị xã 75 phản ánh. Lũy kế từ ngày 22/7 đến ngày 17/12, Sở đã tiếp nhận 212.492 cuộc gọi, tin nhắn; trong đó đã xử lý 205.562 phản ánh và chuyển quận, huyện, thị xã 6.930 phản ánh.
Vân Anh
Khi chọn nhánh 3 của Tổng đài 1022 mới được Hà Nội đưa vào vận hành, người dân sẽ được kết nối Mạng lưới thầy thuốc đồng hành hỗ trợ tư vấn chăm sóc sức khỏe trực tuyến liên quan đến dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là người mắc Covid-19.
" alt=""/>Hà Nội công bố mở rộng Nhánh 3 của Tổng đài 1022 về phòng chống Covid![]() |
Tổng thiệt hại từ các vụ lừa đảo trong lĩnh vực tiền mã hóa. Ảnh: Chainalysis. |
Theo báo cáo ngày 16/12 của Chainalysis, tổng thiệt hại từ các vụ lừa đảo trong lĩnh vực tiền mã hóa đã tăng 81% so với năm 2020, lên mức 7,7 tỷ USD. Tuy nhiên, mức thiệt hại này vẫn thấp hơn so với năm 2019, khi số liệu thống kê cho thấy con số có lúc chạm mốc gần 10 tỷ USD.
Ngoài ra, công ty này cũng nhận định rug pull sẽ trở thành hình thức lừa đảo hàng đầu đối với lĩnh vực tiền mã hóa.
“Rug pull rất phổ biến trong lĩnh vực DeFi vì với kỹ thuật phù hợp và nhanh chóng, những kẻ lừa đảo sẽ dễ dàng tạo ra các token mới trên chuỗi khối Ethereum hoặc các nền tảng khác và đưa chúng niêm yết trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) mà không bị kiểm tra”, Chainalysis cho biết thêm.
Công ty dữ liệu blockchain này nhận định việc kiểm tra các token hiện vẫn chưa bị bắt buộc, do đó tình trạng lừa đảo trên quy mô lớn vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Nếu đưa ra các quy định bắt buộc, những vụ lừa đảo sẽ bị hạn chế và ít gây thiệt hại hơn.
“Scam hay lừa đảo được coi như hình thức phạm tội lớn nhất trong lĩnh vực tiền mã hóa và mục tiêu hàng đầu đa phần là người dùng mới. Nó đặt ra một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với việc tiếp tục sử dụng tiền mã hóa”, Chainalysis nhận định.
Ngoài ra, tổng thiệt hại năm nay có sự tăng đột biến một phần là do sự xuất hiện của các vụ rug plull quy mô lớn khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào cảnh trắng tay.
Trên thực tế, vụ rug pull lớn nhất trong năm nay lại không bắt đầu từ một dự án DeFi. Theo báo cáo của Chainalysis, CEO sàn giao dịch tập trung lớn của Thổ Nhĩ Kỳ Thodex đã biến mất ngay sau tạm dừng việc rút tiền của người dùng. Tổng thiệt hại từ vụ lừa đảo này đã chạm ngưỡng 2 tỷ USD, chiếm gần 90% tổng số tiền bị đánh cắp trong các lần rug pull.
(Theo Zingnews)
Một tín hiệu đáng mừng cho các nhà đầu tư khi giá trị một số loại tiền điện tử đang có xu hướng gia tăng.
" alt=""/>Lừa đảo trong lĩnh vực tiền mã hóa lập kỷ lục