
 |
Tuyết Vân nổi tiếng trên cộng đồng mạng với những bức ảnh xinh đẹp trong màu áo võ. |
Niềm vui bất ngờ sau ngày trở về
Từ trước khi thi đấu SEA games, Châu Tuyết Vân đã trở thành một chủ đề nóng của cộng đồng mạng Việt Nam. Đôi mắt to tròn, nét mặt ngây thơ cùng những thành tích đáng nể trong môn taekwondo nên Vân được nhiều người gọi là hot girl, hoa khôi làng võ. Mỗi khi cô đến lớp học, bạn bè lại reo lên “hoa khôi làng võ đã đến”. Sự yêu quý này khiến cô gái trẻ cảm thấy thích thú.
Vài ngày sau khi trở về Việt Nam, cô gái trẻ khá bất ngờ khi được vinh danh là công dân trẻ tiêu biểu của TP.HCM 2013. "Trước khi đi thi đấu em chỉ nghĩ mình cần cố gắng hết sức, nhưng không ngờ lúc trở về lại nhận được tin vui này. Gia đình em cũng rất tự hào về điều đó", Vân tươi tắn chia sẻ.

|
Trở về sau thành công tại SEA Games, Tuyết Vân bất ngờ nhận thêm tin vui trở thành công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2013. Ảnh; Lâm Thỏa |
Bén duyên với taekwondo từ lớp 2, đang ở trong đỉnh cao của sự nghiệp, cô gái trẻ xác định rõ mục tiêu của mình là tập trung cho công việc. Vân nói: “Gần đây có nhiều người hỏi em sao không thử lấn sân sang làm người mẫu, đóng phim. Nhưng hiện tại em không nghĩ tới chuyện đó. Mọi người biết đến Vân là qua taekwondo, nên nếu không có những thành tích thì chắc cũng không ai biết đến. Điều em mong mỏi vẫn là tập luyện tốt, giữ vững phong độ”. Điều giản dị của nữ sinh 9X Trở về từ SEA Games 27 với tấm huy chương vàng, điều Vân làm đầu tiên là lao vào bếp phụ mẹ nấu những món ăn mình thích như canh cua, thịt kho… cho đỡ thèm sau một thời gian ở Myanmar. Đằng sau lớp áo võ là một Tuyết Vân dịu dàng, thích mua sắm, nấu ăn, làm đẹp hay hát vu vơ và đặc biệt là sở thích chụp hình. “Thường nghĩ đến con gái học võ, người ta hay cho là khô khan. Nhưng ngoài đời em cũng như bao cô gái khác, cũng thích trang điểm, diện đồ đẹp, mua sắm và rất hiền”, Vân vui vẻ tâm sự.
 |
|
 |
Ngoài đời thường là môt Tuyết Vân thích làm đẹp, mua sắm, nấu ăn và chụp hình. |
Quay về với nhịp sống thường ngày, Vân tiếp tục trở lại lớp học để học xong chương trình học Quản lý thể thao, ĐH Tôn Đức Thắng. Do phải thường xuyên thi đấu, cô còn nợ khá nhiều môn nên thời gian sắp tới Vân phải dồn hết sức cho bài vở. Tuyết Vân chia sẻ: “Em nghĩ nếu cơ duyên không gắn với võ thuật thì sẽ theo lĩnh vực tài chính ngân hàng. Vì em cũng thích ngành này. Nhưng trước mắt em cứ học tốt. Sắp tới em còn phải đăng ký học thêm ngoại ngữ, tin học để khi không thi đấu nữa sẽ dễ kiếm việc hơn”.
 |
Mục tiêu của vân là tập trung học tập và tập luyện để giành nhiều thành tích cao hơn |
Ngay từ bé, mỗi khi đi thi đấu được bao nhiêu tiền giải thưởng, Vân đều đưa hết cho gia đình. Cô nói: “Hồi bé, mỗi khi được 50.000, 150.000 đồng tiền thưởng của phường, của quận em đều đưa hết cho ba mẹ. Bây giờ thì cũng vậy, em vẫn gửi cho nhà, đóng học phí và giữ lại một ít cho mình”. Về mẫu bạn trai, Tuyết Vân mong muốn quen được một người cũng đam mê thể thao, biết quan tâm chia sẻ và nam tính. Cô gái xinh đẹp bộc bạch: “Em hay đi tập luyện, thi đấu xa nhà nên càng cần một người có thể quan tâm và thông cảm cho công việc của mình. Nhưng hiện tại em chưa nghĩ đến chuyện tình cảm vì còn phải tập trung cho công việc. Nếu không... lỡ thương ai thì chắc phải sau Asiad 2019 tại Việt Nam thì em mới tính đến chuyện yêu”.
(Theo Như Quỳnh/ Infonet)
" alt=""/>Hot girl duy nhất được vinh danh công dân trẻ tiêu biểu 2013
- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận không ít lần ví von công cuộc đổi mới toàn diện, cơ bản giáo dục lần này là “trận đánh lớn”. Và đổi mới thi cử là khâu đột phá. Ông Luận lý giải, dù thi cử không là mục tiêu cuối cùng của đổi mới giáo dục nhưng là việc phải làm ngay để tác động trở lại việc dạy và học trong nhà trường.
Nhìn "cách đánh mở màn", người ta chưa rõ kế hoạch ra trận được xác lập kỹ lưỡng với lộ trình chi tiết.
 |
Vẫn còn nhiều giáo viên soạn giáo án dưới ngọn đèn vì nơi ở chưa có điện. Ảnh: Lê Anh Dũng
|
Điều này thể hiện rõ ở dự thảo thi tốt nghiệp THPT vừa xuất hiện. Theo thông lệ hàng năm, đến cuối tháng 3 là Bộ công bố các môn thi tốt nghiệp. Nhưng học sinh lớp 12 năm nay vừa được một phen bất ngờ, và đến bây gìơ là băn khoăn không biết kỳ thi năm nay sẽ là 4, 5 hay 6 môn.
Trong tuần vừa qua còn một bất ngờ khác nhưng bị chìm lấp bởi dự thảo đổi mới thi tốt nghiệp.
Đó là việc Bộ GD-ĐT bất ngờ quay phắt ra đồng ý cho các trường thi riêng được sử dụng kết quả thi “3 chung”.
Trước đó, trong cuộc họp báo công bố dự thảo về tuyển sinh riêng, trong các lần trả lời phỏng vấn lẫn toạ đàm trực tuyến, các lãnh đạo Bộ đều tỏ ra rất kiên định trong việc không cho các trường thi riêng được sử dụng kết quả “3 chung” để tuyển sinh…
Nhưng đột nhiên, đến ngày 2/1,bản dự thảo cuối cùng với thay đổi đáng chú ý nhất chính là việc cho các trường tuyển sinh riêng được tuyển thí sinh dự thi 3 chung. Thậm chí, Bộ còn giải phóng cho các trường muốn thi riêng khỏi việc phải nghĩ giải pháp chống tiêu cực khả thi.
“Do thời gian gấp” (theo công văn), nên Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường có ý kiến phản hồi chỉ trong vòng 2 ngày, đến trước ngày 4/1.
Nói thế để so sánh, kỳ thi đại học diễn ra sau kỳ thi tốt nghiệp, nhưng đã được chốt thời gian cho phương án cuối cùng. Hơn nữa, vấn đề tìm phương án thay thế cho 3 chung đã được đặt ra ròng rã trong nhiều năm qua, còn thay đổi thi tốt nghiệp hầu như chưa được đề cập tới.
Không chỉ học sinh, phụ huynh, lãnh đạo các cơ sở giáo dục… mà lãnh đạo giáo dục ở địa phương cũng thấy ngơ ngác trước những dự kiến này.
“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ” đã được xem là một sáng tạo về nghệ thuật tác chiến của quân đội Việt Nam. Nếu đã "đánh" theo chiến thuật này, thì thiếu một trong ba yếu tố khó giành được thắng lợi.
Xét đến công tác đổi mới thi cử, chưa đề cập đến yếu tố “thần tốc”, "trận đánh" mới chỉ “bất ngờ”.
“Táo bạo” thì gần như không có vì các phương án đổi mới thi Bộ đưa ra đều được nhận định là “như trước đây” – cho dù Bộ có cố giải thích là không giống, và có kìm nén nhất định - xét duyệt phương án thi riêng của các trường.
Một trận đánh muốn giành thắng lợi phải tạo bất ngờ cho đối phương. Nhưng đổi mới giáo dục có thật sự giống trận đánh nơi chiến trường?
Còn một loạt đầu việc nằm trong “trận đánh lớn” mà ngành giáo dục đã liệt kê ra như chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, tổ chức quản lý, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, tài chính… Liệu Bộ GD-ĐT có quyết tâm "đánh trận" bằng những thay đổi bất ngờ?
" alt=""/>Bộ Giáo dục mở màn 'trận đánh lớn'