ThS.BS Nguyễn Quang Thuận, Phó GĐ trung tâm Chống độc, BV cho biết, trong hơn 1 tuần trở lại đây, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân ngộ độc rượu vào cấp cứu. Trong đó không ít bệnh nhân quá nặng, không thể qua khỏi.
Trường hợp nặng mới nhất là bệnh nhân Trần Xuân Đ. (57 tuổi, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội) bị ngộ độc methanol cấp.
![]() |
Bệnh nhân Đ. ngộ độc rượu nặng, đang nằm điều trị tại BV Bạch Mai |
Theo lời người nhà, ngày 17/12, ông Đ. uống rượu mua từ một cửa hàng gần nơi trọ. Ngay ngày hôm sau, ông Đ. có biểu hiện kích thích, đau đầu, mắt mờ, được người thân đưa vào BV Y học cổ truyền Hà Nội, sau đó được chuyển tiếp đến BV Bạch Mai cấp cứu lúc 10h sáng cùng ngày.
BS Thuận cho hay, khi nhập viện, bệnh nhân đã hôn mê sâu, thang điểm Glasgow chỉ còn 3 điểm (mức thấp nhất), toan chuyển hóa nặng, giảm thị lực, tụt huyết áp, suy gan, suy thận, ngộ độc rất nặng.
Bệnh nhân lập tức được cấp cứu theo hướng ngộ độc rượu. BS tiến hành hồi sức, chống độc, đặt nội khí quản, lọc máu.
Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ methanol trong máu lên tới 169 mg/dL, trong khi bình thường ở mức 20 mg/dL đã rất nặng, phải lọc máu. Hiện tình trạng vẫn đang rất nguy kịch.
Theo Ths.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, rượu chứa methanol là rượu pha cồn công nghiệp. Khi vào cơ thể, methanol sẽ được chuyển hóa thành chất độc hơn, phát tác chậm, sau 1-2 ngày các biểu hiện bên ngoài mới rõ rệt. Ca ngộ độc methanol nặng nhất từ trước đến nay lên tới 687mg mathanol/dL.
Dù uống liên tục với liều không cao nhưng methanol vẫn tích lũy gây các tổn thương cho người bệnh.
Điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc methnol rất tốn kém, tỉ lệ tử vong cao, những ca thoát chết cũng để lại di chứng nặng nề ở não, mắt rất nặng nề như phù, hoại tử nhân bèo, chảy máu não…
Có tới gần 53% người Việt ăn thiếu rau trong khi uống rượu bia nhiều thứ 2 Đông Nam Á và ăn mặn gấp đôi khuyến cáo.
" alt=""/>Quý ông 57 tuổi suy gan, thận vì rượu giảTheo hãng nghiên cứu thị trường Canalys, Xiaomiđứng thứ ba trên thị trường smartphone toàn cầu nhờ bán được 47,1 triệu máy trong quý III, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, thị trường chung giảm 1% so với một năm trước, xuống còn 348 triệu máy nhưng tăng 22% so với quý II.
Samsung Electronics lấy lại vị trí đầu bảng nhờ doanh số tại Ấn Độ, nơi các thương hiệu Trung Quốc đang bị ảnh hưởng vì căng thẳng chính trị Trung - Ấn. Huawei trượt xuống vị trí số hai và Applerơi xuống số bốn. Tuy vậy, iPhone 11 vẫn là điện thoại bán chạy nhất quý tại Trung Quốc dù không có công nghệ 5G. Với iPhone 12, Canalys dự đoán doanh số iPhone tại thị trường sẽ bật trở lại vào quý IV.
Tại Trung Quốc, Xiaomi là thương hiệu duy nhất ghi nhận tăng trưởng, theo hãng nghiên cứu Counterpoint, với mức tăng 8% so với năm 2019. Thị trường smartphone Trung Quốc nói chung tiếp tục giảm với mức giảm 14%. Chuyên gia Mo Jia của Canalys nhận xét Xiaomi đã tranh giành đơn hàng quyết liệt với Huawei. Tại châu Âu, lượng điện thoại Huawei bán ra giảm 1/4 còn Xiaomi lại tăng 88%.
Xiaomi vô cùng mạo hiểm khi đặt mục tiêu sản xuất cao nhưng đã được đền đáp vì nhu cầu lớn đối với một số thiết bị của hãng, chẳng hạn Redmi 9. Trong khi đó, tương lai của Huawei bất ổn do lệnh cấm nhằm vào chuỗi cung ứng của Mỹ. Richard Yu, CEO bộ phận tiêu dùng Huawei, thừa nhận công ty không còn khả năng sản xuất chip Kirin cao cấp kể từ tháng 9.
Du Lam(Theo Reuters)
Kết quả theo dõi chất lượng không khí tại một số thành phố lớn của Trung Quốc cho thấy mức độ ô nhiễm không khí tỷ lệ thuận với sản lượng sản xuất iPhone.
" alt=""/>Xiaomi vượt Apple trên thị trường smartphone