Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al
Phần 1: Nỗi hận thù 21 năm của chàng trai bị bắt cóc lúc 4 tuổiKhi tôi xem một buổi phát trực tiếp của Tang Weihua - một phụ nữ có con trai bị bắt cóc, tôi đã rơi vào trạng thái tồi tệ nhất của cuộc đời mình. Tôi sợ rằng mình thực sự bị bỏ rơi và bố mẹ đẻ không bao giờ đi tìm mình. Mỗi lần Tang “live-stream”, tôi đều trốn bố mẹ nuôi ra sau đồi để xem.
Vào thời điểm đó, tôi được đưa vào một nhóm những người có thể là con trai của Tang. Thông qua quản trị viên, tôi được kết nối với Tang và có một cuộc trò chuyện với bà. Tôi không biết nói gì ngoài việc kể cho bà về tuổi thơ của tôi, và bà đã nói với tôi đại ý là: “Đừng sợ, con trai, có mẹ ở đây”.
Suốt đời mình, tôi chưa từng được gọi như vậy. Chúng tôi trò chuyện với nhau nhiều lần và bà đã khuyên tôi đi lấy mẫu máu.
Ngay sau đó, bố mẹ nuôi bắt đầu nhận thấy những thay đổi ở tôi. Họ cấm tôi xem chương trình. Hôm đó, tôi và mẹ nuôi đã xảy ra cãi vã. Trong lúc bực bội, tôi uống rượu và chạy ra sau núi để xem chương trình phát sóng của Tang. Tôi bị ngã đập đầu, dân làng phải đưa tôi đi bệnh viện. Từ ngày hôm đó, mẹ nuôi giám sát tôi chặt chẽ, tịch thu điện thoại và chặn Tang trên WeChat.
Khi ở trong bệnh viện, tôi đã nghĩ đến việc chia sẻ với người khác những trải nghiệm của tôi với gia đình nhận nuôi mình. Một số người trên mạng nghi ngờ liệu có phải Tang dựng chuyện để câu “view” không. Sau khi suy nghĩ, tôi quyết định viết một lá thư cho Tang để bà đọc trong buổi phát trực tiếp.
Sau bức thư ấy, một số người càng đinh ninh rằng tôi là một nhân vật không có thật, rằng câu chuyện được bịa ra để lấy sự cảm thông của họ. Ngược lại, cũng có nhiều người xúc động và không hài lòng về cách đối xử của bố mẹ nuôi tôi. Họ đặt câu hỏi: “Mua một đứa trẻ mà lại không yêu nó à?”.
Cộng đồng mạng khuyên tôi nên lấy mẫu máu để tìm gia đình thực sự của mình. Nhưng tôi lo lắng cho bố mẹ nuôi của mình, sợ rằng họ sẽ cảm thấy suy sụp và chúng tôi sẽ xảy ra mâu thuẫn. Tôi cũng sợ dân làng phát hiện ra và mắng chửi tôi là kẻ vô ơn.
Cuối cùng, tôi quyết định lấy mẫu máu, nhưng chỉ để cho cha mẹ ruột của tôi biết rằng tôi đã trưởng thành mà không cần có họ.
 |
Căn nhà nhỏ của Ling Dong được xây phía sau đồi. |
Cha mẹ nuôi tôi khi biết chuyện đã tìm mọi cách ngăn cản. Mẹ nuôi tôi bị suy nhược và uống thuốc sâu tự tử. Vào ngày thứ tư sau khi bà nhập viện, tôi chính thức được thông báo rằng sau 2 vòng đối chiếu, DNA của tôi đã được ghép thành công với một cặp vợ chồng ở Chiết Giang, phía tây nam Thượng Hải.
Chính quyền và các tình nguyện viên khuyên tôi rất nhiều về việc nên hội ngộ gia đình nhưng tôi kiên quyết không gặp. Tôi chỉ muốn tìm ra sự thật và trả thù họ. Tuy nhiên, gia đình tôi đã không từ bỏ. Họ gửi cho tôi những món trái cây mà tôi yêu thích khi còn nhỏ.
Bà và chú tôi lái xe từ Chiết Giang đến Quảng Tây để gặp tôi nhưng tôi từ chối gặp mặt.
Sau vài ngày, tôi bình tĩnh trở lại. Tôi nghĩ, mình phải đưa bà ấy rời khỏi đây, nếu không tôi không thể sống bình yên được. Vậy là tôi đồng ý gặp họ ở văn phòng của chính quyền. Bà sợ tôi bị sốc nên đã cố kìm nén nước mắt và không ôm tôi vào lòng. Tôi cũng không nhìn thẳng vào bà.
Họ nói cha mẹ đẻ đã tìm kiếm tôi suốt nhiều năm trời. Mẹ tôi đã mất từ sớm, còn bố tôi mới mất chưa đầy 4 tháng. Khi nghe những điều đó, tất cả gánh nặng chồng chất trong tôi như sụp đổ. Tôi ngồi sụp xuống sàn và không cho ai đến gần mình.
Sau bữa tối, tôi về Chiết Giang với chú và bà. Suốt chặng đường, tôi không nói một lời nào. Về đến nhà, họ hàng, làng xóm ra đón chúng tôi trong tiếng chiêng trống và pháo nổ. Mọi người sờ tay, tóc, kiểm tra các đặc điểm để xác nhận tôi. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy bộ quần áo mình mặc khi còn nhỏ, cả chiếc ghế dài và bàn chải đánh răng của tôi cũng vẫn còn.
Từ khi tôi bị bắt cóc, trạng thái tinh thần của mẹ tôi không ổn định. Thỉnh thoảng bà bỏ đi nhiều ngày không về. Bố tôi phải đi tìm mẹ, trên tay cầm 2 bức ảnh, 1 của tôi, 1 của mẹ.
Mẹ mất khi em gái tôi mới được vài tuổi, chẳng để lại gì ngoài 2 bức ảnh mà bố tôi giữ lại. Em gái tôi được giao cho bà nội chăm sóc, còn bố tôi đi làm ở xa. Đi đâu ông cũng hỏi về tung tích của tôi. Việc bố mẹ đi tìm tôi như thế nào, bà tôi miễn cưỡng phải kể lại cho tôi nghe.
Bà và em gái đã ở bên tôi suốt ngày hôm đó. Tôi thực sự cảm thấy như đang ở nhà mình. Mọi hành động của họ đều khiến tôi thấy ấm áp - một cảm giác mà tôi chưa từng có ở nhà bố mẹ nuôi.
 |
Bát súp Ling Dong được bà nội nấu cho ăn. |
Bà nói phải nấu cho tôi ăn bữa đầu tiên khi về nhà, còn em gái tôi thì làm trà sữa cho tôi uống. Họ chuẩn bị những món hải sản mà tôi chưa bao giờ được ăn. Tôi hiếm khi được ăn những thứ như thế này, thậm chí còn không biết cách ăn ốc. Mặc dù vẫn còn chưa thoải mái, nhưng tôi cảm động trước tình yêu thương của họ dành cho tôi.
Đêm đó, trong căn phòng nơi tôi ngủ, bà nằm trên sofa để canh tôi vì sợ tôi lại bị bắt đi mất. Lúc tôi đã ngủ say, bà âm thầm ngồi vá lại những lỗ thủng trên chiếc quần bò rách của tôi.
Bà đã phải sống một cuộc đời khó khăn từ sau khi tôi bị bắt cóc. Bà hay nói rằng bà không dám chết khi chưa được gặp tôi. Chú tôi cũng bị ảnh hưởng vì việc tôi bị bắt cóc. Cùng với bà, chú đã dành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình và mãi đến hơn 40 tuổi mới kết hôn.
Gia đình tôi đã không còn thờ cúng tổ tiên từ khi đứa cháu đích tôn bị mất tích. Đến ngày đoàn tụ, bài vị của tổ tiên đã cất giữ suốt 21 năm nay mới được lấy ra. Tôi thành kính cúi đầu trước bàn thờ. Sau đó, tôi đến nơi an nghỉ của cha mẹ để dâng hương cho họ.
Tôi cảm thấy tội lỗi. Suốt những năm qua, tôi đã đổ lỗi cho bố mẹ mình trong khi tôi biết rất rõ về chương trình truyền hình “Hãy chờ con” và về cơ sở dữ liệu DNA quốc gia. Nếu lấy mẫu máu sớm hơn, tôi đã có cơ hội gặp bố.
Về phần bố mẹ nuôi, bí mật của tôi đã bị phát hiện. Họ biết mọi chuyện và bắt đầu gây áp lực buộc tôi phải quay lại ngay lập tức. Tôi bị kẹt ở giữa. Mẹ nuôi thậm chí còn đe doạ sẽ đến Chiết Giang kéo tôi về.
Tôi không muốn bà nội ruột của mình buồn nên giấu những chuyện này. Ngày nào tôi cũng trấn an mẹ nuôi rằng tôi sẽ phụng dưỡng bà khi bà về già. Dù gì đi chăng nữa, tôi đã sống trong căn nhà đó 21 năm và nảy sinh rất nhiều tình cảm không thể chối bỏ.
 |
Bữa cơm đầu tiên chào đón Ling Dong quay về nhà. |
Năm ngoái, bà nội đề nghị tôi về nhà vào đêm giao thừa. Tôi nói rằng, vì mới kết hôn, theo truyền thống tôi phải về gặp toàn bộ gia đình nuôi của mình ở Quảng Tây vào dịp Tết. Tôi sẽ thảo luận chuyện đó với gia đình nuôi để tìm cách sắp xếp. Bà nội tôi do dự một lúc và nói: “Thôi, không phải về nữa. Bà và mọi người vẫn ổn”.
Cuối cùng, tôi phải thoả hiệp. Tôi đến Chiết Giang để ăn tối tất niên cùng bà, sau đó lại về Quảng Tây lúc 2h sáng để chiều mồng 1 có mặt ở nhà bố mẹ nuôi.
Nhớ bố mẹ đẻ, đôi khi tôi nhắn tin vào WeChat cũ của bố tôi để nói cho ông biết tôi đang làm gì và đang nghĩ gì. Một ngày trước ngày giỗ của bố, tôi đã nhắn: “Bố ơi, ngày mai là ngày bố rời xa chúng con, một năm về trước. Dù chúng ta đã không gặp nhau trong một thời gian dài nhưng chúng ta sẽ không bao giờ quên được nhau, phải không?
Con muốn báo cho bố biết rằng mặc dù đã phải trải qua rất nhiều đau buồn trong quá khứ nhưng từ nay về sau, bà và em gái sẽ ổn bởi vì đã có con ở đây. Bố hãy yên tâm rằng con sẽ về thăm nhà thường xuyên, con sẽ chăm sóc bà và em gái. Con sẽ cho em sống như một cô công chúa, con sẽ cố gắng hết sức để biến ngôi nhà của chúng ta thành một tổ ấm mới”.
Tôi tin rằng mặc dù bố mẹ đang ở một nơi khác, nhưng họ vẫn cảm nhận được sự thay đổi trong tôi.
Nguyễn Thảo(Theo The Paper)

Nỗi hận 21 năm của chàng trai bị bắt cóc lúc 4 tuổi
Suốt 21 năm, người đàn ông hận thù cha mẹ đẻ vì nghĩ rằng họ đã bỏ rơi mình.
" alt=""/>Sự thật được tiết lộ sau 21 năm làm con nuôi
Kế hoạch hỗ trợ đón công dân Hậu Giang về quê chia 3 nhóm người có nguyện vọng trở về gồm:Nhóm 1 gồm người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, người khuyết tật, người đi khám, chữa bệnh, người thăm thân nhân, đi công tác chưa trở về được, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là thân nhân của người có công với cách mạng, lao động đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội hàng tháng, học sinh, sinh viên.
Nhóm 2 gồm những người lao động tự do, người lao động bị mất việc làm.
Nhóm ba là những trường hợp còn lại.
 |
Công dân được tỉnh Hậu Giang đón về là người đang học tập, lao động tại TP.HCM, gặp khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội và không phải F0. |
3 việc quan trọng người dân cần thực hiện
Theo thông báo của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hậu Giang, các công dân Hậu Giang hiện đang còn ở TP.HCM, nếu có nguyện vọng về quê tránh dịch thì đăng ký tại trang web của Sở LĐ-TB&XH tỉnh qua địa chỉ https://sldtbxh.haugiang.gov.vn hoặc thông qua app Hậu Giangtrên điện thoại thông minh. Người dân cũng có thể đăng ký tại các địa chỉ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng TP.HCM.
Ban chỉ đạo cũng khuyến cáo người dân phải được sự thống nhất của cơ quan chức năng tại TP.HCM (nơi đang cư trú). Đồng thời, phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-COV-2 trong vòng 72 giờ thì mới đủ điều kiện về quê.
Sau khi đáp ứng ba điều kiện nêu trên, công dân Hậu Giang sẽ được sắp xếp đưa về quê theo từng đợt. Trong đó, đợt 1 dự kiến trong hai ngày 3 và 4/8; ngành chức năng Hậu Giang đón các công dân thuộc nhóm 1, tiếp nhận khoảng 200-300 người.
Đợt 2 sẽ tổ chức đưa các công dân thuộc nhóm 2 và nhóm 3 về Hậu Giang, số lượng tiếp nhận khoảng 200 đến 300 người, dự kiến trong hai ngày 11 và 12/8.
Các đợt còn lại, tỉnh Hậu Giang sẽ tiếp nhận công dân tùy tình hình dịch bệnh và các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 tại các vùng dịch. Tỉnh cũng đồng thời dựa trên số lượng công dân đăng ký trở về sau khi được xét duyệt của các địa phương và khả năng tiếp nhận của khu cách ly theo quy định trên địa bàn tỉnh.
 |
Công dân được test nhanh Covid-19 trước khi lên xe về quê |
Chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng đón dân về tránh dịch
Theo Kế hoạch hỗ trợ đón công dân Hậu Giang ở TP.HCM có nguyện vọng về địa phương, Sở LĐ-TB&XH sẽ tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh sắp xếp và thông báo lịch trình cụ thể để tổ chức các đợt tiếp nhận, đưa công dân trở về.
Sau khi công dân được đón về địa phương sẽ được đưa về khu cách ly tập trung tại Trường Đại học Cần Thơ (khu Hòa An) thuộc xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp theo quy định.
Về phía UBND tỉnh Hậu Giang, sẽ bố trí xe đến địa điểm tập kết để đón công dân và đưa về khu cách ly y tế tập trung tại tỉnh Hậu Giang.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp nhận công dân Hậu Giang đang ở TP.HCM trong bối cảnh khó khăn do Covid-19, chiều 28/7 bà Hồ Thu Ánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã gửi công văn đề nghị TP.HCM quan tâm, hỗ trợ việc phân công cơ quan đầu mối lập danh sách các công dân là người Hậu Giang có nhu cầu trở về tỉnh. Công văn đề nghị TP.HCM tạo điều kiện xét nghiệm tập trung cho các công dân được lập danh sách trước khi trở về tỉnh Hậu Giang; bố trí địa điểm tập kết, tạo điều kiện để dân đến địa điểm tập kết và rời khỏi Thành phố.
Ông Đồng Văn Thanh- Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Hậu Giang cho biết, tỉnh đã sắp xếp, bố trí chỗ ở tại các khu cách ly tập trung sẵn sàng đón nhân dân đang học tập, làm việc tại TP.HCM và các tỉnh lân cận trở về.
Minh Ngọc

Hậu Giang có bản đồ số hơn 210 điểm bán hàng thiết yếu
Người dân Hậu Giang có thể sử dụng máy tính hoặc thiết bị di động để truy cập bản đồ hơn 210 điểm bán hàng thiết yếu trong tỉnh bao gồm chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang hoạt động theo từng địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
" alt=""/>Hậu Giang hướng dẫn dân đang ở TP.HCM cách đăng ký về quê tránh dịch
Khi thấy bản thân đang sống trong tâm dịch, tôi thường rơi vào trạng thái bất an, lo lắng. Nhưng khi bình tâm lại, tôi nhận ra mình vẫn còn may mắn hơn rất nhiều người ngoài kia, vì bản thân vẫn còn được an trú tại nhà, sum vầy với gia đình và những người yêu thương.Rõ ràng, việc hạn chế tối đa mọi suy nghĩ tiêu cực, hướng bản thân đến những điều tích cực, là điều cần thiết cho mỗi cá nhân trong khoảng thời gian đặc biệt này.
 |
Ảnh: Trương Thanh Tùng |
Bình thường hoá nỗi đau khổ của chính mình
Chúng ta thường có xu hướng đề cao những khó khăn của bản thân so với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn, chúng ta nên tập cho mình một góc nhìn đa chiều, để thấu hiểu và sẻ chia với rất nhiều hoàn cảnh khổ sở, vất vả ngoài xã hội.
Với xu hướng đề cao khó khăn của bản thân, trước tình hình dịch bệnh nhiều cá nhân thường có thói quen suy nghĩ tiêu cực thậm chí ra sức than vãn, chỉ trích cộng đồng và những người xung quanh.
Khi chìm đắm trong những bi kịch mang tính cá nhân ấy, họ quên mất rằng ở đâu đó ngoài kia có nhiều người đang phải đối đầu với những vất vả, chịu đựng những nỗi đau gấp trăm ngàn lần như thế.
Những y bác sĩ, những bệnh nhân, những người vô gia cư, những trẻ em lang thang và người già cơ nhỡ..., họ có những áp lực và nỗi khổ đau riêng mà chưa chắc ai cũng cảm nhận được.
Trân trọng cuộc sống bình thường
Bên cạnh việc tạm gác những âu lo mùa dịch, chúng ta nên học cách trân trọng cuộc sống bình thường.
So với biết bao cảnh đời bất hạnh ngoài kia, chúng ta vẫn còn được thở, còn được sống an lành trong nhà là điều may mắn hơn rất nhiều người.
Giữa tâm dịch, mỗi chúng ta nên học cách giảm bớt những đòi hỏi, giảm bớt chút lợi ích của mình để chia sẻ với những người kém may mắn hơn.
Giữa những ngày giãn cách xã hội này, tôi đặc biệt thấm thía với ý nghĩa của câu nói: “Hạnh phúc và đau khổ trên thế giới cộng lại bằng không". Hàm nghĩa là khi bạn đang hạnh phúc với một điều gì đó thì ở đâu đó trên thế gian này đang có một người phải gánh chịu đau khổ.
Bạn có cảm thấy xót xa không khi bản thân liên tục than thở về đời sống nhàm chán, hết ăn rồi ngủ, không có việc gì làm trong khi ở khu cách ly, bệnh viện dã chiến có hàng trăm y bác sỹ phải thức trắng đêm để chăm sóc người bệnh.
Họ mỏi mệt đến độ phải nằm vật ra nền đất để nghỉ ngơi, thậm chí phải truyền dịch vì quá kiệt sức khi phải lo lắng cho hàng trăm bệnh nhân.
Bạn có cảm thấy có lỗi không khi bản thân chỉ vì không được ra ngoài, tạm hoãn những dự định cá nhân mà liên tục chỉ trích, suy nghĩ tiêu cực khi hàng nghìn các anh công an, dân phòng và đội ngũ tình nguyện viên đang làm việc hết sức, bất kể mưa nắng.
Để đổi lấy những giây phút bình yên, an trú trong mỗi gia đình của chúng ta, đã có biết bao người phải chấp nhận hi sinh những nhu cầu riêng tư, đời sống thường nhật thậm chí cả tính mạng của riêng họ.
Vì vậy, hãy luôn trân trọng và biết ơn với những điều mình đang có. Bạn hãy chăm chỉ làm những việc mình có thể như chăm một cái cây, tham gia một khoá học online hoặc vận động giúp đỡ cộng đồng trong mùa dịch. Tuỳ theo khả năng của mình, mỗi người có thể làm được những việc khác nhau để giúp ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
San sẻ tình yêu thương, lan tỏa nguồn năng lượng tích cực
Điều quan trọng nhất mà mỗi người nên làm trong cơn dịch bệnh này chính là việc san sẻ tình yêu thương, sự đồng cảm với mọi người. Hành động này sẽ giúp cho chúng ta tạo ra nhiều năng lượng tích cực, giúp xoa dịu bớt những tổn thương và khó khăn trong mùa dịch bệnh.
Năng lượng đó như một lẽ tất yếu sẽ lan tỏa đến nhiều cá nhân, khiến họ cảm thấy bình yên hơn giữa những khó khăn trong lúc này.
Khi tâm chúng ta có được sự bình an, dung lượng trái tim ta càng mở rộng thì ta càng có thêm nội lực, niềm tin để lạc quan và vững tin hơn vào tương lai.
Có một vài lần tôi đọc được ở đâu đó câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Khi ta cảm thấy yêu thương và tử tế với người khác, điều đó không chỉ làm người khác cảm thấy được yêu thương và chăm sóc, mà còn giúp ta tìm được hạnh phúc và bình an trong nội tâm”.
Mỗi chúng ta hãy học cách yêu thương và tử tế với mọi người xung quanh ngay trong thời điểm khó khăn này. Đó cũng là cách để bạn suy nghĩ tích cực và cảm thấy bình tâm hơn trong cuộc sống.
Độc giả Thiên Thiên

'Tận dụng ngày giãn cách để tạo ra phiên bản tốt hơn của chính mình'
Trong khoảng thời gian này, tôi đặc biệt tâm đắc một câu nói: “Cuộc sống có cách riêng của nó khiến mọi thứ cuối cùng đều trở nên tốt đẹp”.
" alt=""/>Bớt đòi hỏi để chia sẻ với người kém may mắn trong đại dịch