Hiện nay, IOC ở Đà Nẵng đã có hạ tầng công nghệ thông tin hoàn chỉnh, đặc biệt là dữ liệu tương đối đầy đủ để phát triển tính năng trên nhiều lĩnh vực, quy trình bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh. Nhờ đó, hiện nay và trong tương lai, trung tâm IOC có thể khai thác dữ liệu đã thu thập, tích hợp được các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, xử lý dữ liệu lớn.
Ví dụ, kể từ IOC Đà Nẵng, hệ thống đã được trang bị các tính năng thông minh như AI (trợ lý ảo AI) và phân tích dữ liệu (dự đoán, chuẩn đoán) hỗ trợ ra quyết định. Ngoài ra, các tính năng mới như cung cấp phân hệ mobile giúp lãnh đạo điều hành linh hoạt, đến việc tiên phong triển khai thử nghiệm chatbot AI thế hệ mới, cũng đã được tích hợp.
Hay trước đây, các bài toán nhận diện hình ảnh khá đơn giản, như phát hiện đám đông, phát hiện vi phạm giao thông chẳng hạn. Giờ đây, Viettel IOC đã có thể xử lý những bài toán phức tạp hơn như phát hiện ra biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường...
“Thời gian tới, Trung tâm tiếp tục thực hiện kết nối, đồng bộ các hệ thống cơ sở dữ liệu; và tập trung triển khai phân tích, khai thác dữ liệu để tạo ra thêm nhiều giá trị mới, phục vụ cho công tác dự báo, ra quyết định dựa trên dữ liệu, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành chung của thành phố”, ông Nguyễn Văn Quốc - Giám đốc Trung tâm IOC Đà Nẵng cho biết.
Cùng với đó, IOC hiện đại sẽ xây dựng các bộ KPI, để bên cạnh việc tiêu chuẩn hóa, thì còn đưa các nội dung chuyển đổi số thành mục tiêu và đạt được một cách nhanh nhất. Ví dụ, nếu KPI là tỷ lệ phản ánh của người dân được xử lý đúng hạn thì cả hệ thống, quy trình, bộ máy sẽ điều chỉnh làm sao để đạt được KPI đó.
“Như thế, vẫn là ‘may đo’ nhưng gắn với công nghệ hơn, có KPI và chính bộ KPI cũng được may đo, điều chỉnh liên tục”, Giám đốc Trung tâm Đô thị thông minh Viettel Solutions Dương Công Đức nói.
Doanh nghiệp Việt làm chủ giải pháp, công nghệ cho IOC
So với phiên bản đầu tiên của 5 năm trước, phương pháp triển khai cũng như công nghệ IOC của Viettel Solutions đã có nhiều điểm mới nổi bật.
Hiện nay, IOC của Viettel Solutions đã tập trung hiệu quả chuyên sâu từng usecase, thay đổi cách tiếp cận theo hướng usecase cụ thể thay thế cho việc triển khai dàn trải nhiều lĩnh vực, tập trung hơn về tổ chức, con người, quy trình để vận hành hiệu quả.
Tính năng công nghệ cũng được nghiên cứu bổ sung liên tục với những phiên bản mobile cho lãnh đạo, tự động hóa quy trình điều hành chuẩn SOP, trợ lí ảo chatbotAI và vẫn đang phát triển nhiều tính năng công nghệ hiệu quả khác. Giao diện, trải nghiệm người dùng của Viettel IOC luôn luôn cải tiến đảm bảo các tiêu chuẩn UI/UX hiện đại và nâng cấp đảm bảo chất lượng.
An toàn thông tin hệ thống được nâng cấp liên tục đảm bảo tính bảo mật cho hệ thống đã được kiểm chứng qua hồ sơ ATTT cấp độ 3 và các chứng nhận được cung cấp khi triển khai các diễn tập ATTT cho các dự án.
Đặc biệt, trong từng phiên bản nâng cấp, Viettel IOC đã dần dần cập nhật và làm chủ 100% công nghệ trong các phân hệ chính, phát triển nền tảng thành các bộ công cụ độc lập dễ dàng tích hợp phát triển, đảm bảo khả năng mở rộng nâng cấp trong tương lai.
Theo ông Dương Công Đức, trong các cuộc cách mạng công nghiệp thứ nhất, thứ hai, thứ ba thì công nghệ quyết định cách làm, nhưng cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì từ thói quen, từ hành vi, từ nhu cầu thực tiễn người dùng sẽ hình thành nên hệ thống đáp ứng tương ứng. Vì thế, Viettel IOC luôn luôn cập nhật công nghệ mới, cải tiến liên tục, thấu hiểu nhu cầu và những vấn đề thực tiễn phát sinh.
“Viettel luôn cam kết đồng hành với người dùng, với khách hàng để đưa hệ thống vào cuộc sống một cách tốt nhất”, vị giám đốc khẳng định.
Thu Hà
" alt=""/>Những bước tiến mới của Viettel IOCBị liệt đôi chân do gặp tai nạn khi mới 21 tuổi, Nguyễn Văn Mạnh nghĩ tương lai đã khép lại, không dám mơ đến chuyện yêu ai cho đến khi vợ anh bước vào cuộc đời.
" alt=""/>Vợ mất cảm hứng yêu khi mang bầu, chồng quay ra dằn dỗi như trẻ conCụm từ cha mẹ nên sử dụng: “Con cần lắng nghe cha mẹ”. Điều này sẽ giúp trẻ có sự cảnh giác khi gặp người lạ.
“Ai dạy con như thế?”
Nghe điều này, đứa trẻ sẽ nghĩ: “Bố mẹ không nghĩ rằng mình có thể nghĩ được trò này”. Như vậy đứa trẻ sẽ không hiểu rằng trò nghịch ngợm của mình là không tốt và mình có thể không bị trừng phạt.
Cụm từ cha mẹ nên sử dụng: “Tại sao con lại làm như thế?”. Điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu xem đứa trẻ đã tự làm điều đó hay do ai đó khuyến khích. Hãy cho trẻ có cơ hội để giải thích hành động của mình.
“Chúng ta sẽ về nhà nói chuyện”
Nghe vậy, đứa trẻ sẽ nghĩ: “Bố mẹ chuẩn bị đánh mình đây. Bố mẹ không còn yêu thương mình nữa. Mình không muốn về nhà”. Việc đe dọa của bố mẹ trẻ khiến đứa trẻ cảm thấy ngôi nhà không còn an toàn mà đó là nơi của những sự trừng phạt. Do vậy chúng không còn muốn về nhà.
Cụm từ cha mẹ nên sử dụng: “Hãy để mẹ nói con nghe điều con đã làm mẹ thất vọng”. Nghe những gì mẹ nói, đứa trẻ sẽ học cách để ý đến cảm xúc của người khác mỗi khi mình hành động điều gì.
“Đừng tham lam như thế”
Nghe vậy, đứa trẻ sẽ nghĩ: “Mình phải chia sẻ mọi thứ. Không có gì là của riêng mình cả”. Theo thời gian, những suy nghĩ này sẽ phát triển thành sự hy sinh. Đứa trẻ sẽ không có khái niệm bảo vệ các giá trị và tài sản của riêng mình.
Cụm từ cha mẹ nên sử dụng: “Con có thể cho bạn chơi chung đồ chơi với con một chút được không?”; “Con có muốn trao đổi đồ chơi một lúc không?”. Hãy cho con bạn cơ hội để chúng có thể tự quản lý đồ đạc của mình. Nếu con không đồng ý chia sẻ, cha mẹ cũng không nên năn nỉ hay quát tháo.
“Con còn quá nhỏ để biết điều này”
Nghe đến đây, đứa trẻ sẽ nghĩ: “Mình thực sự muốn biết thông tin này. Mình phải đi hỏi người khác”. Nếu đứa trẻ thắc mắc nhưng không nhận được thông tin, chúng sẽ tự đi tìm hiểu từ các nguồn khác. Rất có thể đó là những nguồn tiêu cực.
Cụm từ cha mẹ nên sử dụng: “Giờ mẹ chưa trả lời được câu này. Con cho mẹ một chút thời gian nhé”. Không nên từ chối bất kỳ câu hỏi nào của trẻ. Nếu chúng hỏi, hãy cố gắng trả lời lại. Bằng cách này, trong mắt đứa trẻ bố mẹ luôn là những người có tầm hiểu biết sâu rộng khiến chúng nể phục và có niềm tin.
“Đừng khóc nữa”
Nghe đến đây, đứa trẻ sẽ nghĩ: “Thật tệ khi thể hiện cảm xúc ra bên ngoài. Mình bị mắng chỉ vì nước mắt”. Đứa trẻ vì thế có thể lớn lên trong im lặng và ít thể hiện cảm xúc. Những cảm xúc tiềm ẩn này sớm muộn cũng sẽ bộc lộ ra thành sự hung hăng.
Cụm từ cha mẹ nên sử dụng: “Hãy nói mẹ nghe điều gì làm con muộn phiền”; “Tại sao con lại khóc?”. Nếu trẻ bị ngã hoặc bị bầm tím chân tay, hãy hỏi nhẹ nhàng “Con đang khóc vì bị đau hay do sợ hãi?”. Điều này sẽ tạo ra một cuộc trò chuyện có ích giúp đứa trẻ xác định được cảm xúc của bản thân.
“Hãy nhìn cô bé đáng yêu này”
Nghe vậy, đứa trẻ sẽ nghĩ: “Mình không đáng yêu như bạn ấy”. So sánh đứa trẻ với người khác sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ nghĩ rằng chúng không bao giờ đạt được bất cứ điều gì.
Cụm từ cha mẹ nên sử dụng: “Mẹ cũng yêu con. Con cũng là đứa trẻ đáng yêu”. Hãy chỉ ra điểm tốt của đứa trẻ và thể hiện sự tin tưởng vào thế mạnh ấy. Cha mẹ cần nhớ rằng, đứa trẻ là duy nhất và cũng có những tài năng riêng.
Thúy Nga (Theo Brightside)
Cha mẹ hiện nay thường giúp con cái quá nhiều trong cuộc sống. Dưới đây là những việc cha mẹ không bao giờ nên làm thay cho con cái.
" alt=""/>7 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con