Một lớp vàng rất mỏng được phủ lên linh kiện điện thoại để chống tình trạng ăn mòn. Ảnh: NYTimes.
Để giải quyết tình trạng này, công ty chuyên tân trang thiết bị cũ Back Market đã tung ra chiến dịch để kêu gọi người dùng tái chế điện thoại. “Một thiết bị di động được tái chế lại có thể giúp tiết kiệm 258 kg nguyên liệu thô”, trích từ quảng cáo của công ty Back Market.
Theo đó, bên dưới lớp vỏ của điện thoại thông minh có chứa rất nhiều linh kiện đặc biệt. Chúng có thể được làm từ vàng, bạc hay một số các kim loại thuộc dạng hiếm và có giá trị cao. Bên trong một chiếc iPhone, chúng ta có thể thu được 0,034 g vàng với trị giá khoảng 2,1 USD.
Ngoài ra, bạc và paladi là 2 kim loại có giá trị tiếp theo được tìm thấy bên trong iPhone với khối lượng lần lượt là 0,34 g và 0,015 g. Đặc biệt, những chiếc smartphone này còn chứa một lượng rất nhỏ bạch kim.
Nhôm và đồng có khối lượng khá nhiều trong iPhone với lần lượt 25 g và 15 g. Tuy vậy, giá trị của chúng không đáng kể so với một số kim loại quý kể trên.
Theo số liệu của công ty khai thác quặng 911 Metallurgist, một tấn iPhone có thể mang lại lượng vàng gấp khoảng 300 lần so với việc khai thác một tấn quặng vàng. Các nhà sản xuất điện thoại thường phủ một lượng nhỏ vàng lên các vi mạch điện tử để chống tình trạng ăn mòn. Trong khi đó, cũng trong một tấn iPhone, khối lượng bạc được tìm thấy có thể nhiều hơn tới 6,5 lần so với khi một tấn quặng.
Do đó, việc vứt bỏ một chiếc iPhone cũ là điều rất lãng phí. Không chỉ vậy, để khai thác đủ nguyên liệu thô dùng cho sản xuất một chiếc điện thoại, các công ty sẽ cần tới hơn 12.000 lít nước, theo watercalculator.org. Con số này đủ để lấp đầy một tàu chở dầu thương mại.
Trong tháng 3, Royal Mint, nhà đúc tiền Vương quốc Anh, thông báo họ đang xây dựng một nhà máy hiện đại và có thể thu hồi vàng từ các bảng mạch bị vứt bỏ. Công ty này dự kiến xử lý khoảng 90 tấn bảng mạch mỗi tuần và thu hồi hàng trăm kg vàng mỗi năm.
(Theo Zing)
Tái chế điện thoại thông minh cũ không chỉ là hành động có ích cho môi trường. Giờ đây, nó đã trở thành một ngành kinh doanh tiềm năng sinh lợi cho các công ty rác thải điện tử ở Trung Quốc
" alt=""/>Tái chế iPhone để thu hồi vàngCuối tuần trước, vài nền tảng mạng xã hội Trung Quốc như Zhihu, Douyin, Jinri Toutiao, Xiaohongshu thông báo sẽ sớm hiển thị nơi ở người dùng dựa trên địa chỉ IP. Biện pháp nhằm ngăn chặn cư dân mạng giả làm người địa phương và lan truyền tin đồn. Theo website hỏi đáp Zhihu, địa chỉ người dùng sẽ hiển thị bên cạnh mỗi bài đăng của họ.
Weibo đã hiện địa chỉ trên trang cá nhân của người dùng từ tháng trước, dẫn lý do nhiều tin giả mạo liên quan đến các chủ đề nóng như Nga tấn công Ukraine, dịch Covid-19.
Dù chính phủ Trung Quốc tăng cường quản lý nội dung trên mạng trong năm qua, chưa có quy định chính thức nào yêu cầu nền tảng phải hiển thị vị trí người dùng. Vào tháng 3, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) nói năm nay sẽ thực hiện chiến dịch “dọn dẹp” tình trạng nhiễu loạn trên mạng, bao gồm triệt phá tin đồn.
Theo các nền tảng, họ chỉ hiển thị tỉnh/thành phố nơi người dùng sinh sống hoặc quốc gia/khu vực nếu địa chỉ IP ở nước ngoài. Địa chỉ IP đầy đủ không được hiển thị.
Khi các ca Covid-19 tăng mạnh, người dân Trung Quốc cũng lên mạng bày tỏ sự tức giận và chán nản. Tại các thành phố như Thượng Hải và Trường Xuân, mọi người phàn nàn về thiếu lương thực và gián đoạn chuỗi cung ứng. CAC yêu cầu các mạng xã hội phải chống lại việc phát tán tin đồn.
Tính đến tháng 8/2020, Douyin có hơn 600 triệu người dùng, còn đến cuối năm 2021, Kuaishou và Weibo có khoảng 323 triệu và 250 triệu người dùng. Động thái của các nền tảng đánh dấu nỗ lực lớn nhất từ năm 2017 để mang đến sự minh bạch cho danh tính người dùng mạng. 5 năm trước, một số công ty yêu cầu người dùng liên kết tài khoản với số điện thoại – vốn phải dùng căn cước công dân để đăng ký.
Cư dân mạng chia làm hai luồng ý kiến trước thông tin này. Người dùng Weibo Haoyu nói nó sẽ giúp giảm tin đồn đồng thời bảo vệ quyền riêng tư do địa chỉ không hiển thị cụ thể. Một người dùng Weibo khác lại muốn có tùy chọn vô hiệu hóa tính năng. Tuy nhiên, vài người khác cho rằng quá dễ để “fake” địa chỉ IP nên tính năng mới của các mạng xã hội có thể “vô dụng”.
Du Lam(Theo SCMP)
" alt=""/>Chống phát tán ‘tin đồn’, mạng xã hội Trung Quốc hiển thị địa chỉ người dùng