Ở hàng ghế dành cho người ngồi ghi chép khi đến gửi thư, bưu phẩm, quà tặng…, ông Dương Văn Ngộ quần áo chỉnh tề, ngồi tựa lưng vào thành ghế nghỉ một lúc cho khỏe. Cạnh ông là tấm biển bằng tờ giấy A4, viết dòng chữ: ‘Nơi chỉ dẫn và viết giúp’ bằng tiếng Việt, Anh và tiếng Pháp. Một chiếc cặp táp màu đen đựng dụng cụ viết, chiếc kính lúp, những lá thư ông được khách gửi cảm ơn và những cuốn sách về địa danh, các khu du lịch của Việt Nam.
![]() |
7 giờ sáng, ông Ngộ đạp xe từ nhà đến bưu điện làm việc. Ảnh: NVCC |
Những người nước ngoài đi qua ông, ai cũng gật đầu chào. Có người dừng lại xin chụp hình làm kỷ niệm. Khuôn mặt hốc hác, hai mắt thâm quầng vì mệt và tuổi già, ông Ngộ vẫn mỉm cười chào lại, tạo dáng chụp hình với mọi người.
‘Khách du lịch ai biết cũng chào, xin chụp hình với tôi. Có hôm, tôi xách cặp ra về đến ngoài cổng, họ chạy theo xin chụp. Mệt lắm, nhưng tôi vẫn vui vẻ nhận lời. Làm công việc này là phải làm sao mọi người biết và quý mình’, cụ ông sinh năm 1930 tâm sự.
Ông Ngộ năm nay 89 tuổi. Tính đến nay, ông đã làm việc ở bưu điện hơn 70 năm. Công việc dịch và viết thư thuê, ông làm lúc nghỉ hưu năm 1990. Từ lúc làm công việc này, ông Ngộ thành người nổi tiếng, không chỉ ở bưu điện, mà còn được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Nhiều phóng viên ở các nước: Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản… đã viết bài về ông cho tờ báo của đất nước mình.
![]() |
Từ những lá thư bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, ông Ngộ dịch sang tiếng Việt hoặc ngược lại. Ảnh: NVCC |
Lục lại những tấm ảnh về mình do du khách, bạn bè quốc tế và các phóng viên gửi tặng, ông Ngộ nói về lý do mình được ngồi ở một góc trong bưu điện làm nghề viết và dịch thư thuê.
30 năm trước, đã có 2-3 người làm công việc như ông nhưng không được lâu. Vì ông là người thạo hai ngôn ngữ - Anh, Pháp, nên khi ông nghỉ hưu, lãnh đạo bưu điện mời ông đến làm. Ngoài truyền tải lại những câu chuyện của khách từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, ông phải giữ hình ảnh đẹp, hướng dẫn, chỉ đường, kể những câu chuyện về Sài Gòn xưa và nay cho khách khi đến thăm bưu điện.
Mỗi ngày, 7 giờ sáng, ông đạp xe đến chỗ làm. 3 giờ 30 phút chiều, ông thu dọn đồ dùng rồi đạp xe ra về. Hai ngày cuối tuần, ông nghỉ.
Nhiều người thấy ông lưng đã còng, tóc bạc trắng mà vẫn đi làm nên thắc mắc. Ông Ngộ cười lớn: ‘Các con tôi nó dư sức nuôi tôi. Nhưng ở nhà không cũng buồn, tôi đi làm cho vui, đỡ nhớ nghề và quảng bá cho đất nước. Tôi sẽ làm đến khi nào không còn sức khỏe nữa mới thôi’. Nói rồi, ông cầm chiếc kính hiển vi được một vị khách nước ngoài gửi tặng trong dịp sinh nhật mình ra khoe: ‘Cái này tôi được một người Pháp tặng đó. Chú ấy viết bằng tiếng Việt, để trong bưu thiếp tặng cho tôi’.
![]() |
Lưng đã còng, tóc bạc, da nhăn nheo vì tuổi già, ông Ngộ vẫn thích đi làm. Ảnh: NVCC |
Ngồi chờ khách đến 3 giờ chiều, ông Ngộ thu dọn đồ dùng cho vào cặp chuẩn bị ra về. ‘Hôm nay, tôi bị ế khách. Có một cô gái người Pháp đến nhờ viết bưu phẩm giúp thôi. Tôi viết có mấy dòng, cô ấy trả 200 ngàn đồng. Nhưng tôi lấy 15 ngàn đồng. Phần còn lại, trả cho cô ấy’, ông Ngộ nói, tay vuốt thẳng từng lá thư, bức ảnh, cuốn sách cẩn thận cho vào cặp mang đi gửi rồi ra nhà xe lấy xe đạp về.
Ông Ngộ cho biết, gần 30 năm làm nghề, ông không nhớ mình đã tiếp xúc với bao nhiêu vị khách, đọc và dịch bao nhiêu câu chuyện khác nhau. Ông chỉ biết, công việc của mình buộc phải quên hết mọi chuyện, không được tiết lộ với ai, vì đó là bí mật, đời tư của khách. Nhưng có hai câu chuyện liên quan đến tình mẫu tử làm ông nhớ mãi.
Đó là câu chuyện của người phụ nữ quê Bình Phước lấy chồng người Pháp. Sau kháng chiến, con trai bà theo cha về Pháp sống. Khi lớn lên, người con trở lại Việt Nam tìm mẹ. Họ gặp lại nhau và viết thư qua lại cho nhau 3-4 tháng một lần.
Hơn năm nay, ông Ngộ được chị tạp vụ cho mượn chiếc ghế có tựa để ngồi mỗi khi không làm việc. Sợ ai đó cầm nhầm, ông phải cột cẩn thận vào những chiếc ghế đã gắn cố định. |
Mỗi lần viết thư cho con, người mẹ viết bằng tiếng Việt rồi bắt xe từ Bình Phước đến bưu điện nhờ ông Ngộ dịch sang tiếng Pháp gửi cho con. ‘Hơn năm nay, không thấy bà ấy đến nhờ tôi dịch thư nữa. Không biết, bà ấy có khỏe không’, ông Ngộ lo lắng. Vì không dùng điện thoại và không biết địa chỉ của người mẹ nên ông không biết làm thế nào để hỏi thăm.
Câu chuyện thứ hai là về mẹ con người đàn ông Pháp lạc nhau trong chiến tranh. Khi qua Việt Nam tìm mẹ, người con tìm đến ông Ngộ nhờ dịch địa chỉ trong hồ sơ tìm mẹ. Qua những thông tin anh cung cấp, ông Ngộ nhờ công an xác minh địa chỉ giúp. Chỉ mất thời gian ngắn, người đàn ông Pháp cũng tìm được mẹ.
Những thông tin về mình, hình ảnh, món quà, lá thư khách gửi tặng, ông lưu giữ lại cẩn thận. |
‘Hôm anh ấy đến địa chỉ người mẹ đang ở, người mẹ đang nằm nghỉ trong căn chòi rách nát. Bà ấy chỉ nằm đó cho mát, còn bà được người con gái nuôi. Nhìn mẹ vậy, anh ấy đã khóc. Chứng kiến mẹ con họ gặp nhau sau bao năm xa cách, tôi vừa vui vừa xúc đồng’, cụ ông kể.
Ông Ngộ cho biết, mỗi khi làm cầu nối cho khách thành công, ông rất vui. Những người được ông giúp ai cũng viết thư cảm ơn. Có khách còn tặng ông quà, nhưng ông không nhận. ‘Tôi làm việc này không phải vì tiền, vì quà, mà muốn giúp đỡ người khác thôi’, cụ ông nói.
Ông Ngộ cho biết, ông đi làm là để vui, quảng bá hình ảnh đất nước chứ không phải vì kinh tế. |
Anh Ngô Minh Đạt, bảo vệ ở bưu điện này cho biết, nhắc đến ông Ngộ, ai cũng thể hiện sự ngưỡng mộ, kính trọng vì ông tuổi cao vẫn miệt mài làm việc và là chứng nhân của những lá thư tay trong thời kỳ công nghệ đang lấn áp.
Anh Đạt cũng cho biết, trước ông Ngộ đã có 2-3 người làm công việc này. Khi ông Ngộ nghỉ hưu, lãnh đạo bưu điện thấy ông giỏi nhiều thứ tiếng nên mời ông đến làm.
Trước 1975, xóm Cây Da Sà là một khu vực khét tiếng về tệ nạn. Nơi đây là ổ thuốc phiện, cũng là nơi phát xuất ra số đề và là khu vực an toàn cho những tay anh chị giang hồ.
" alt=""/>Cụ ông 89 tuổi gần 30 năm đạp xe đi viết thư thuê ở bưu điện Sài Gòn3 tiếng sau, phụ trách nhân sự đến thông báo rằng nhiệm vụ hoàn thành và nhận thù lao. Ông chủ công ty đã dẫn khách hàng đi ăn, việc thế thân cũng thành công. Ba nhân viên được thuê mau chóng giải tán. Công việc này được gọi là “nghề làm việc hư cấu”.
Trong văn phòng chỉ có 1 người là nhân viên thực thụ, 3 người còn lại là "diễn viên".
Trần Minh Chí tìm được công việc này từ một mẩu tin tuyển dụng trên mạng. "Công việc rất đơn giản, chỉ cần bạn ngồi trong văn phòng đủ giờ là sẽ nhận được thù lao". Hôm đó, anh Trần ngồi trong văn phòng đóng giả nhân viên, chơi điện thoại 3 tiếng liền nhưng lại được trả 90 tệ (khoảng 300.000 đồng).
Trước đó Minh Chí (27 tuổi) học chuyên ngành biên tập và xuất bản. Tốt nghiệp đại học, anh làm việc cho một công ty Internet tại Thâm Quyến. Sau khi bị sa thải vào nửa cuối năm 2020, anh bắt đầu làm những công việc lặt vặt, trở thành một “nhân viên hư cấu”.
Công việc kỳ quặc đầu tiên của anh là giả làm người mua nhà.
Tháng 8/2021, thời tiết ở Thâm Quyến rất nóng. Sau khi gặp nhau ở lối vào tàu điện ngầm, nhân viên môi giới bất động sản lái xe đưa Trần Minh Chí đến nơi giao dịch tại tòa nhà. Sau khi lên xe, người của công ty bắt đầu bàn bạc với Trần Minh Chí và sắp xếp vị trí cho anh. Anh vào vai lập trình viên của một công ty Internet với mức lương cao, hộ khẩu ở Thâm Quyến, có nhu cầu mua nhà để lập gia đình.
Trước khi vào việc, người này yêu cầu anh Trần phải học thuộc chính sách mua nhà ở Thâm Quyến cũng như quy chế tiền bạc để thuận lợi hơn khi trao đổi.
Tòa nhà đầu tiên nằm ở ngoại ô thành phố. Khi đặt chân đến, anh Trần vô cùng hốt hoảng vì có rất nhiều người cũng đến mua. Thứ tự của anh Trần là 100. Trong lòng Trần Minh Chí vô cùng băn khoăn: "Tại sao có nhiều người mua nhà như vậy lại còn thuê mình?". Rồi anh lại nghĩ, có thể họ cũng được thuê đến để mua nhà như anh.
Với thái độ nghiêm túc, có chút kinh nghiệm, Trần Minh Chí nhanh chóng nhập vai. Một nhân viên kinh doanh bất động sản tầm 40 tuổi mặc quần áo công sở chỉnh tề đưa anh đến nơi giao dịch. Người này giới thiệu một cách bài bản, khuôn mẫu những ưu điểm của căn nhà. Sau khi trao đổi thông tin, họ đưa anh lên tầng 2 để xem nhà mẫu. Toàn bộ quá trình diễn ra một cách nhanh chóng, lịch sự và khá thận trọng.
Khi đi thang máy, Trần Minh Chí nhận thấy hành động tinh tế của nhân viên bất động sản. Người này tập cười trong gương như đang đối diện với khách hàng. Khi thang vừa mở ra, nhân viên bán hàng tiếp tục dẫn anh đi thăm thú.
Sau khi kiểm tra xong, người này lấy giấy bút ra, dùng điện thoại tính giá tiền. Ngôi nhà rộng 107m2, 3 phòng ngủ, 1 phòng khách, có giá là 1,3 triệu tệ (4,5 tỷ đồng). Người môi giới bắt đầu độc diễn, kể chuyện vài năm trước anh ta mua một căn nhà có giá vài triệu tệ nhưng giờ đã tăng lên 10 triệu tệ. Câu chuyện này thu hút nhiều sự chú ý.
“Đừng do dự, cậu quyết đi, mai không lấy là có người mua mất đó”, nhân viên bán hàng nhắc nhở anh Trần.
Sau đó, anh Trần được dẫn đi xem các căn nhà khác. Thời tiết nóng bức nên chỉ có thể xem được 3 căn so với dự định ban đầu là 5 căn. Công việc kết thúc, Trần Minh Chí nhận được 100 tệ (350 nghìn đồng).
Trải nghiệm này đã khơi dậy sự tò mò của Minh Chí về công việc hư cấu này. Bằng kinh nghiệm của mình, anh liên tiếp nhận nhiều công việc khác nhau và mức thù lao cũng ngày một tăng lên.
Nhờ có chút kinh nghiệm chụp ảnh, có lần anh Trần còn được mời làm thợ chụp ảnh cho một cửa hàng ăn. Nhân vật nữ chính mặc váy ngắn, trang điểm đậm, gọi một bàn thức ăn theo thực đơn. Khi các món được dọn ra thì công việc bắt đầu.
Mỗi đĩa thức ăn cần được bày biện cẩn thận, điều chỉnh góc chụp cho đẹp mắt. Dưới tán cây, nữ chính chọn một món tráng miệng và giả vờ nếm thử một cách tao nhã. Anh Trần liên tục chụp ảnh. Khi thức ăn đã nguội, họ lại vội di chuyển đến địa điểm khác để chụp tiếp.
Dù đã gắng chụp đẹp nhưng nữ chính liên tục nhắc: "Ánh sáng tốt chưa, chú ý ống kính, da phải trắng hơn nhé, cẩn thận góc chụp..." khiến anh không thấy thoải mái chút nào.
Vài ngày sau đó, anh Trần thấy những bức ảnh mình chụp cô gái kia được đăng lên mạng xã hội với những dòng tương tác của người dùng mạng: "Cơm ở đây rất ngon, khuyến khích mọi người đến ăn nhé".
Ngay lúc này, anh cảm thấy rằng mình đang làm việc trong một thế giới giả tạo. Hình ảnh đẹp, món ăn đẹp nhưng cảm xúc của con người không thật, tất cả chỉ là đang diễn.
Dù cố gắng tìm kiếm ý nghĩa tích cực của công việc hư cấu nhưng Trần Minh Chí ngày càng phát hiện sự vô lý.
Anh nhận ra thế giới thực tế và hư cấu thực sự quá gần nhau, khó phân biệt được thật giả. Cuộc sống xô bồ khiến anh phải kiếm tìm công việc mưu sinh nhưng anh vẫn luôn thấy mù mờ trên con đường này và khi vọng tìm ra một công việc thực sự yêu thích và ý nghĩa với mình.
Trong một lần đi hội nghị, Trần Minh Chí may mắn gặp một người đồng nghiệp cũ. Cả hai nói về tình hình kinh tế khó khăn và quyết định hợp tác làm ăn. Một cánh cửa mới mở ra khiến anh Trần có thêm nhiều hứng khởi và tự tin rằng cả hai sẽ làm tốt.
Tú Linh (Theo Sohu)
" alt=""/>Nghề làm việc hư cấu 'hái' ra tiềnBảng báo giá này gồm 19 hạng mục vật tư, cho thấy chiếc xe phải thay toàn bộ cánh cửa trước bên trái, với chi phí gần 60 triệu đồng cho nguyên cánh cửa và hơn 71 triệu đồng cho khung tapi cửa. Ngoài ra là chi phí vật tư cho các phụ tùng có liên quan, như cơ cấu khóa cửa, khung nhựa trong tapi, ốp bệ tay tapi cửa, bản lề...
Báo giá sửa chữa cánh cửa xe Mercedes-Benz S400 được chia sẻ trên mạng gây xôn xao vì số tiền ngang ngửa giá một chiếc xe bình dân cỡ nhỏ đã qua sử dụng (Ảnh: OFFB).
Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng xe sang, đặc biệt là chi phí chính hãng, luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, gây bàn tán sôi nổi.
Hóa đơn trên đặc biệt gây chú ý hơn vì mới đây ở Thái Nguyên đã xảy ra một vụ va chạm hi hữu giữa xe máy với ô tô hạng sang Mercedes-Benz S400 đang mở cửa, dẫn tới hậu quả cánh cửa xe sang bị gãy.
Theo đó, chiếc Mercedes-Benz S400 đã chạy lùi lại một đoạn, sau đó tài xế để cửa xe mở khá lâu mà chưa ra ngay, đúng lúc có người đi xe máy lao tới, đâm gãy cửa ô tô.
Nhiều ý kiến cho rằng các hạng mục sửa chữa, thay thế của chính hãng thường vượt xa nhu cầu thực tế, một phần do nếu được bảo hiểm chi trả thì chủ xe có xu hướng muốn thay mới, làm mới, thay vì "chắp vá", tận dụng các bộ phận vẫn còn sử dụng được.
Khi được hỏi ý kiến về mức chi phí trên, một số người làm gara sửa chữa ô tô bên ngoài cho biết, cần phải xem thực tế mới có thể đưa ra báo giá chính xác. Theo đánh giá chủ quan của người này dựa trên hình ảnh chiếc xe sau va chạm trong tình huống trên, ước tính chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng có thể dao động ở mức hơn 100 triệu đồng.
Đương nhiên, khi xe có bảo hiểm thì chủ phương tiện sẽ chọn phương án khắc phục và xử lý sự cố theo cách tốt nhất, kéo theo chi phí cao. Thông thường, các hợp đồng bảo hiểm ô tô sẽ có tùy chọn (trả thêm phí) điều khoản bổ sung "Bảo hiểm sửa chữa xe tại Gara Chính hãng" và "Không tính khấu hao thay mới".
Theo Dân trí
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!