"Ortega là Cầu thủ xuất sắc nhất trận. Tôi không biết nói gì khác. Anh ấy thật tuyệt vời", Erling Haaland lên tiếng khi Man City giành chiến thắng trên sân Tottenhamsau chuỗi 4 thất bại liên tiếp tại Premier League mỗi khi đến làm khách ở đây.
Haaland là người ghi bàn mở tỷ số, bàn đầu tiên của Man City ở Tottenham Hotspur Stadium sau 411 phút, rồi chính anh ấn định kết quả 2-0 trong thời gian bù giờ.
Xen giữa hai khoảnh khắc ghi bàn của cầu thủ người Na Uy là 3 pha cản phá của Stefan Ortega, sau khi được Pep Guardiola tung vào sân thay Ederson.
Ortega cản 2 pha dứt điểm liên tiếp của Dejan Kulusevski. Ngoạn mục hơn cả là tình huống chặn đứng Son Heung Min trong tư thế đối mặt, sau sai lầm của Akanji khiến Man City có nguy cơ bị gỡ hòa.
Haaland nhấn mạnh pha cứu thua của Ortega trước Son Heung Min "thật đáng kinh ngạc". Thủ thành 31 tuổi xuất hiện trong 21 phút cuối trận và cản phá thành công cả 3 pha dứt điểm chính xác của đội chủ nhà.
Chính màn trình diễn xuất sắc của Ortega giúp Man City chiếm ngôi đầu bảng Ngoại hạng Anh từ tay Arsenal và rộng cửa giành chức vô địch.
"Ortega đã cứu vãn những khó khăn, nếu không Arsenal sẽ vô địch", Pep Guardiolakhen ngợi. "Bạn có biết Son Heung Min đã trừng phạt chúng tôi bao nhiêu lần trong 7, 8 năm qua không?" (Son gặp Man City 19 lần, tính cả trận mới nhất, ghi 8 bàn và 4 kiến tạo - PV).
Trong trường hợp Son Heung Min ghi bàn, Man City nhiều khả năng rời London mà không có trọn vẹn 3 điểm. Khi ấy, Arsenal là đội nắm quyền tự quyết trong cuộc đua vô địch Premier League.
"Stefan thực hiện pha cứu thua đáng kinh ngạc. Cậu ấy có tài năng này", Guardiola nhấn mạnh. "Trong các pha một đối một, Ortega là một trong những thủ môn xuất sắc nhất mà tôi từng thấy".
Hiệu quả ấn tượng
Mùa hè 2022, Ortega lần đầu tiên rời khỏi Đức để gia nhập Man Citytheo dạng tự do, với vai trò dự bị cho Ederson.
Trong 12 mùa giải chuyên nghiệp, anh chủ yếu gắn với Arminia Bielefeld và chỉ có 2 năm được tranh tài ở Bundesliga.
Rất nhiều người hoài nghi lựa chọn của Man City về vị trí thủ môn số 2, sau khi bán Arijanet Muric và tài năng trẻ Gavin Bazunu.
Pep Guardiola luôn tin tưởng Ortega. Niềm tin được đền đáp bằng sự hiệu quả trước Tottenham, giúp Man City tiến gần đến danh hiệu Ngoại hạng Anh thứ 4 liên tiếp, kỷ lục trong lịch sử bóng đá xứ sương mù.
Sau trận đấu tại London, Ortega cản phá thành công 11 pha dứt điểm chính xác liên tiếp của các đối thủ khi vào sân từ ghế dự bị, tính ở Premier League.
Ortega được Pep sử dụng 8 trận Premier Leaguemùa này, với 4 trận bắt chính. Trong thời gian đứng trên sân, anh giữ sạch lưới 75%.
Trong 5 lần xuất hiện ở Ngoại hạng Anh gần nhất, thủ môn người Đức có 3 trận cản phá thành công 100%. Ngoài trận thắng Tottenham, anh làm điều này trước Nottingham Forest, đặc biệt là trận hòa Arsenal.
Trong cuộc đại chiến với Liverpool ở Anfield ngày 10/3, khi ngôi đầu bảng là cuộc đua "tam mã", Ortega cũng nổi bật khi cản 4 cú sút.
Sau 545 phút thi đấu, Ortega phải nhận 25 pha dứt điểm trúng đích và cả phá 19 lần, tương đương 76%.
Chỉ có 2 thủ môn cứu thua với tỷ lệ cao hơn anh: Arijanet Muric, người cũ Man City, cản phá 81,9% trong 810 phút thi đấu cho Burnley; Mark Travers với 77,8% trong 360 phút thi đấu cùng Bournemouth.
Cũng chính phong độ tốt của Ortega giúp Man City vào chung kết FA Cup, gặp MU vào ngày 25/5 (21h). Anh cứu thua 86,7% ở đấu trường này, nổi bật là 5 pha cản phá trong trận bán kết mà đội nhà chật vật thắng Chelsea (100%).
Ederson được thông báo nghỉ hết mùa vì vết rạn hốc mắt sau khi va chạm với Cuti Romero. Như vậy, Ortega có cơ hội để thành người hùng trong trận đấu với West Ham (22h ngày 19/5), trước khi đến London để giành thêm FA Cup.
Bé ngừng tuần hoàn nghi sặc sữa
Với những các y bác sĩ, cảm giác cứu được một người đang ở giữa sự sống và cái chết luôn khiến họ mừng rỡ và khó có thể quên được.
Theo ThS-BS. Lương Quốc Chính (Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai), trước mỗi trường hợp cấp cứu thành công như vậy, bao giờ người làm nghề y cũng trải qua các cung bậc cảm xúc như hốt hoảng và lo sợ, quyết tâm và cố gắng, mừng rỡ và yên tâm.
ThS.BS. Lương Quốc Chính nhớ lại, cách đây không lâu, một đồng nghiệp của mình tại BV Nhi Trung Ương đã chia sẻ câu chuyện cứu chữa một em bé ngừng tuần hoàn nghi sặc sữa thành công khiến bác sĩ vô cùng xúc động.
Đó là câu chuyện của bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương khi trong gang tấc cứu sống bé gái Phạm Thị H (ở Thủy Nguyên, Hải Phòng).
![]() |
Bé gái Phạm Thị H (ở Thủy Nguyên, Hải Phòng) được cứu sống trong gang tấc. |
Bác sĩ Hiếu kể: “Hôm ấy, hết giờ làm việc, tôi vừa ra khỏi khoa thì gặp một bà mẹ hốt hoảng bế đứa con tím ngắt, chân tay buông thõng ở ngay gần trước khoa cầu cứu bác sĩ.
Mình sợ quá, vội vàng ra xem, thấy con không thở nữa, tím tái, trương lực cơ mềm nhẽo, mình đoán ngừng thở, ngừng tim, vì bé chỉ cách khoa hồi sức khoảng mấy chục mét thôi.
Mình vừa bế, vừa chạy, vừa ép tim ngoài lồng ngực đi thẳng lên tầng 2 khoa sơ sinh (mất khoảng 30 giây là vào được khoa), trong 30 giây ấy thấy bé è được 2 tiếng, đoán là bé bị sặc và tắc nghẽn đường thở. Mình lên khoa nhờ mọi người trợ giúp bóp bóng, ép tim ngoài lồng ngực, hút sạch đờm dãi, sẵn sàng đặt nội khí quản.
Sau khi ép tim và bóp bóng khoảng gần 1 phút, bé khóc trở lại được, hồng hào, trương lực cơ khá dần lên, không cần phải đặt ống.
Theo lời mẹ bé kể, bé vừa bú xong, sau bú thì tím tái rồi lịm dần đi cho đến hôn mê, không phản xạ, không có nhịp thở.
Tuy bé được đưa vào khoa hồi sức nhưng chỉ dùng những động tác sơ cứu ban đầu, chưa cần máy móc gì đặc biệt bé đã hồi phục hoàn toàn. Như vậy để thấy rằng hồi sức ban đầu rất quan trọng, có thể cứu sống một mạng người, một cuộc đời”, bác sĩ Hiếu kể.
Ăn bánh gio bị sặc, bé 4 tuổi thoát chết trong gang tấc
Cũng kể về câu chuyện trẻ bị tại nạn bất ngờ, ThS-BS. Lương Quốc Chính không quên trường hợp một cháu bé 4 tuổi ăn bánh gio bị sặc được bố mình sơ cứu kịp thời.
Khi đang cùng cậu mình ăn bánh gio, bé đột ngột ho vài tiếng rồi nghẹn bứ lại. Mặt đỏ bừng, chảy nước mắt nhưng không khóc được. May mà bố ngồi cạnh, ôm ngay bé dậy, tựa ngực vào tay bố, vỗ cho bé 5 phát mạnh vào lưng... miếng bánh gio to tướng bật ra.
![]() |
Bánh gio, thường được các gia đình sử dụng làm món ăn trong ngày Tết, là một trong nhưng nguyên nhân dễ gây sặc dị vật đường thở ở trẻ nhỏ. Ảnh: Bác sĩ LQC |
Theo ThS-BS. Lương Quốc Chính, dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ bị sặc, đó là "hội chứng xâm nhập" như trẻ đang ăn, đang chơi đột ngột ho sặc sụa, mặt tím tái, vã mồ hôi, thở gắng sức.
Nếu dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn (dị vật thanh quản) trẻ có thể ngừng thở ngay lập tức, tiếp đó là hôn mê và tử vong nếu không được xử trí đúng cách.
"Hội chứng xâm nhập" cũng có thể chỉ kéo dài một vài phút thì hết do dị vật đã di chuyển sâu vào bên trong đường thở gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn. Tuy nhiên, sau khi vào sâu vào trong đường thở, tùy thuộc vào vị trí mắc kẹt dị vật mà trẻ có các biểu hiện khác nhau: Nói khàn, thở rít, thở khò khè và khó thở (dị vật hạ thanh quản, khí quản); ho và thở khò khè, ho ra máu, khó thở, nghẹt thở, suy hô hấp, thở yếu, sốt và tím tái (dị vật phế quản).
Theo bác sĩ Chính, khi thấy con hóc, việc người lớn hay làm đầu tiên là đưa tay vào cổ họng trẻ móc dị vật ra dù có nhìn hay không nhìn thấy dị vật. Điều này vô tình sẽ kích thích phản xạ co thắt thanh quản, phản xạ ho đẩy dị vật lên thanh quản gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn và có thể làm trẻ tử vong nhanh chóng.
Bị hóc dị vật, cấp cứu là thời gian vàng vì trong nhiều trường hợp, trẻ có thể bị mất não sau 3 - 5 phút khi bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Việc sơ cứu kịp thời sẽ quyết định việc có cứu sống được trẻ hay không.
Với những trẻ bị sặc đường thở do dị vật có kích thước lớn và nhiều góc cạnh thường dễ gây suy hô hấp, ngừng thở và có nguy cơ tử vong cao. Trong trường hợp này cha mẹ cần khẩn trương gọi ngay người hỗ trợ đồng thời tiến hành ngay các thao tác sau: đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng, mở miệng trẻ và thử móc họng trẻ lấy những dị vật nhìn thấy được ra, nâng cằm, đẩy hàm để làm thông thoáng đường thở.
Trong trường hợp trẻ bị hóc, sặc dị vật sau khi xử lý ban đầu, nên sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, có thể phải mở khí quản cấp cứu để làm thông thoáng đường thở, nội soi phế quản để lấy dị vật, và điều trị các biến chứng khác do sặc như xẹp phổi, viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi.
H. Thúy
" alt=""/>Tai nạn bất ngờ ở trẻ em và cách phòng tránhTại bệnh viện huyện, bệnh nhân được xử trí đặt ống nội khí quản, truyền dịch và chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong tình trạng ngừng tuần hoàn. Sau khi bác sĩ xử trí cấp cứu, sau 15 phút, chị T. có mạch trở lại nhưng không tiến triển thêm. Cùng ngày, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, khi đang hôn mê sâu, suy hô hấp, truỵ tim mạch nên không thể cấp cứu.
Theo người nhà, cùng uống nước thuốc sắc từ rễ cây với bệnh nhân còn có 3 người khác. Ba người này uống vào buổi tối hôm trước, sau đó có biểu hiện chóng mặt, mệt lả.
Với các biểu hiện của ca bệnh, các bác sĩ Trung tâm Chống độc nghi ngờ bệnh nhân ngộ độc cây lá ngón. Các bác sĩ đã thu thập mẫu nước sắc rễ cây, cành rễ khô thái lát để làm xét nghiệm, đồng thời gửi mẫu tới Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh Thực phẩm Quốc gia. Kết quả ghi nhận trong mẫu có chất độc nhóm koumine và gelsemine thường thấy trong cây lá ngón.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết lá ngón và cây rễ cóc có hình dạng giống nhau, rất dễ nhầm lẫn.
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo người dân không nên tự ý vào rừng đào rễ cây, hái lá rừng để sử dụng, rất dễ nhầm lẫn với cây lá ngón. Nếu muốn dùng thuốc y học cổ truyền, bệnh nhân phải tới các cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép để điều trị.