Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong kỳ thi đợt 1, năm 2021, đã có 981.773 thí sinh dự thi.
Tính đến ngày 13/7, có hơn 26.000 thí sinh ở 42 tỉnh, thành phố chưa dự thi đợt 1, có nguyện vọng tham dự đợt 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay. Đây là các thí sinh thuộc diện F0, F1, F2 và các thí sinh trong khu vực cách ly, phong tỏa do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Tỉnh An Giang có số lượng thí sinh dự kiến thi đợt 2 nhiều nhất, tiếp đến là Đồng Tháp, Bình Định, TP. HCM,...
Sau khi nghe ý kiến của các Sở, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, dự kiến, kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 sẽ diễn ra vào các ngày từ 5 đến 7/8/2021. Trong đó, ngày 5/8, thí sinh làm thủ tục dự thi.
Các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm 2021. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Về hình thức tổ chức, mỗi Sở GD-ĐT thành lập một hội đồng thi để tổ chức kỳ thi trên địa bàn. Tuy nhiên, các địa phương có số lượng thí sinh đăng ký dự thi ít có thể gửi thí sinh đến dự thi tại hội đồng thi của tỉnh, thành phố lân cận.
Bộ sẽ xem xét hỗ trợ công tác in, sao đề thi cho các Sở GD-ĐT có ít thí sinh đăng ký dự thi; đồng thời, có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức thi đợt 2.
Đây là mốc thời gian đưa ra để các Sở GD-ĐT xin ý kiến UBND cấp tỉnh, sau đó mới đề xuất lại Bộ GD-ĐT để thống nhất.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị các Sở GD-ĐT căn cứ tình hình thực tế của dịch Covid-19 và số thí sinh đăng ký dự thi đợt 2 tại địa phương, xin ý kiến lãnh đạo tỉnh, thành phố về phương án tổ chức kỳ thi với quyết tâm bảo đảm an toàn cao nhất cho thí sinh.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, những thí sinh thuộc diện F0, đã được phép đặc cách tốt nghiệp THPT ở đợt 1 theo quy chế thi, nhưng vẫn có nguyện vọng dự thi ở đợt 2 thì vẫn được phép. Tuy nhiên, các thí sinh này cần có đơn hủy quyền được đặc cách.
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT vừa ban hành công văn số 2998/BGDĐT-QLCL về việc tổ chức đợt 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
" alt=""/>Lịch thi tốt nghiệp THPT đợt 2 dự kiến vào các ngày 5Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Đồng Quang Tráng, Trưởng đơn vị Tiêu hóa, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.HCM), thực tế, một số loại trái cây chứa nhiều đường chín quá hay để lâu có thể lên men và chứa một lượng cồn nhỏ. Tuy nhiên, cơ thể chuyển hóa lượng cồn này rất nhanh, khi kiểm tra hơi thở bằng máy không ghi nhận nồng độ cồn.
Trong tình huống người điều khiển xe đã ăn các món như tôm hấp bia, hơi thở ít nhiều có mùi bia nhưng cũng ở mức rất thấp.
Bác sĩ Tráng khẳng định nhiều người giải thích việc ăn trái cây hoặc dùng đồ uống lên men khiến cảnh sát giao thông đo được hơi thở có nồng độ cồn hoàn toàn không đúng.
“Không có chuyện ăn trái cây, uống thuốc mà bị công an đo ra nồng độ cồn. Đó chỉ là lý do biện minh”, bác sĩ Tráng nói. Cùng quan điểm, bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 cho biết ăn trái cây không đủ để hơi thở có nồng độ cồn.
Bên cạnh đó, cảnh sát giao thông sẽ kiểm tra nồng độ cồn 2 bước gồm kiểm tra định tính để phát hiện cồn và kiểm tra định lượng để xác định mức vi phạm. Khi đo định lượng sẽ xác định chính xác nồng độ cồn trong hơi thở là bao nhiêu, người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm ở mức nào.
Tại Việt Nam, rượu bia xếp thứ 5 trong 15 yếu tố nguy cơ sức khỏe hàng đầu và gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng về mặt xã hội như tai nạn giao thông, bạo lực gia đình…