- Sao Việt ngày 6/5: Khánh Thi dù sắp đến ngày sinh nhưng vẫn diện bikini khoe bụng bầu gợi cảm,ệtngàyKhánhThidiệnbikinikhoebụngbầubênchồngkémtuổđội hình man city gặp nottingham forest tận hưởng thời gian vui vẻ bên chồng và con trai.
- Sao Việt ngày 6/5: Khánh Thi dù sắp đến ngày sinh nhưng vẫn diện bikini khoe bụng bầu gợi cảm,ệtngàyKhánhThidiệnbikinikhoebụngbầubênchồngkémtuổđội hình man city gặp nottingham forest tận hưởng thời gian vui vẻ bên chồng và con trai.
![]() |
Bên trong một phòng thi chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Ảnh: Thanh Hùng |
Tại Quảng Ninh, ông Nguyễn Văn Tuế, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm cho biết, tỉnh có 3 bài thi trắc nghiệm đặc biệt khi thí sính khoanh đáp án trực tiếp vào đề thi.
Trong đó, có 2 bài thi môn Địa lý và 1 bài thi môn Giáo dục công dân. Do đây là tình huống mà địa phương chưa từng gặp trong các lần chấm thi, nên ông Tuế cho biết phải xin ý kiến của Bộ GD-ĐT để có hướng dẫn xử lý cụ thể.
Còn ở Hội đồng thi Hà Nội, ông Hà Xuân Nhâm, Phó trưởng ban chấm thi trắc nghiệm cho biết, trong số bài thi trắc nghiệm của hội đồng thi này, có 1 bài thi tổ hợp Khoa học xã hội khá “đặc biệt”.
Cụ thể, có 1 thí sinh sau khi làm bài thi môn Lịch sử vào phiếu trả lời trắc nghiệm, thì đến môn Địa lý lại khoanh đáp án trực tiếp vào đề thi như một cách làm nháp.
Sau đó thí sinh này quên không khoanh lại các đáp án đã làm ở đề thi vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Khi phát hiện ra thì đã hết giờ làm bài. Do vậy, giám thị và điểm thi đó đã thu cả phiếu trắc nghiệm và đề thi của thí sinh này, niêm phong riêng bài thi và tiến hành lập biên bản.
Phiếu trả lời trắc nghiệm này vẫn được tiến hành quét vì có bài làm môn Lịch sử của thí sinh. Tất cả việc này đều có báo cáo lãnh đạo ban chấm thi và có sự chứng kiến, giám sát chặt chẽ của thanh tra chấm thi.
![]() |
Ông Nguyễn Hữu Độ cho rằng cách xử lý của hội đồng coi thi và chấm thi với bài thi đặc biệt này của thí sinh là phù hợp.
Thứ trưởng Độ đề nghị ban chấm thi trắc nghiệm của Hà Nội, Quảng Ninh và những trường hợp tương tự cần lập biên bản chấm với bài thi này, có xác nhận của đầy đủ các thành phần liên quan và tiến hành chấm đúng quy định.
Các địa phương gặp hiện tượng tương tự cần có văn bản báo cáo và Bộ GD-ĐT sẽ trả lời bằng văn bản để có căn cứ xử lý phù hợp ngay trong quá trình chấm bài trắc nghiệm.
Thiên Thanh
“Chúng ta phải coi trọng sức khỏe của cộng đồng. Tuy nhiên, không vì không đủ thông tin hoặc vì một số khó khăn mà có những quyết định không được cân nhắc kỹ” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định trước kỳ thi.
" alt=""/>Chấm thi tốt nghiệp THPT: Phát hiện 4 bài thi bất thườngVới mong muốn giúp người dân tỉnh Cà Mau có điều kiện sử dụng nước ngọt lâu dài, Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO 3) tổ chức lễ bàn giao hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn thành nước ngọt tại xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi, trị giá hơn 300 triệu đồng, với công suất 2.000 lít/giờ, mỗi ngày với khoảng 10 giờ vận hành, hệ thống có thể lọc được 20m3 nước ngọt để sử dụng.
![]() |
Ông Vũ Quang Sáng - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Phát điện 3 trao bảng tượng trưng bàn giao hệ thống lọc nước cho đại diện xã Trần Phán |
Các kỹ sư kiểm tra vận hành hệ thống tại Phân xưởng |
Hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn này là công trình thanh niên do Đoàn Thanh niên Tổng Công ty phối hợp với Công đoàn, Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ và đặc biệt là Công ty Dịch vụ Sửa chữa các Nhà máy điện EVNGENCO 3 - EPS (đơn vị tài trợ chính) tổ chức đóng góp kinh phí, nghiên cứu thiết kế, đầu tư trang thiết bị; Phân xưởng Gia công phục hồi EPS thi công lắp đặt.
Hệ thống lọc nước được thiết kế theo công nghệ hiện đại với nhiều bộ lọc như: lọc cát, than hoạt tính, lọc thẩm thấu (RO)… đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Bên cạnh đó, hệ thống có thêm ưu điểm là dễ dàng thao tác vận hành và tiết kiệm điện hơn so với nhiều hệ thống lọc nước khác.
Máy lọc được lắp đặt tại trụ sở UBND xã, dưới sự quản lý của chính quyền địa phương để người dân dễ dàng lấy nước. Ông Trần Thanh Liêm - Phó Chủ tịch UBND xã Trần Phán cho biết, Trần Phán - một trong những xã còn nghèo của huyện Đầm Dơi, tình trạng nhiễm mặn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống bà con hầu như quanh năm. Hệ thống lọc nước này sẽ giúp các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn có điều kiện sử dụng nước ngọt trong thời gian tới.
![]() |
Đại diện lãnh đạo địa phương và 5 trường học ở huyện Trần Văn Thời nhận bảng tượng trưng trao tặng hệ thống trữ nước |
Cũng trong dịp này, Tổng Công ty Phát điện 3 phối hợp với UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau tổ chức bàn giao 5 hệ thống bồn chứa và dẫn nước sinh hoạt trị giá hơn 130 triệu đồng cho 5 điểm trường học trên địa bàn huyện là: Trường Tiểu học 2 Sông Đốc, Tiểu học 1 Khánh Bình Tây Bắc, Tiểu học 2 Phong Điền, THCS Nông trường Quốc doanh U Minh và THCS Khánh Lộc.
Bồn trữ với dung tích 2000 lít, lắp đặt trên trụ tháp kiên cố cao 6m. Hệ thống này sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc sinh hoạt của các em học sinh tại các trường, tăng cường các điều kiện vệ sinh, cải thiện môi trường học tập.
Trước đó, EVNGENCO 3 cũng đã trao tặng 90 bồn chứa nước cho bà con tại 3 xã Quách Phẩm, Quách Phẩm Bắc và Trần Phán, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, kịp thời giúp bà con nghèo có dụng cụ chứa nước ngọt sử dụng tại nhà.
![]() |
Ông Võ Quốc Thống - Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời đại diện lãnh đạo địa phương trao Bằng khen của UBND tỉnh Cà Mau cho EVNGENCO 3 |
Ghi nhận những đóng góp của Tổng Công ty Phát điện 3 đối với các hoạt động an sinh xã hội, tích cực giúp người dân các địa phương trong tỉnh giảm thiểu ảnh hưởng của hạn mặn, cải thiện điều kiện sinh hoạt, UBND tỉnh Cà Mau đã trao tặng Bằng khen cho Tổng Công ty.
(Nguồn Tổng Công ty Phát điện 3)
" alt=""/>Tặng hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn cho người dân Cà Mau![]() |
Vốn đã ít nói, từ khi mắc bệnh, Sóc Kha càng trở nên trầm mặc, không trò chuyện với ai ngoài mẹ. |
Trước khi bị bệnh, bé Sóc Kha là học sinh lớp 3 trường Tiểu học A An Cư (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Khi vừa hết học kỳ 1, Sóc Kha bắt đầu bị sốt liên tục, đại tiện ra máu. Đưa con đi khám ở địa phương, con được truyền máu nhưng mãi không khỏi. Gia đình đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 1, làm xét nghiệm và nằm theo dõi khoảng 20 ngày mới phát hiện bệnh, con bị ung thư máu, rồi chuyển qua Bệnh viện Ung bướu điều trị.
Bệnh của con sẽ tiến triển theo chiều hướng tốt, nếu cơ thể đáp ứng thuốc. Tuy nhiên, để con có cơ hội chuyển sang diện duy trì, gia đình phải chuẩn bị chi phí để truyền thêm thuốc hóa trị ngoài danh mục bảo hiểm cho con. Số tiền cho mỗi đợt hóa trị khoảng 8 triệu đồng.
Thế nhưng gia đình chị Quốc vốn đã khó khăn, căn nhà tôn gia đình chị đang ở cũng là do địa phương hỗ trợ xây dựng, không có đất đai, vườn tược. Trước đây, con gái chưa bị bệnh, vợ chồng chị đều đi làm mướn, anh Chau Che theo người ta đi phụ hồ, còn chị Quốc đi trồng đậu phộng, vác nông sản cho các gia đình có nhiều đất đai. Mỗi tháng cả hai vợ chồng thu nhập khoảng 6 triệu đồng. Chi tiêu sinh hoạt và tiền học cho con, may ra dư dả được vài trăm nghìn thì bù vào tiền đám đình, hiếu hỉ rồi cũng hết.
![]() |
Hành động thường xuyên nhất của con là ngồi vân vê những ngón tay. Dường như thế giới của con đang bị thu hẹp lại trong sự tưởng tượng của riêng mình. |
Đến lúc không may con gái mắc phải căn bệnh “nhà giàu”, cần chữa trị lâu dài, tốn kém, gia đình chị không biết xoay sở ra sao. Gia đình hai bên đông anh chị em, nhưng đều nghèo ở tận Campuchia, nơi vợ chồng chị chưa đến bao giờ nên không biết làm cách nào để nhờ vả. Chỉ còn cách vay mượn từ những người hàng xóm chẳng mấy khá giả.
Người cha nghèo thương vợ con phải sống ở môi trường xa lạ, nhiều lần muốn lên viện cùng vợ chăm sóc con gái, nhưng bản thân anh cũng chẳng rành tiếng Việt, có lên cũng chẳng giúp đỡ được gì nhiều, vì vậy, anh đành ở nhà, gắng đi làm để kiếm tiền. Tại Bệnh viện Ung bướu, Phòng công tác xã hội cũng hỗ trợ nhưng vẫn không đủ được tiền thuốc mỗi đợt khoảng 8 triệu đồng cho con.
Chị Quốc tâm sự, những lúc bơm tủy, con không đi lại được, ngồi cũng khó chịu, nóng sốt liên tục khiến con khóc dấm sứt. Vậy nhưng chị chẳng thể thay con đón nhận những nỗi đau ấy. Thậm chí, có rất nhiều việc, chị Quốc phải nhờ các cha mẹ khác hỗ trợ vì không hiểu hết tiếng Việt.
Đôi mắt đỏ hoe, chị Quốc chia sẻ: “Nhìn người ta đưa con đi khám bệnh, chăm con, họ có thể hiểu hết mọi thứ. Chỗ nào cần đi, bác sĩ dặn gì, họ đều hiểu. Còn tôi gặp khó khăn rất nhiều, ngay cả việc bác giải thích về bệnh của con, tôi cũng chẳng thể nghe hết. Thực sự mọi thứ vô cùng khó khăn với chúng tôi”.
![]() |
Người mẹ người Khmer vô cùng lo lắng cho bệnh tình của con gái, nhưng lại cảm thấy bản thân trở nên vô dụng vì không thể hiểu được những lời khuyên của bác sĩ. |
Bé Sóc Kha vốn đã ít nói, nhưng từ ngày bị bệnh, phải đi khắp các bệnh viện, rồi đến lúc nhập viện Ung bướu, phải truyền nhiều loại thuốc khiến con càng thêm sợ hãi. Hơn 2 tháng nằm cùng phòng bệnh tại Bệnh viện Ung bướu, con chưa từng trò chuyện hay trả lời một ai khi được hỏi thăm. Các cha mẹ của bệnh nhi khác lo ngại con sẽ bị trầm cảm nếu cứ diễn tiến như vậy. Nhưng chẳng biết làm sao để giúp con. Hễ có người hỏi thăm, con lại cúi đầu, trầm mặc, hai ngón tay vân vê vào nhau. Giây phút ấy khiến trái tim của những người cha mẹ như bị bóp nghẹn, xót xa thay cho con.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: