![]() |
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa so sánh màu tranh thực tế với màu tranh trong sách về tranh dân gian Việt Nam của Maurice Durand. |
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hòa vốn là Giám đốc Bảo tàng gốm sứ Hà Nội. Mang trong mình tình yêu với các dòng tranh dân gian của dân tộc và nỗi lo về sự mai một, thất truyền, chị cùng cộng sự tìm hiểu, nghiên cứu về dòng tranh Kim Hoàng và thực hiện cuốn sách để công bố đến đại chúng.
Tranh dân gian thể hiện tính dân tộc và lịch sử
- Để cho ra đời 2 cuốn sách này, quá trình tìm hiểu tư liệu có khó khăn với chị?
Thực sự để ra mắt và xuất bản được bộ sách này là cả một quá trình kéo dài 5-7 năm. Quãng thời gian đó, tôi đã đi dọc miền đất nước từ Bắc đến Nam để có thể nghiên cứu. Mặc dù viết về tranh dân gian Đông Hồ hay tranh dân gian Kim Hoàng tôi vẫn phải có so sánh ở trong cái chung của tranh dân gian trên mọi miền đất nước.
Ví dụ như trong suy nghĩ của người dân miền Bắc, nói đến tranh dân gian là nói đến tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống. Nhưng thực ra tranh dân gian, ví dụ ở miền Bắc ngày xưa cũng đã có tranh dân gian bằng kính thế nhưng sau một thời gian dài vì thời tiết ẩm nên tranh bị hỏng thế người ta không còn chuộng nữa. Trong quá trình đi nghiên cứu về tranh dân gian, có nhiều lúc tôi phải lội ngược dòng để tìm hiểu lại về lịch sử của những dòng tranh dân gian.
Khi làm những quyển sách như thế này, nếu không khéo và truyền được cảm hứng cho các nghệ nhân rất khó để người ta đã nói được những bí quyết của gia đình họ.
Ví dụ với cuốn Dòng tranh dân gian Kim Hoàng, tôi phải đến 50-70 lần gia đình các nghệ nhân mới có thể tích lũy được tư liệu. Mỗi lần gặp gỡ lại vỡ ra một điều mới lạ.
- Quá trình tìm hiểu các dòng tranh chị thấy tranh dân gian Việt Nam có gì đặc sắc?
Chính là tính dân tộc và tính lịch sử. Điều này thể hiện rất rõ trong cách làm tranh, vẽ tranh, màu sắc, nội dung. Tín ngưỡng, phong tục tập quán của người dân Việt vào những thời điểm lịch sử nhất định được thể hiện qua tranh rất rõ nét.
Tuy nhiên, mỗi dòng tranh lại có sự khác biệt, đặc trưng cho văn hóa từng vùng miền, cũng chính là phục vụ những đối tượng khách hàng riêng biệt.
Ví dụ cùng là tranh đồ thế, miền Bắc lại dùng tranh Thập vật trong các lễ cúng phát tấu, miền Trung và miền Nam lại không dùng. Miền Trung có tranh làng Sình chịu ảnh hưởng của Thiên Tiên Thánh giáo nên nội dung rất phong phú, đặc sắc. Tranh vùng Nam Trung Bộ lại có nội dung thiên về thờ cúng ghe thuyền...
Có ba dòng tranh dân gian vẫn tồn tại và duy trì là tranh dân gian Đông Hồ, tranh làng Sình và tranh kính Nam Bộ. Tranh dân gian Đông Hồ được sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền tỉnh Bắc Ninh nên phát triển rất tốt.
- Khó khăn trong việc bảo tồn phát huy các dòng tranh dân gian của Việt Nam là gì thưa chị?
Tranh cũng giống như các nghề thủ công khác, thường cha truyền con nối nên việc dạy vẽ cho người ngoài là điều rất khó xảy ra. Cho nên việc này cần phải có sự chung tay của các nhà quản lý. Các dòng tranh khác đều không có người nối nghiệp hoặc mất dần thị trường, thu nhập giảm sút, cũng như không phải ai cũng theo nghề được, vì phải có năng khiếu, cần cù, tỉ mỉ. Giới trẻ cũng không mặn mà với tranh.
Hiện nay có tranh làng Sình và tranh kính Nam Bộ tồn tại vì đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng. Tranh làng Sình là tranh đồ thế nên gần như mỗi dịp Tết, lễ, nhà nào cũng dùng. Nhà nào ở Nam Bộ cũng có ít nhất một bức tranh kính trong không gian thờ tự.
![]() |
Dòng tranh dân gian Kim Hoàng (Hoài Đức – Hà Nội ) được hình thành vào nửa sau thế kỷ 18. Tranh Kim Hoàng có đủ loại tranh thờ cúng, tranh chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng tranh Kim Hoàng lại biết kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc lại tươi như tranh Hàng Trống. Chính vì thế dòng tranh này mang những giá trị riêng. |
Mong sách lan toả tới những người yêu văn hoá dân tộc
- Với việc ra viết 2 cuốn sách này, chị mong muốn nó sẽ lan toả điều gì tới người đọc?
Tôi mong muốn rằng mọi người hãy trân trọng từng bức tranh dân gian, dù là tranh Đông Hồ, tranh Kim Hoàng, tranh Kính thế,... tranh dân gian nào cũng vậy, bởi nó là những giá trị tinh hoa của dân tộc mình, đã được thẩm thấu vào trong đó. Chứ đừng nhìn về mặt giá trị kinh tế của bức tranh.
Khi những quyển sách về tranh dân gian ra đời với chất lượng in ấn tốt, được đưa tới bạn đọc thì rất nhiều người đã lấy những mẫu của tranh dân gian này, sáng tạo vào trong các lĩnh vực đương đại. Ví dụ như những họa sĩ người ta sẽ dùng những chất liệu của tranh dân gian đưa vào nhưng tác phẩm của mình. Hoặc là vào những dịp Trung Thu hay Tết, những khách sạn người ta hay làm những gói quà và ở trong đó người ta sử dụng những hình ảnh của tranh dân gian. Tôi nghĩ là tranh dân gian không chỉ tồn tại trong dịp Tết mà nó thể tồn tại từ đầu năm cho đến cuối năm bằng hình thức này hay hình thức khác.
Tại nước ngoài, các sản phẩm thuộc về dân tộc, mang tính dân tộc đặc trưng là những sự lựa chọn của khách du lịch khi tới thăm vùng đó. Tôi cũng mong muốn rằng mỗi một khách du lịch đến với Việt Nam sẽ mua sản phẩm tranh dân gian, dù ít dù nhiều.
Và tôi nghĩ những quyển sách như thế này ra sẽ được đón nhận. Trên thực tế có rất nhiều bạn trẻ liên lạc lại với tôi để yêu cầu có thêm thông tin hay hình ảnh để mà người ta có thể làm những chuyên đề nghiên cứu sâu. Đó là những phản hồi, đánh giá xã hội rất tốt đối với quyển sách này của chúng tôi. Điều đó cũng thúc đẩy cho chúng tôi có thể hoàn thiện được càng sớm càng tốt công trình nghiên cứu này.
Tôi thực sự biết ơn sâu sắc đến học giả, họa sĩ người Pháp, ông Maurice Durand, nay đã khuất núi, đã để lại một tác phẩm vô giá là Tranh dân gian Việt Nam xuất bản từ năm 1960. Ông không chỉ mang trong huyết quản một phần dòng máu Việt nên yêu nước Việt, mà ông còn để hết tâm sức của mình vào việc nghiên cứu các bức tranh của người Việt, trong đó có tranh dân gian Kim Hoàng.
Hy vọng công trình của chúng tôi sẽ có đóng góp không những khôi phục và phát triển dòng tranh Kim Hoàng, Đông Hồ mà còn có giá trị tư liệu khảo sát dân tộc học, khảo cổ học, thư tịch học, sử học, văn học dân gian của ngôi làng thuần Việt.
![]() |
Tranh Đông Hồ treo trong ngày Tết đã trở thành một thú chơi tao nhã, một phong tục đẹp của người nông dân Việt Nam xưa. Các gia đình dù giàu hay nghèo, ngoài bánh chưng, thịt mỡ dưa hành đều không thể thiếu câu đối đỏ cùng những bức tranh Tết. |
- Sau 2 cuốn sách này, chị có tiếp tục nghiên cứu để ra đời những cuốn sách về tranh dân gian khác?
Chúng tôi muốn làm một bộ sách về tranh dân gian Việt Nam với hơn 30 dòng tranh trải dài từ Bắc vào Nam. Dự định ban đầu là viết ba tập sách, khoảng hơn 1.000 trang.
Tuy nhiên, bắt tay vào viết sách mới thấy đó là công việc khổng lồ. Quyển sách tổng hợp đó sẽ để sau cùng, sau khi hoàn thành thêm các sách về những dòng tranh Hàng Trống, tranh dân gian Huế, tranh dân gian kính Việt Nam, tranh đồ thế Việt Nam…
Tác phẩm Dòng tranh dân gian Đông Hồ- gồm 232 trang, 537 ảnh mô tả chi tiết về làng Đông Hồ, các bước làm tranh, chân dung các nghệ nhân, họa sĩ tiêu biểu của Đông Hồ và tổng hợp gần 300 bức tranh Đông Hồ. Bên cạnh đó, sách còn giới thiệu hai thể loại tranh ít được biết đến của Đông Hồ là tranh trổ giấy và tranh đồ thế (tranh đốt cho người chết). Tranh đồ thế đã dừng làm từ cách đây gần 20 năm, tranh trổ giấy đã vắng bóng vài ba năm. Đặc biệt, độc giả có thể tìm thấy nhiều tư liệu mới được các nghệ nhân hoặc đại diện gia đình các nghệ nhân chia sẻ để giúp cho cuốn sách này có những nét khác biệt so với nhiều cuốn sách tranh Đông Hồ từng xuất bản trước đây.
Tác phẩm Dòng tranh dân gian Kim Hoàng - cuốn sách gồm ba chương, với 346 ảnh mầu minh họa, 24 tài liệu tham khảo và trích dẫn. Các hình ảnh mô với nhiều góc chụp khác nhau, cho người đọc những góc nhìn toàn cảnh làng Kim Hoàng từ trên cao cho tới cận cảnh về từng họa tiết chạm khắc trong đình làng. Bên cạnh đó, là những hình ảnh sinh động mô ta quá trình khôi phục tranh, in tranh, và những giao lưu, triển lãm giới thiệu tranh Kim Hoàng ra với công chúng trong nước và quốc tế. |
Tình Lê - Ngọc Hà
Tác giả mong muốn bạn đọc đón nhận tác phẩm với tinh thần đối thoại dù cuốn sách được trình bày có tính cách giáo khoa.
" alt=""/>Người lưu giữ hồn dân tộc qua sách tranh dân gianHình ảnh của Hoàng Oanh sau khi sinh con.
Hoàng Oanh và chồng tổ chức lễ cưới cuối năm 2019 tại một khách sạn hạng sang ở quận 7 (TP.HCM). Tháng 1 vừa qua, cô xác nhận mang thai con trai được 4 tháng. Những tháng cuối thai kỳ, MC tiết lộ ông xã không thể ở bên hai mẹ con vì dịch Covid-19.
“Có người hỏi tụi mình xa nhau 6 tháng rồi phải không. Không phải, chỉ mới ba tháng thôi. Sau đám cưới tháng 12/2019, tháng 1 tụi mình đi châu Âu. Sau đó hai đứa thay phiên nhau qua lại giữa Việt Nam và Singapore thăm nhau”, cô chia sẻ. Theo MC, trong những ngày tháng sống xa nhau, cả hai phải trò chuyện qua mạng xã hội.
“Có lẽ con không biết khi con chào đời, thế giới lại hỗn loạn đến vậy. Nhưng con đừng lo, dù ngoài kia cho bao nhiêu sóng gió, cha mẹ sẽ luôn bảo vệ con”, MC nhắn nhủ với con trai.
(Theo Zing)
- Đây là lần đầu tiên Hoàng Oanh khoe căn hộ xinh xắn của hai vợ chồng tại Singapore. Người đẹp còn dành nhiều lời yêu thương gửi đến ông xã.
" alt=""/>MC Hoàng Oanh sinh con đầu lòngĐầu tiên, Yoon Hyun Woo trong thân thể Jin Do Joon gây chú ý nhờ biết trước tương lai. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1987, Jin Do Joon đã gợi ý cho chủ tịch Jin Yang Cheol (Lee Sung Min thủ vai) về việc nên đầu tư tiền cho ứng cử viên nào. Đồng thời, nhờ câu đố của Jin Do Joon, chủ tịch Jin Yang Cheol cũng thoát chết trong tai nạn máy bay khẩn cấp.
Sự thông minh đến mức kỳ lạ của đứa cháu đã khiến Jin Yang Cheol nghi ngờ liệu Jin Do Joon có thực sự biết trước tương lai hay không. Đối diện với vẻ mặt nghiêm nghị và câu hỏi bất ngờ, Jin Do Joon đã đáp lại: “Là vì con hiểu được nỗi lòng của ông”.
Cuộc đối thoại của hai ông cháu như màn đấu trí căng não khiến người xem nín thở. Tuy nhiên, lời đáp trả xuất sắc của Jin Do Joon đã giúp cậu út nhà tài phiệt thoát khỏi nguy cơ, đồng thời được công nhận là thành viên của gia tộc.
Một lần khác, Soonyang Motors liên tục đứng thứ hạng thấp đã trở thành gánh nặng cho tập đoàn. Tuy nhiên, chủ tịch Jing Yang Cheol lại muốn cứu sống bằng việc thu mua một doanh nghiệp khác. Vì vậy, việc thu mua trở thành cuộc chiến chứng minh năng lực của những người con.
Biết được tham vọng của họ, Jin Do Joon mượn tên Power Shares giả vờ tham gia cuộc chiến và âm thầm nâng giá thu mua. Đồng thời, anh thành công chia rẽ hai anh em của tập đoàn Soonyang. Qua đó, Jin Do Joon trở thành chủ nhân của bàn cờ khi biến những kẻ đầy tham vọng trở thành quân cờ trong tay.
Cuối cùng,đất nước rơi vào thời kỳ khủng hoảng và tập đoàn Soonyang cũng gặp khó khăn. Trước đó, khi ở thân phận Yoon Hyun Woo, Jin Do Joon đã chứng kiến gia đình tan nát và mất mẹ vì Soonyang. Vì vậy, anh quyết tâm thay đổi quá khứ, cứu sống mẹ. Thế nhưng, mẹ anh lại chết một lần nữa vì tự sát. Jin Do Joon phát hiện nguyên nhân cái chết là do sự ích kỷ của Jin Yang Cheol.
Jin Do Joon căm hận, chặn bước tiến của Soonyang bằng cách tham gia vào kế hoạch tái cơ cấu Seoul với cái tên Miracle. Thông qua việc giúp con rể của Jin Yang Cheol ngồi vào ghế thị trưởng, Jin Do Joon thành công giành được quyền chủ thầu, lật ngược ván cờ.
Tuy nhiên, Jin Yang Cheol cũng không dừng lại. Ông bắt Oh Se Hyun - cộng sự của Jin Do Joon và yêu cầu gặp mặt chủ nhân thực sự. Không lùi bước, Jin Do Joon quyết định xuất đầu lộ diện với tư cách là cổ đông lớn nhất của Miracle.
Vi Lê
" alt=""/>Song Joong Ki và 3 cú twist lôi cuốn trong 'Cậu út nhà tài phiệt'