Hôm ra viện, Đ.T.D chụp một bức ảnh để lưu lại ngày chiến thắng Covid-19. Với chị, 15 ngày điều trị là quãng thời gian nhớ đời, chị như được sinh ra thêm một lần nữa. 15 ngày sóng gió
D. là công nhân ngành điện tử, thuê trọ cùng chồng và 2 con (một bé 14 tuổi, một bé 17 tháng tuổi) ở Thủ Đức (TP.HCM).
Hồi tháng 7, chị D. đưa con gái 14 tuổi đi xét nghiệm Covid-19 với ý định gửi con về quê. Không ngờ cháu bé nhận kết quả dương tính.
Vét sạch tiền trong nhà được 2 triệu đồng, chị cùng chồng và con 17 tháng tuổi đi xét nghiệm thì phát hiện D. cũng nhiễm bệnh.
Hai mẹ con được đưa đi cách ly ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Nở (TP Thủ Đức, TP.HCM). Năm ngày sau, họ được chuyển đến Bệnh viện dã chiến 2.
"Lúc đó, cổ họng mình nóng và rát như bị lưỡi dao lam cứa vào. Mình cố nhắm mắt để ngủ nhưng không sao ngủ được. Đầu đau, toàn thân mình mỏi mệt. Khứu giác, vị giác đều mất khiến mình ăn gì cũng thấy khó", D. nhớ lại.
Trong viện, D. điện thoại về cho chồng thì nhận tin xóm trọ nơi chị ở đã phát hiện rất nhiều người nhiễm Covid-19. Chồng chị D. sau khi làm xét nghiệm lần 2 cũng đã dương tính. Đứa con 17 tháng tuổi của chị bắt đầu ho, sốt. Bé không chịu ăn, quấy khóc suốt từ hôm mẹ đi cách ly.
D. bàng hoàng nhưng khi ngắt cuộc điện thoại, chị lập tức nhắc nhở bản thân phải chiến thắng Covid-19 để sớm trở về nhà.
 |
Chị D. chụp ảnh kỷ niệm trước khi ra khỏi viện. |
Trong lúc bác sĩ còn đang quá bận với các bệnh nhân nặng, chị “lục tung” cả internet để tìm kiếm các thông tin chữa trị Covid-19. D. cũng vào mạng xã hội nhờ bác sĩ online tư vấn và xin kinh nghiệm của những F0 đi trước.
Một trong những điều D. học được đầu tiên là dù có mất khứu giác, vị giác thì chị cũng phải cố ăn để có sức khỏe. Cơm khó nuốt, chị chọn uống sữa, ăn cháo.
D. cũng hỏi bác sĩ rồi lên danh sách các thuốc cần dùng khi điều trị Covid-19 tại nhà và nhờ người mua cho chồng, con.
"Chồng mình tự điều trị ở nhà vì anh không có bệnh lý nền. Con nhỏ 17 tháng tuổi thì chỉ ho và sốt nhẹ. Mình nghĩ ở nhà cũng tốt vì giảm được gánh nặng cho các bệnh viện", D. nói.
Ngoài thuốc, một trong những thiết bị D. đặt mua cho chồng, con là máy đo chỉ số SpO2 trong máu.
Hàng ngày, D gọi điện nhắc chồng đo rồi chụp ảnh gửi kết quả cho mình xem. “Nếu kết quả ổn (chỉ số oxy trong máu trên 95% - nv) thì thôi, nếu chỉ số thấp mình sẽ gọi điện ngay cho đường dây nóng. Hoặc hỏi bác sĩ trong viện…”, D. cho biết.
D. cũng nhắc chồng phải giữ tinh thần lạc quan, chịu khó tập thể dục, tập hít thở, uống nước ấm; mỗi ngày xông 2 lần với thuốc xông hoặc gừng sả; tuyệt đối không tắm nước lạnh...
“Ở trong viện mình được điều trị sao thì cũng hướng dẫn chồng như vậy. Vấn đề nào phát sinh mình sẽ xin tư vấn của bác sĩ”, D. nói. Cứ như thế, hai vợ chồng điện thoại qua lại, vừa động viên tinh thần vừa giúp nhau điều trị.
May mắn, 2 bé nhà D. sớm khỏi bệnh. Chồng D. cũng có kết quả âm tính sau hơn 1 tuần tự điều trị. Riêng D. bị nặng hơn nên mất tới 15 ngày nằm viện chị mới được về nhà.
Trả ơn vì mình vẫn còn... thở
Trở về từ bệnh viện, D. cảm thấy mình may mắn hơn rất nhiều người vì vẫn còn được… thở.
Chị nghĩ mình phải trả ơn cho những y bác sĩ, các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch và cả những F0 đã cho chị kinh nghiệm quý báu. Cách trả ơn của D. là giúp đỡ những người bị bệnh sau mình.
Nghĩ là làm, D. lên mạng chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh của bản thân và gia đình. Chị động viên các F0 phải lạc quan, không lo lắng, ăn uống đầy đủ và tập thể dục để có sức khỏe chiến đấu với Covid-19. D. cũng giúp họ kết nối với những bác sĩ online tâm huyết và nhiệt tình.
"Tổng đài tư vấn online của các bác sĩ rất tốt. Họ rất nhiệt tình. Ngay cả khi mình đã khỏi bệnh họ vẫn hỏi thăm, động viên", D. cho biết.
Chị cũng tích cực chia sẻ với những F0 ý thức giữ gìn sức khỏe cho gia đình và cộng đồng: “Luôn tuân thủ 5K. Khi ho hoặc hắt xì phải bỏ khẩu trang đó ngay. Trước khi bỏ phải xịt khuẩn để vi khuẩn không có cơ hội phát tán ra môi trường”.
 |
Xin được chút rau, gạo D. cũng chia cho người khó khăn hơn mình ở trong khu trọ. |
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, dịch bệnh ập xuống khiến hai vợ chồng thất nghiệp từ tháng 5, D. phải lên mạng xin các mạnh thường quân chút lương thực, sữa, thuốc cho con.
Khi xin được, chị lại nghĩ đến các em nhỏ, các F0 khó khăn, những người thất nghiệp trong khu vực mình sống nên quyết định chia bớt cho họ.
"Xin được gì mình cũng chia, chỉ giữ lại đủ sống qua ngày. Có hôm mình còn không giữ lại gì vì thấy nhiều người cần chúng hơn", D. tâm sự.
Một mạnh thường quân biết việc D. làm đã gửi cho cô một bộ quần áo bảo hộ để cô mặc khi cần đi chia sẻ với những người nghèo hơn mình. Điều đó khiến D. có thêm rất nhiều động lực.
D. bộc bạch, khi sống trong tâm dịch và trải qua những ngày sóng gió, D. mới thấy nơi chị đang sống có rất nhiều người tốt nhưng cũng có rất nhiều trường hợp F0 khốn khó.
Vì thế, chị muốn giúp họ dù chỉ là chia sẻ chút quà mà chị xin được hay chút kinh nghiệm mà chị có trong quá trình điều trị. D. mong các F0 sớm chiến thắng dịch bệnh và trở lại với cuộc sống bình thường.
D. cũng hi vọng những ai chưa mắc bệnh hãy trân trọng cuộc sống, tự bảo vệ bản thân và gia đình. Sống có ý thức và trách nhiệm vì sự may mắn họ đang có.
Linh Giang

Bên trong ‘cánh cửa cuối cùng’ của những F0 nguy kịch
Trong cơn mê man, hoảng loạn, một bệnh nhân đã lấy điện thoại nhắn tin cho con: "Mẹ chết rồi. Đến đón mẹ về đi".
" alt=""/>Cả nhà F0, vợ nằm viện chữa Covid
Tôi thấy nhiều chị em kiếm được tí tiền chẳng đủ trả osin mà cứ đi làm rồi bỏ con cho ông bà là ích kỷ.Tôi đi du học ở Nhật 4 năm và được chứng kiến: tất cả các bà mẹ hầu như khi có con đều nghỉ ở nhà để chăm sóc cho con, dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Tôi cũng về Việt Nam được 2 năm, lấy chồng, có con và được chứng kiến: một cô bạn (cũng chẳng phải thân) lấy tiền đi mở cửa hàng buôn bán nhưng con thì 8 tháng đã đi gửi trẻ, bé nói giọng Thanh Hoá đặc sệt dù mẹ là người Hà Nội. Một cô hàng xóm lương chỉ bằng 1 phần 10 chồng nhưng vẫn đi làm để con cho bà nội trông cả ngày. Mẹ đi làm về vứt vội túi xách xuống sàn, thằng con mừng rỡ lao ngay ra ôm…cái túi. Chẳng biết mẹ là ai. Tôi tự hỏi, vì sao lại như vậy?
Vì xã hội Việt Nam, phụ nữ cần bình đẳng hay vì cuộc sống tốt đẹp hơn thôi thúc chúng ta bỏ con ra đường? Tại sao ở những nước phát triển, điều kiện sống của họ hơn hẳn ta. Trường học, bệnh viên, phúc lợi xã hội tuyệt vời. Thậm chí đến người giúp việc cũng có bằng nhi khoa… mà những bà mẹ ấy vẫn không muốn giao con cho người ngoài? Câu trả lời chỉ có một: Không ai chăm con tốt bằng mẹ.
Như bản thân tôi, mỗi ngày đều tự lên thực đơn cho con. Gói từng cái bánh giò làm đồ ăn sáng cho bé, trồng từng ngọn giá, cây cải để con ăn cháo hàng ngày. Vậy nhưng bản thân vẫn luôn không ngừng lo lắng cho con. Tôi cũng đã từng thử thuê giúp việc. Nhưng thấy osin: gạo vo quá kỹ khiến mất vitamin B1, rau rửa không sạch sợ còn thuốc sâu đọng lại, bình sữa tiệt trùng không đủ độ sợ còn nhiễm vi khuẩn phóng xạ, cho cháu ăn vẫn còn thừa 10ml sữa… khiến tôi chẳng thể an lòng.
Liệu có người giúp việc nào đủ kiên nhẫn để đàn hát nói chuyện cả ngày với một đứa trẻ 6 tháng, đủ bao dung để không nổi cáu khi bị chúng hất đổ bát cháo, bôi dãi vào người, đủ yêu thương để dỗ dành cưng nựng khi chúng đã 3, 4 giờ sáng vẫn chưa chịu đi ngủ? Và liệu, có bà nội nào biết nêm muối vào đồ ăn sẽ hại thận trẻ, ninh xương nấu cháo sẽ khiến cháu thiếu canxi, bình sữa phải quá 60 phút là đổ bỏ, mớ rau rửa nát quá sẽ mất vitamin, nhiệt độ nước tắm phải luôn là 36,5 độ…? Liệu có ai có thể thương con bằng mẹ, lo lắng cho con đến từng chi tiết nhỏ như mẹ, là người tốt nhất để ở bên con trong những năm tháng đầu đời ngoài mẹ? Vậy mà ngày nay, quá nhiều người phụ nữ chọn cách đi làm để bỏ mặc con chẳng thèm nuôi, chọn cách khinh thường những người phụ nữ ở nhà chăm con khác.
 |
Ngày nay, quá nhiều người khinh thường những người phụ nữ ở nhà chăm con. (ảnh minh hoạ) |
Rất nhiều người hỏi tôi “Bây giờ làm gì rồi?” và sau khi nghe tôi trả lời “ở nhà chăm con thôi”, họ lại tỏ thái độ coi thường. Một số đã tường tận chuyện tôi ở nhà chăm con rồi thì lại thỉnh thoảng buột miệng “Này! Cứ ở nhà suốt thế thì làm gì?”. Tôi thấy lạ. Dường như trong suy nghĩ của nhiều người, chăm sóc con cái không được coi là một việc làm chân chính. Vì họ cho rằng “chăm con, chăm sóc gia đình, dọn dẹp, giặt giũ thì là việc của mẹ rồi, nhưng ngoài chăm con ra, có làm gì để kiếm tiền nữa không?”.
Ở một xã hội, nơi mà sự bận rộn luôn được đề cao như hiện nay. Có lẽ chị em càng đi làm, càng kêu ca bận rộn thì sẽ càng được mọi người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, tôi cũng xin nói: Ở nhà chăm con, còn bận hơn gấp nhiều lần. Tôi cũng có hàng tỉ những công việc không tên, đi chợ, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, cho con ăn, tắm cho nó, dạy nó học hành…Một ngày làm việc không chỉ 8 tiếng mà có khi còn lên tới 16 tiếng.
Còn về chuyện kiếm tiền, như tôi đã đề cập ở trên: nhiều chị em bỏ con lao ra đường để kiếm tiền. Vậy nhưng đồng tiền kiếm được chẳng đủ trả osin chăm con. Vậy tại sao vẫn cố phải làm? Vì sự công bằng cho nữ giới ư? Phụ nữ chúng ta, tổ tiên chúng ta đã mất hàng trăm năm, hàng nghìn năm để giành được sự bình đẳng giới. Nên bây giờ ta phải đi làm, Không đi làm là mất bình đẳng giới ư? Không hề. Chị em đã hiểu sai về bình đẳng giới. Bình đẳng giới không phải là phụ nữ đi làm như đàn ông. Mà là phụ nữ có quyền quyết định cuộc đời mình – như đàn ông. Do đó, tôi tự quyết định ở nhà chăm con, tôi tự làm chủ cuộc đời mình. Tôi vẫn đang duy trì bình đẳng giới cho phụ nữ. Thậm chí, kể từ khi con tôi được chăm sóc dưới bàn tay của mẹ, cháu ăn ngoan, ngủ tốt, lớn nhanh và khoẻ mạnh hơn trông thấy. Cũng nhờ con cái ngoan ngoãn, khoẻ mạnh mà chồng tôi lại yên tâm công tác. Và có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc, thu nhập anh ấy kiếm về cho vợ con ngày một nhiều hơn. Nên gia đình luôn tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Phụ nữ chúng ta, chỉ làm tốt được một việc mà thôi. Hoặc chăm con hoặc là kiếm tiền. Tôi nghĩ đã làm mẹ thì cần phải có sự hy sinh cho con cái, đừng vì niềm vui trong công việc mà để con cái thiếu sự chăm sóc, đẩy con cái tới cảnh ốm đau, bệnh tật, đẩy gia đình đến bờ vực ly hôn.
Độc giả Lê Linh (Hoàn Kiếm, Hà Nội)
(Theo Khampha.vn)
" alt=""/>Kiếm ít tiền thì ở nhà chăm con!