Trêndiễn đàn của sinh viên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, hình ảnh một ngườithầy giáo mặc áo bệnh nhân vẫn đứng giảng bài cho sinh viên khiến nhiềungười xúc động. Ngay sau khi được đăng tải, bức ảnh đã nhận được gần6.000 lượt chia sẻ và bình luận của dân mạng.
![]() |
Người trong bức ảnh xúc động là thầy giáo Bùi Quý Lực dạy môn Máy và ma sát (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội). |
Cácsinh viên cho biết dù thầy bệnh nặng nhưng vẫn luôn nhiệt tình với cácsinh viên ở trong buổi học cuối trước kỳ thi. Thậm chí, để đến đượcgiảng đường dạy cho các em sinh viên, thầy Lực còn cần phải có ngườithân giúp đỡ.
Tâmsự với VietNamNet, thầy Bùi Quý Lực cho biết do sức khỏe chưa ổn địnhnên vẫn không có thời gian xem những hình ảnh sinh viên đăng tải trênmạng. Tuy nhiên, người thầy giáo già cũng rất trân trọng tình cảm củasinh viên dành cho mình.
ThầyLực đã 64 tuổi, công tác tại trường 40 năm. Dù đã về hưu cách đây 4 nămnhưng thầy Lực vẫn được nhà trường tin tưởng mời thỉnh giảng tại bộmôn Máy và Ma sát thuộc Viện Cơ khí . Hiện tại, thầy Lực vẫn phải dùngđến máy để hỗ trợ cho hoạt động của tim.
ThầyLực cho biết khi có tiết dạy, một giảng viên trẻ trong bộ môn thườnggiúp ông lên giảng đường. Nhà ở quận Long Biên nên ông thường bắt taxisang Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội để đảm bảo an toàn. Một tuần, vị thầygiáo già thường sang dạy cho các sinh viên 6 tiết.
“Tôiđang dạy mà để các bạn sinh viên lỡ việc học thì tôi tự thấy mình làmkhông hết trách nhiệm. Các bạn sinh viên đang chuẩn bị thi nên tôi phảigiảng dạy làm sao để các bạn thi đạt kết quả tốt nhất”, TS Lực chia sẻ.
Thầy Lực chia sẻ, ngày 19/3, khi nhận được yêu cầu từ bộ môn, thầy Lực đã phải "trốn viện" về giảng bài cho sinh viên:
“"Hômđó, tôi điều trị ở bệnh viện Hữu Nghị. Do nhu cầu của sinh viên nên tôiphải trốn ra viện. Sinh viên học tín chỉ, mỗi thầy một lớp, môn củamình cũng gần hết số tiết nên mình mới cố gắng" - thầy Lực cho biết.
Dùbản thân thầy Lực cũng cho rằng việc mặc trang phục bệnh nhân lên giảngđường có phần không phù hợp nhưng "nếu thay trang phục thì bác sỹ cũngkhông cho tôi ra để đi dạy”, TS Lực lý giải về bộ áo bệnh nhân được nhắcđến trong ảnh. Trước đó, thầy Lực đã bị đột quỵ nên phải vào trực tiếpbệnh viện Hữu Nghị để điều trị.
Bấtngờ nhưng vui trước bức hình và tình cảm sinh viên dành cho mình, thầyLực nói sẽ tiếp tục lên giảng đường nếu sinh viên, nhà trường có yêu cầuvà sức khỏe cho phép.
![]() |
Chỉ 2 tháng sau khi được sửa chữa vào tháng 6-2015, đường Mai Chí Thọ lại bị sụp lún. |
Từ khi đưa vào sử dụng tháng 8-2010 tới nay, đã 6 lần đường Mai Chí Thọ đọan qua Quận 2 được chủ đầu tư sửa chữa vì sụp lún. Lần sửa gần đây nhất là tháng 6-2015, nhưng tới nay, đoạn đường này lại tiếp tục xuất hiện sụp lún ngay trên phần vừa sửa chữa.
Đường sụt lún tạo thành các rãnh sâu là nỗi ám ảnh của các tài xế, vì mỗi lần ra vào cảng luôn phải di chuyển với tốc độ “rùa bò” để đảm bảo an toàn. Trước đó, tháng 5-2015, đoạn đường này xảy ra tình trang sụt lún gây tai nạn tiên tiếp cho người dân đi xe gắn máy tham gia giao thông tại đây. Sau đó, Ban quản lý công trình đã xử lý đoạn đường sụp lún và cấm xe máy lưu thông vào đoạn đường này.
Đường Mai Chí Thọ là tuyến huyết mạch để lưu thông vào cảng Cát Lái nên mật độ xe tải lớn và xe container di chuyển luôn dày đặc. Là một phần của Dự án Đại lộ Đông - Tây với kinh phí đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, đường Mai Chí Thọ được đưa vào sử dụng từ tháng 8-2010. Đến nay, chủ đầu tư đã có 6 lần sửa chữa tuyến đường này.
Theo các tài xế thường xuyên lưu thông trên tuyến đường này, hiện tượng sụt lún trên đường Mai Chí Thọ có thể do xe container chở quá tải lưu thông gây ra. Nếu đơn vị chủ đầu tư quản lý tuyến đường và cơ quan chức năng không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, như đặt trạm cân, kiểm tra xử lý nghiêm xe quá tải lưu thông trên đường thì hiện tượng sụt lún có thể không dừng ở một đoạn đường chân cầu vượt nối đường Mai Chí Thọ và Xa lộ Hà Nội mà có thể cả tuyến đường sẽ dần bị ảnh hưởng.
TheoGia Huy(Báo Đầu tư)
Hàng trăm hộ dân bị nứt nhà, sụt lún vì thi công QL1A" alt=""/>Đường Mai Chí Thọ, TP.HCM tiếp tục sụp lún