Tại phiên họp, Hội đồng đã nghe Bộ GD-ĐT báo cáo về kết quả tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025.Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các thành viên Hội đồng tập trung thảo luận, cho ý kiến về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và những năm tiếp theo.
Tất các thành viên Hội đồng đều khẳng định sự cần thiết của việc tổ chức kỳ tốt nghiệp THPT, không chỉ theo đúng quy định của Luật Giáo dục, mà còn tạo động lực để thúc đẩy công tác dạy và học, đánh giá chất lượng giáo dục trên cả nước làm cơ sở xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến giáo dục.
 |
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hoà (Hà Nội) khẳng định nếu không tổ chức kỳ thi thì không chỉ học sinh không có động lực học tập, mà các thầy cô cũng sẽ không nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học. “Kết quả của mỗi kỳ thi không chỉ thể hiện qua điểm số mà bản thân các thầy cô, học sinh cũng rèn luyện kỹ năng, ý chí. Mỗi giáo viên, học sinh đều có nhu cầu được đánh giá đúng năng lực của mình. Vì vậy, kỳ thi là rất cần thiết”, cô Nhiếp nói.
Còn GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT giúp đánh giá được hệ thống giáo dục. Đây còn là cơ sở, tạo động lực thúc đẩy, tạo ra sự tiến bộ trong quá trình dạy và học của các thầy cô giáo lẫn học sinh.
Đồng quan điểm, GS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội nhấn mạnh: Không tổ chức kỳ thi, chúng ta không kiểm soát được việc dạy và học, đặc biệt là những định hướng đổi mới trong giáo dục.
GS Nguyễn Lân Dũng, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ (nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT) cũng khẳng định chỉ có qua kỳ thi mới đánh giá được môn học, lĩnh vực nào mà địa phương nào còn yếu.
Từ đó, các ý kiến đề nghị tiếp tục giữ ổn định phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như năm 2020, đồng thời tăng cường chuẩn hoá, ứng dụng công nghệ.
Theo GS.TS Nguyễn Hữu Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) giữ ổn định và hiện đại hoá, chuẩn hoá phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là hướng đúng, khả thi. Kỳ thi đáp ứng được 3 nguyên lý giáo dục cơ bản: Học và thi; phi tập trung hoá, phân cấp, bảo đảm độc lập giữa người tổ chức thi và người sử dụng kết quả thi; tính liên ngành và ứng dụng công nghệ.
Lãnh đạo một số trường đại học cho rằng 2 đổi mới lớn nhất đối với kỳ thi THPT là thí sinh được đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng sau khi biết kết quả; thí sinh không phải về các thành phố lớn mà được thi tại địa phương.
GS Hoàng Minh Sơn, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng qua 6 năm thực hiện lộ trình đổi mới, kỳ thi THPT đã cơ bản đáp ứng yêu cầu.
“Nếu kỳ thi được tổ chức như năm nay thì đáp ứng được khoảng 80% yêu cầu của các trường đại học”, ông Sơn nói.
Còn PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM nêu quan điểm: “Nhiều ý kiến cho rằng đỗ trên 90% không cần tổ chức kỳ thi nhưng không thi không được. Bởi nếu không thi, các em sẽ không học, không chuẩn bị được đầy đủ kiến thức để học ở bậc cao hơn”.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, kỳ thi THPT đã được quy định trong Luật Giáo dục nhằm đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên cả nước.
Nhìn lại kỳ thi THPT năm nay, dù tỷ lệ đỗ trên 90% nhưng ở từng môn học cụ thể như Lịch sử hay Tiếng Anh cũng đặt ra những vấn đề cần tiếp tục xử lý.
“Kỳ thi phải đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng; không gây áp lực cho thí sinh, tốn kém cho xã hội; đánh giá được chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông. Chúng ta cũng cần giữ ổn định kỳ thi, tránh việc tạo áp lực thay đổi đối với xã hội”, ông Thắng nói.
Tiếp thu các ý kiến, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định qua 6 năm thực hiện, lộ trình đổi mới kỳ thi THPT quốc gia đến lúc này đã hoàn thành. Do đó, việc tổ chức kỳ thi sau năm 2020 cơ bản ổn định.
“Vì vậy, phương án tổ chức kỳ thi năm 2021 không có gì thay đổi cả về số môn thi, phạm vi kiến thức, cách thức tổ chức… giống như kỳ thi năm 2020”, Bộ trưởng Nhạ nói.
Bộ GD-ĐT tập trung chủ yếu vào 2 khâu: ngân hàng đề thi và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.
Phát biểu kết luận cuộc họp về nội dung liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới thi là quá trình đã được bàn được bàn từ khi xây dựng Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tiếp đến là Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW. Bộ GDĐT chọn thi cử là khâu đột phá vì thi được người dân quan tâm, nhiều bức xúc nhất ở thời điểm đó.
“Đổi mới cần có lộ trình, qua 6 năm thực hiện lộ trình đổi mới thi đến nay cơ bản đã hoàn thành. Năm nay dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng chúng ta đã tổ chức tốt kỳ thi và các trường đại học đang thực hiện xét tuyển theo tiến độ. Tới đây, Bộ GDĐT sẽ có báo cáo Chính phủ về 6 năm thực hiện đổi mới thi”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho hay, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã được tổ chức tốt, diễn ra nhẹ nhàng, công bằng, khách quan thì không cần thiết phải có sự thay đổi lớn. “Những khía cạnh nhỏ ở mặt kỹ thuật cần thì sẽ điều chỉnh, song nếu có chỉ là những tiểu tiết”, ông Trinh nói. Ông Trinh cũng cho biết, có 2 việc cần phải làm là xây dựng, làm “giàu” hệ thống ngân hàng câu hỏi thêm và tăng cường ứng dụng công nghệ vào trong quá trình tổ chức. “Trong đó có việc chuẩn bị, thí điểm và có thể đến thời điểm hợp lý sẽ tổ chức thi ở trên máy, rồi mở rộng dần khi đảm bảo các điều kiện. Tuy nhiên, việc này phải có lộ trình”. |
Hải Nguyên

Bộ GD-ĐT đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT trong 5 năm tới
Bộ GD-ĐT đề xuất giao kỳ thi tốt nghiệp THPT về cho các địa phương chịu trách nhiệm toàn bộ. Hình thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vẫn là thi trên giấy, đồng thời triển khai thí điểm để mở rộng dần thi trên máy tính.
" alt=""/>Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được giữ ổn định như năm 2020
1. Phút 61 của cuộc đọ sức TPHCM- Bình Dương, sau pha tranh chấp giữa Tống Anh Tỷ (Bình Dương) và Sầm Ngọc Đức (CLB TPHCM), cầu thủ của đội khách có pha vào bóng quyết liệt làm đàn anh phải nằm sân.Tình huống này nếu theo dõi kỹ lưỡng không có gì quá căng thẳng, bởi ngay khi bị phạm lỗi Sầm Ngọc Đức đã bật dậy, đưa bóng vào cuộc nhanh nhất.
Ấy thế nhưng Công Phượng bất ngờ chạy thẳng vào Tống Anh Tỷ vốn đang nằm sân đòi trả đũa thay cho Sầm Ngọc Đức khi định tung cú sút vào người cầu thủ đội khách.
 |
Không có đồng đội can thiệp, Công Phượng rất có thể khiến Tống Anh Tỷ chấn thương bằng một pha trả đũa xấu xí |
Hành động không đẹp của Công Phượng may mắn được đồng đội lẫn cầu thủ Bình Dương ngăn cản, tránh cho tiền vệ trung tâm đội khách “ăn đòn” từ người đàn anh nổi tiếng của đội chủ sân Thống Nhất.
2. V-League 2018 có lẽ vẫn là mùa bóng thành công nhất đến lúc này của Công Phượng sau khi được trình làng, với 12 bàn thắng trong màu áo HAGL.
Chính mùa giải thành công này là bệ phóng cho Công Phượng được bầu Đức “chọn mặt gửi vàng” sang Hàn Quốc và Bỉ chơi bóng. Tuy nhiên, điểm sáng của mùa giải 2018 ấy cũng bị vấy bẩn bởi một hành động không đẹp khác đến từ chân sút người xứ Nghệ.
 |
Công Phượng nổi đóa, đòi ăn thua đủ với cầu thủ Bình Dương |
Cuộc đối đầu với Khánh Hoà tại sân Pleiku, cho rằng thủ thành đàn anh Tuấn Mạnh câu giờ, Công Phượng lao đến giành lại bóng và sau đó có thêm hành động như cố tình đá vào đầu thủ môn đội khách, kèm thêm tiếng chửi thề trước khi bị trọng tài can thiệp, đồng đội kéo ra ngoài.
Sau hành động bột phát này, chân sút của tuyển Việt Nam phải lên tiếng thanh minh và xin lỗi người hâm mộ vì hành động mà chính Công Phượng khẳng định chỉ là bột phát từ cảm xúc.
3. Thời điểm gây ra hành động khiến người hâm mộ bất ngờ khi gây sự với thủ thành Tuấn Mạnh, Công Phượng mới 23 tuổi. Lúc ấy chưa thể coi Công Phượng đã lớn hay trưởng thành đối với phần đông các cầu thủ, để cái đầu không phải khi nào cũng đủ lạnh.
Nhưng, hành vi xấu xí mới nhất của Công Phượng lại diễn ra đúng thời điểm người hâm mộ tin rằng chân sút đang khoác áo CLB TPHCM trưởng thành nhất về mọi mặt sau khi đính hôn, kinh doanh riêng và đặc biệt đang chơi tốt trong màu áo mới.
 |
và tranh cãi với trọng tài |
Hành động bột phát của Công Phượng có thể lý giải rằng do đội nhà đang thua, bản thân chơi cũng bế tắc (trước khi có pha đi bóng xuất thần và ghi bàn), nhưng chỉ thế thôi thì vẫn khó chấp nhận.
Bóng đá đương nhiên là một cuộc chơi mang nhiều cảm xúc, và không phải cầu thủ nào cũng chắc chắn “đủ lạnh” để vượt qua những khiêu khích, tiểu xảo trên sân từ đối thủ. Những ngôi sao lớn như Zidane với cú húc đầu lịch sử ở trận chung kết World Cup 2006 với Materazzi chẳng hạn.
Thế nhưng, dù thế nào cũng không thể bào chữa cho những hành vi phi thể thao, điều mà V-League nhiều năm qua vốn dĩ đã chịu nhiều tai tiếng. Nhất là với Công Phượng, một ngôi sao, một tấm gương cho người trẻ nhìn vào.
Vậy nên, có thể Công Phượng không dính án phạt nguội nhưng chân sút người xứ Nghệ nên kiểm soát lại cảm xúc của mình. Bởi cần phải biết rằng Công Phương đang là một cầu thủ... đá thuê chứ chưa phải thành viên giống như ở HAGL trước đây.
Chỉ cần nhận thẻ, treo giò hay lĩnh án phạt nguội thì rõ ràng CLB TPHCM sẽ khó khăn rất lớn. Vậy nên, bình tĩnh và ghi bàn thôi Công Phượng, nóng quá lại mất hay!
Video TPHCM - Bình Dương
Xuân Mơ
" alt=""/>Công Phượng đừng nóng, hãy lo ghi bàn