Chúng tôi yêu nhau, tình cảm rất ngọt ngào. Anh là đàn ông đã có gia đình, có nhiều kinh nghiệm yêu đương khiến tôi mê mệt. Anh chưa từng nhắc về vợ con, chưa từng đả động đến tương lai của chúng tôi. Nhưng thâm tâm tôi thật lòng muốn có được anh ấy.
Mỗi lần chúng tôi gặp nhau, tôi luôn tìm cách để lại trên người hoặc quần áo anh một dấu vết gì đó. Có lẽ đó cũng là lý do vợ anh phát hiện ra anh ngoại tình. Tôi không biết anh ấy đã làm những gì, nhưng có vẻ như chị ấy đã tha thứ. Đúng lúc ấy tôi phát hiện mình có thai. Anh ấy nói cho anh ấy chút thời gian để thu xếp chuyện này. Lo sợ anh chần chừ, tôi chủ động đi gặp chị ấy. Và đây chính là cú đánh khiến chị ấy ngã gục, buông tay hoàn toàn.
Bốn tháng sau, chúng tôi về sống chung với nhau. Không đám cưới, không mâm cỗ rình rang, chỉ có vài mâm cơm người nhà gặp mặt. Tôi cũng không quá coi trọng chuyện này. Cái bụng tôi đã rất to, tôi cần anh và con tôi cần danh phận khi ra đời.
Thật đau lòng, ở tháng thai kì thứ 7, tôi bị thai lưu. Sự mất mát này khiến tôi nghĩ đó chính là quả báo. Chồng vẫn yêu thương chăm sóc tôi, nhưng anh không còn là người đàn ông vui vẻ hài hước như khi chúng tôi còn vụng trộm. Anh ít nói, ít cười, không khí trong nhà trở nên buồn chán. Anh bây giờ thật không giống người đàn ông khi còn vụng trộm yêu đương.
Rồi mới đây, tôi vô tình đọc được tin nhắn anh và vợ cũ nhắn cho nhau. Họ hẹn nhau thứ bảy này cùng đưa con gái đi sở thú. Anh nói hối hận vì đã làm tổn thương chị ấy. Chị ấy cũng nói: Nếu thời gian quay trở lại, chị ấy sẽ không chọn cách ly hôn. Chị ấy vẫn rất yêu anh, và con gái thì rất hay đòi bố.
Đọc xong những tin nhắn ấy không hiểu sao tôi chỉ thấy rất buồn chứ không hề cảm thấy ghen tuông tức giận. Tôi yêu chồng mình, đã nhờ dùng thủ đoạn để có được anh ấy. Nước cờ ấy, tôi không biết là sai hay đúng. Nhưng sau khi mất con, tôi cũng không còn cảm thấy hoàn toàn vui vẻ nữa. Chồng tôi vẫn tỏ ra có trách nhiệm, nhưng tận sâu trong lòng anh tôi biết, anh không hạnh phúc như vẫn cố tỏ ra.
Mấy hôm nay tôi suy nghĩ rất nhiều về việc ly hôn. Tôi vẫn yêu chồng tôi, đó là điều bản thân tôi rõ nhất. Nhưng chồng tôi có thật lòng yêu tôi hay không? Hay chỉ vì trước đấy bị vợ bỏ, tôi mang bầu nên cưới? Vả lại họ vẫn còn vấn vương nhau lắm, đặc biệt con họ cần có cha.
Tôi đang định nhân mấy tin nhắn mình đọc được tìm cớ để ly hôn, trả anh về cho vợ cũ để họ cùng tái hợp. Nhưng tôi đã làm gia đình anh tan nát, kéo anh ấy về phía mình và giờ lại tự mình muốn phá nát cuộc hôn nhân thứ hai của anh. Nếu làm vậy, là tàn nhẫn hay là tốt cho anh ấy?
Hôm nay vợ cũ lên xe hoa, tôi ôm đứa con 3 tuổi ứa nước mắt. 8 năm ân tình không bằng 1 chiếc túi hiệu người ta tặng cô ấy.
" alt=""/>Có nên 'trả' chồng về cho vợ cũĐây không phải trường hợp đầu tiên khi khách hàng nhận được tin nhắn hoặc cuộc gọi từ những kẻ giả mạo ngân hàng. Thủ đoạn cùng cách thức tinh vi này đã trở nên ngày càng phổ biến khi trên Facebook xuất hiện nhiều bài đăng cảnh báo, cùng những bài học “cay đắng” khi chỉ vì cả tin mà cung cấp mật khẩu hay mã OTP, dẫn đến tình trạng bị mất số tiền trong tài khoản ngân hàng.
Có thể thấy, các tin nhắn lừa đảo đều đánh vào nỗi sợ của người dùng. Kẻ gian đã thiết lập sẵn một số trang web giả mạo có giao diện và màu sắc giống với trang web của ngân hàng. Từ đó, chúng sẽ đánh cắp được thông tin đăng nhập và tài khoản ngân hàng của nạn nhân.
Bên cạnh đó, ngày càng nhiều người dùng sử dụng phương pháp kết nối mạng wifi công cộng dể phục vụ cho mục đích làm việc, học tập ngoài trời. Theo số liệu khảo sát, có đến 70% người dùng máy tính bảng và 53% người dùng điện thoại thông minh thường sử dụng wifi công cộng. Đây cũng chính là những đối tượng có khả năng cao trở thành nạn nhân của đánh cắp thông tin.
Tội phạm mạng có thể dùng các công cụ, mô hình tấn công mạng lên hệ thống wifi công cộng mà các thiết bị kết nối, để thu thập thông tin cá nhân của người dùng như thông tin tài khoản ngân hàng trực tuyến, thông tin dịch vụ tài chính, nhằm mục đích trộm cắp tiền, tống tiền trao đổi dữ liệu cá nhân,…
Tận dụng các giải pháp công nghệ
Với những mối nguy hại có thể gây trên không gian mạng, người dùng internet cần nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân bằng cách sử dụng mật khẩu mạnh, không chia sẻ thông tin cá nhân quan trọng và cập nhật phần mềm bảo mật….. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức về an ninh mạng và không phải ai cũng có khả năng đối phó với các cuộc tấn công phức tạp. Do đó, tận dụng giải pháp công nghệ để chủ động bảo vệ bản thân chính là điều cần thiết.
Ứng dụng F-Safe Go của FPT Telecom sở hữu tính năng bảo mật không giới hạn các thiết bị truy cập, đồng thời ngăn chặn các thiết bị công nghệ khỏi những mã độc, virus, bonet,.. F-Safe Go còn là “trợ thủ đắc lực” của bố mẹ trong việc kiểm soát không gian mạng của con, khi có khả năng kiểm soát nội dung và thiết lập khung giờ mà trẻ có thể sử dụng Internet trên mọi thiết bị mà bạn cho phép.
Ứng dụng F-Safe Go: https://fpt.vn/fsafe-go Hotline 19006600 Đăng ký sử dụng và hưởng ưu đãi: https://shop.fpt.vn/ |
Doãn Phong
" alt=""/>Giải pháp công nghệ hỗ trợ đảm bảo an toàn trong môi trường mạngDù sở hữu bối cảnh lịch sử và văn hóa khác nhau, 11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều tích cực đón nhận làn sóng khoa học công nghệ mới. Thanh toán số hiện chiếm hơn 50% tổng giá trị giao dịch tại Đông Nam Á trong năm nay. Những con số ấn tượng này là kết quả đến từ sự nỗ lực của cả hai khu vực công và tư tại các quốc gia Đông Nam Á.
Về khu vực tư nhân, có 3 dịch vụ chính đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số Đông Nam Á, đó là ví điện tử, dịch vụ mua trước trả sau và thanh toán xuyên biên giới.
Hơn 70% dân số Đông Nam Á hiện chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa được ngân hàng phục vụ. Mặc dù vậy, sự linh hoạt và khả năng tiếp cận mà ví điện tử mang lại đã giúp người dân nơi đây giải quyết vấn đề này.
Dịch vụ mua trước trả sau cũng ngày càng phổ biến ở các quốc gia trong khu vực. Tổng giá trị giao dịch của dịch vụ mua trước trả sau ở các quốc gia Đông Nam Á là 2,8 tỷ USD năm 2021 và dự kiến sẽ lên tới 12,6 tỷ USD vào năm 2026. Với giải pháp thanh toán xuyên biên giới, dịch vụ này cho phép người dân và doanh nghiệp trả tiền cho các dịch vụ quốc tế bằng ví điện tử của từng nước.
Ở khu vực công, chính phủ các nước Đông Nam Á đang đóng vai trò căn bản trong việc hình thành và phát triển nền kinh tế số. Tại Singapore, một điển hình của sáng kiến cấp chính phủ là Quick Response Code (SGQR), dịch vụ hợp nhất tất cả các loại hình thanh toán số dưới một mã QR chung.
Các nước Đông Nam Á dự kiến sẽ thúc đẩy kinh tế số hơn nữa bằng việc kết nối các hệ thống thanh toán thời gian thực với nhau. Điều này sẽ bắt đầu từ Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia và Singapore. Khi các vùng lãnh thổ khác làm theo, cả Đông Nam Á sẽ gặt hái lợi ích từ các giao dịch thanh toán tức thời, an toàn xuyên biên giới.
Các cuộc đàm phán Hiệp định khung Kinh tế kỹ thuật số ASEAN (DEFA) đã được khởi động tại Hội nghị Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN lần thứ 23, tổ chức ngày 3/9/2023tại Indonesia. Đây là công cụ ràng buộc pháp lý cấp khu vực đầu tiên trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế số.
Với Hiệp định DEFA, thương mại trực tuyến giữa các nước Đông Nam Á sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận tiện hơn khi ASEAN bắt đầu xây dựng khuôn khổ mới. Hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á cũng trở nên dễ dàng hơn qua việc cải thiện các quy định trong những lĩnh vực chính như thanh toán số.
Chia sẻ tại Đối thoại Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lần thứ 10 tổ chức ngày 30/11/2023, Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng kinh tế Satvinder Singh cho biết, DEFA có thể thúc đẩy sự năng động và khả năng cạnh tranh của khu vực. Hiệp định này dự kiến đóng góp 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế số ASEAN vào năm 2030.
Bình luận về nền kinh tê số của khu vực ASEAN, ông Will Nankervis - Đại sứ Australia tại ASEAN cho hay, các nước ASEAN có thể đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cách thức phát triển, sử dụng và quản lý công nghệ kỹ thuật số.
Theo báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á 2023 của Google, Temasek và Bain & Co, doanh thu kinh tế số của khu vực Đông Nam Á nhiều khả năng sẽ đạt 100 tỷ USD vào năm nay. Trong đó, Việt Nam được dự báo là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực trong 2 năm liên tiếp (2022 và 2023) và đà tăng trưởng này sẽ duy trì tới năm 2025.
Nhận định về kinh tế số Việt Nam, Google, Temasek và Bain & Company cho rằng, mức độ tăng trưởng và tổng giá trị hàng hóa (GMV) trong 2 năm tới của Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi thương mại điện tử và du lịch trực tuyến. Các lĩnh vực được dự báo sẽ phát triển và góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế số tại Việt Nam là vận tải thực phẩm (giao đồ ăn) và truyền thông trực tuyến.
Trong năm 2023, mảng dịch vụ giao đồ ăn tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 10%/năm, quy mô dự kiến khoảng 4 tỷ USD vào năm 2025. Với truyền thông trực tuyến, quy mô thị trường Việt Nam được dự báo ở vào khoảng 7 tỷ USD với mức tăng trưởng kép 15%/năm trong giai đoạn 2023-2025.
Việt Nam cũng là quốc gia tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á về dịch vụ thanh toán số trong năm 2023 với tốc độ tăng trưởng 19%. Điều này là do xu thế chuyển đổi không thể đảo ngược của hành vi mua hàng trực tiếp chuyển sang trực tuyến.
Với những con số thống kê hết sức tích cực, ông Marc Woo – Giám đốc điều hành, phụ trách thị trường Việt Nam của Google châu Á – Thái Bình Dương cho rằng: “Nền kinh tế số Việt Nam đang phát triển đúng hướng”. Đây có thể xem là bước đà vững chắc để Việt Nam nói riêng và cả khu vực Đông Nam Á nói chung có sự bùng nổ về kinh tế số trong những năm tới đây.
Trên thực tế, có thể nhìn vào câu chuyện Việt Nam, nền kinh tế số được đánh giá năng động nhất Đông Nam Á để qua đó thấy được bức tranh chung về cả khu vực.
Để thúc đẩy kinh tế số, ngay từ năm 2019, Việt Nam đã khai sinh ra cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, với sứ mệnh Make in Viet Nam: Nghiên cứu tại Việt Nam; Sáng tạo tại Việt Nam; Làm ra tại Việt Nam. Chỉ trong vòng 4 năm qua, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam – một trụ cột quan trọng của kinh tế số nhờ thế đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.
Số lượng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã tăng 30%, doanh thu công nghiệp công nghệ số tăng 32%, tỷ trọng Make in Viet Nam của các sản phẩm công nghiệp công nghệ số tăng từ 21% lên 29%. Riêng lĩnh vực sản xuất phần mềm cho nước ngoài đã chứng kiến mức tăng trưởng lên tới 43%. Việt Nam hiện có tới trên 1.400 doanh nghiệp loại này, với doanh thu đang tiến dần đến mốc 10 tỷ USD.
Slogan Make in Viet Namkể từ khi ra đời đã như một lời hiệu triệu, nhằm truyền tải định hướng của chính phủ Việt Nam về sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số.
Khi thực hiện chiến lược Make in Viet Nam, các doanh nghiệp sẽ phải sáng tạo nhiều hơn, thiết kế nhiều hơn, nhờ vậy phát huy trí tuệ, khả năng sáng tạo trong việc giải quyết các bài toán lớn của đất nước, và từ đây đi ra toàn cầu. Giá trị gia tăng tại Việt Nam vì thế cũng sẽ cao hơn so với việc chỉ đơn thuần là gia công, lắp ráp.
Chính những sản phẩm công nghệ số được thiết kế, sáng tạo và làm ra tại Việt Nam đã có tác động, ảnh hưởng lớn tới việc đưa các hoạt động của người dân, doanh nghiệp và chính quyền lên môi trường số, góp phần thúc đẩy phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.
Tới đây, hàng chục nghìn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ đi vào từng ngành, từng lĩnh vực để sáng tạo ra các ứng dụng số, giúp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Đây là cách mà Việt Nam lựa chọn để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, hiện thực hóa khát vọng hùng cường, thịnh vượng.
Cũng như nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam đã và đang có những cách làm của riêng mình, mang màu sắc riêng để giải câu chuyện kinh tế số Việt Nam. Đó có lẽ là câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao kinh tế số Đông Nam Á qua mặt phương Tây?”.
" alt=""/>Vì sao kinh tế số Đông Nam Á qua mặt phương Tây?