
Tin bài cùng chuyên mục:
Hồi âm đơn thư bạn đọc 10 ngày giữa tháng 2/2012
Chất độc chế vàng trong đất và nước của thôn Rụt!
Dân bị đầu độc, lãnh đạo Sở vội đi đám cưới
“Làm vàng mà ẩu, tôi chết trước!”
"Hòa bình" sẽ lập lại ở chung cư Keangnam?
Bản cập nhật iOS 11.4 ra mắt vào cuối tháng 5 vừa qua mang tới nhiều tính năng mới gồm AirPlay 2, đồng bộ tin nhắn iMessage trong iCloud,…và nhiều cải tiến về hiệu năng. Tuy nhiên, hiệu quả chẳng thấy đâu khi nó lại phát sinh thêm vấn đề đau đầu cho chính người dùng và cả Apple.
Đã có rất nhiều khách hàng phàn nàn về tình trạng ngốn pin sau khi cập nhật lên iOS 11.4. Trong một câu hỏi của tài khoản Zide99 về tình trạng tụt pin đăng trên diễn đàn hỗ trợ của Apple, đã có hơn 900 người chia sẻ cũng gặp thắc mắc tương tự. Điều này cũng có nghĩa, tình trạng trên iOS 11.4 đã trở thành một vấn đề lớn.
Một người dùng giải thích: "Tôi có cùng vấn vấn đề với chiếc iPhone 6s Plus. Nó sử dụng rất tốt trước khi tôi cập nhật. Và tình trạng pin trở nên thật tồi tệ khi tôi vừa xem pin báo 90% nhưng chỉ một lúc sau để ý lại, dung lượng pin đã giảm chỉ còn 50% và xuống 20% ngay cả khi tôi không hề sử dụng. Tôi đã kiểm tra tất cả cài đặt và không phát hiện thấy bất cứ thiết lập nào có thể gây ngốn pin".
Trong khi đó một người dùng iPhone 6s cũng chia sẻ: "Chiếc iPhone 6s của tôi gặp tình trạng y hệt khi lên iOS 11.4. Tôi sạc đầy 100%, khởi động lại máy và để ở chế độ chờ trong khoảng 4 giờ. Bạn biết không, nó đã tụt xuống tới 40% pin đấy. Đã ba ngày kể từ khi tôi cập nhật lên iOS 11.4 và lỗi này vẫn đang xảy ra mỗi ngày".
Hiện tại vẫn chưa có giải pháp tạm thời hay chính thức nào được đưa ra từ phía Apple. Khó khăn hơn khi người dùng thậm chí còn không thể hạ cấp về iOS 11.3.1 sau khi Apple đã khóa sign. Theo Softpedia, tất cả các model iPhone đều có thể bị ảnh hưởng sau khi cập nhật lên iOS 11.4, ngay cả dòng iPhone 2017 mới nhất.
Apple hiện chưa lên tiếng sau vụ việc này. Tuy nhiên nếu hãng không sớm có câu trả lời cho người dùng, đây có lẽ sẽ là vết nhơ tiếp theo trong tuyển tập những "sai lầm" mà Apple phạm phải khi tung ra các bản cập nhật thời gian gần đây.
" alt=""/>iOS 11.4 gặp lỗi “tụt pin”, tất cả iPhone đều bị ảnh hưởng sau khi nâng cấpSau Hội thảo WWDC 2018, Apple đã khiến người dùng thiết bị iOS, đặc biệt là người sử dụng iPhone trên toàn thế giới háo hức đón chờ ngày phiên bản hệ điều hành mới nhất chính thức “về làng”. Táo khuyết khẳng định iOS 12 sắp được cập nhật tới đây trên iPhone và iPad sẽ tăng tốc thiết bị tới 40% và cải thiện tốc độ mở camera tới 70% ngay cả trên model iPhone 5s 5 năm tuổi. Nhưng kỳ thực, sự nâng cấp thực sự mà Apple mang tới lần này không nằm ở tốc độ xử lý ứng dụng, mà ở trí tuệ nhân tạo Siri - cô trợ lý giọng nói được hứa hẹn sẽ trở nên thông minh và hữu ích hơn bao giờ hết sau khi iPhone cập nhật lên hệ điều hành mới nhất.
Sau khi cài đặt iOS 12, người dùng sẽ nhận thấy sự có mặt của Siri thường xuyên hơn qua các màn gợi ý của trợ lý ảo này. Tại màn hình Search ngoài cùng bên trái, nơi bạn thường thấy các ứng dụng gợi ý từ Siri, từ nay sẽ bắt đầu xuất hiện thêm nhiều gợi ý sâu hơn. Một số ít ví dụ dưới đây có thể minh chứng cho tiềm năng hứa hẹn của AI trên iOS 12:
- Gọi điện thoại cho người thân để chúc mừng sinh nhật
- Thông báo với “sếp” bạn đang trên đường tới một cuộc họp quan trọng
- Bắt đầu playlist nhạc sôi động của bạn bởi bạn đang ở trong phòng tập
- Tự động bật chế độ Không làm phiền khi iPhone xác định bạn đang ở trong rạp chiếu phim
![]() |
Ngoài ra, Siri cũng có thể xuất hiện trên Màn hình khóa khi cô trợ lý này nghĩ rằng người dùng có thể cần mình. Chẳng hạn như giúp bạn order một cốc cà phê sáng hoặc tự động chơi những bản nhạc bạn vẫn luôn nghe mỗi khi thức dậy. Siri học hỏi từ thói quen sử dụng iPhone của chủ nhân để đưa ra gợi ý phù hợp, bởi vậy nên theo thời gian, các gợi ý của Siri sẽ ngày một chính xác hơn và hữu dụng hơn. Apple thậm chí còn tích hợp sâu gợi ý Siri vào Apple Watch
![]() |
Không dừng lại ở chỉ gợi ý, Siri mới sẽ còn cho phép người dùng kết hợp lại một chuỗi các tác vụ thành một quy trình nhất định mà sau đó có thể được kích hoạt qua giọng nói.
Công nghệ đứng đằng sau Siri Shortcuts - tên gọi của tính năng mới - thực chất được Apple “mượn” ý tưởng từ một ứng dụng trên App Store có tên Workflow, vốn dĩ cho phép người xâu chuỗi nhiều tác vụ với nhau qua một cú chạm màn hình. Nhưng rõ ràng, khi được tích hợp sâu vào hệ thống và có thể triệu hồi qua giọng nói, Siri Shortcuts sẽ tiện lợi và thực tiễn hơn rất nhiều so với việc yêu cầu người sử dụng cầm điện thoại lên.
![]() |
Điều đáng chú ý hơn rằng hiện nay tại Trung Quốc, thậm chí đã xuất hiện những trường đại học, cao đẳng có xuất hiện khoa thể thao điện tử.
Phóng sự được thực hiện về Tôn Kiêu Vĩ, một thiếu niên sinh năm 1998 từng bị bố mẹ chê trách về thói nghiện game. Tuy nhiên, hiện nay Tôn Kiêu Vĩ lại đang là một sinh viên của trường Cao Đăng nghề tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, chuyên ngành Thể Thao Điện Tử.
Từ năm 16 tuổi, Tôn Kiêu Vĩ đã bắt đầu làm quen và gắn bó với Liên Minh Huyền Thoại. Mặc dù bị cha mẹ phản đối gay gắt, thế nhưng Kiêu Vĩ vẫn thường xuyên ra ngoài quán Net chơi Liên Minh Huyền Thoại mỗi khi có cơ hội.
Mọi chuyện thay đổi từ khi Kiêu Vĩ mang về nhà chiếc cúp và tiền thưởng từ một giải đấu bán chuyên nghiệp. Từ đây, cha mẹ Kiêu Vĩ mới thôi không ngăn cản con trai mình chơi điện tử. Hiện nay, thậm chí họ còn tới theo dõi Kiêu Vĩ khi anh này tham gia thi đấu.
Tháng 4/2016, Trường Cao đẳng nghề Sơn Tây mở khóa bồi dưỡng vận động viên thể thao điện tử đầu tiên để bồi dưỡng ra các game thủ chuyên nghiệp. Đây là cơ sở hiếm hoi trong cả nước đầu tư một cách nghiêm túc cả về cơ sở vật chất lẫn giáo trình, chuyên môn cho lĩnh vực này.
Cơ sở có tổng diện tích 1.100 mét vuông với trung tâm là một khu thi đấu e-Sports cho phép các đội game 6vs6 tham dự, được trang bị màn hình LED kích thước lớn ở tầng một. Tầng hai là khu vực giáo dục với các phòng học đa phương tiện, ba phòng chơi game với hơn 80 máy tính cấu hình cao đầy đủ thiết bị ngoại vi, để cung cấp một không gian chuyên nghiệp nhất dành cho các sinh viên luyện tập, trao đổi.
3 tựa game chính thức hiện đang được đào tạo trong trường là Liên Minh Huyền Thoại, Overwatch, Hearthstone, trong đó số học viên đăng ký lớp Liên Minh Huyền Thoạilà đông nhất. Trong hình, giảng viên đang ngồi phân tích các kĩ năng của các tướng trong Liên Minh Huyền Thoại. Dữ liệu được sử dụng thường được lấy từ video replay của các trận đấu chuyên nghiệp trên thế giới.
Điều đáng chú ý rằng không chỉ giới thiệu về từng vị tướng, lớp học Liên Minh Huyền Thoại còn giới thiệu thêm cả về cốt truyện của từng tướng, điều mà đa số các game thủ đều bỏ qua khi chơi. Dù vậy thì có vẻ như các sinh viên đều tự giác nghe rất chăm chú.
Sau bài học, cả lớp được giáo viên triệu tập để chuẩn bị thi đấu. Trận đấu này được tổ chức hàng tuần, mô phỏng giống như một trận thi đấu quốc tế và đội thua sẽ phải chịu hình phạt. Để công bằng, các game thủ được lựa chọn đồng đội yêu thích thông qua trò "kéo, búa, bao" của hai đội trưởng. Các thành viên không được chọn sẽ làm trọng tài hoặc khán giả.
Sau đó cả hai đội có nửa giờ để thảo luận về chiến thuật, phân tích đối thủ. Mỗi đội được phát áo thi đấu với màu sắc khác nhau, ngồi vào khu vực riêng. Sau khi chạy thử máy, giao tiếp với trọng tài, khán giả, giáo viên và một số lãnh đạo trong trường, cuộc đấu sẽ chính thức bắt đầu. Các trải nghiệm về sân đấu, áp lực khán giả, trọng tài và thậm chí cả âm thanh ánh sáng đều giống với thực tế giúp các học sinh dễ dàng làm quen và không còn bị áp lực khi thi đấu giải trong tương lai.
Trước trận đấu, Kiều Vĩ đã cảm thấy sự sắp xếp đội hình có vấn đề. Liên Minh Huyền Thoạilà trò chơi có trọng tâm về mối quan hệ giữa các nhân vật và khả năng kết hợp khi chiến đấu, mỗi yếu tố nhỏ đều ảnh hưởng tới kết quả chung. Cuối cùng, đội của anh thua và các thành viên phải chịu phạt là hít đất 30 cái liên tục. Sau khi chịu phạt, các đội sẽ ở lại xem video ghi lại cuộc đấu vừa rồi để quan sát và xác định các lỗi đã mắc phải. Mọi sai lầm nhỏ đều phải được tìm ra để rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Hầu hết học sinh đều có thần tượng là một game thủ nào đó. Với Kiều Vĩ là Uzi, một trong những "xạ thủ" hàng đầu thế giới. Anh gần như đã xem hết các trận đấu của thần tượng, học tập theo phong cách chơi trong game của tuyển thủ này.
Không chỉ cho thi đấu, trường cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi kiến thức về các sự kiện thể thao, giải thích và nâng cao hiểu biết cho các học sinh về những vấn đề như quy trình tổ chức, luật lệ. Trong đó, phần nội dung trọng tâm thường là cho mọi người xem một video, sau đó phân tích chi tiết về chiến lược, chiến thuật và đánh giá các người chơi... Kết quả cuối cùng được công bố theo hệ thống cấp bậc. A, B, C, D trong đó điểm D là không thể chấp nhận.
Buổi học thường kết thúc lúc 18h30, Kiều Vĩ lại gọi điện rủ các bạn mình ra quán Internet để thực hành thêm. Anh cho biết, ngoài việc học văn hóa, anh thường ngồi máy tính hơn 11 tiếng mỗi ngày, chủ yếu là để luyện còn 1-2 giờ xem video về các đội chuyên nghiệp.
Không chỉ dạy về game, trường cũng dạy văn hóa. Từ sáng thứ hai đến thứ tư và chiều thứ năm, thứ sáu, các học viên sẽ phải học các môn văn hóa như bình thường. Trên thực tế, hầu hết học viên ngành này đều không hứng thú với các tiết học vì với họ chúng khá "đau đầu" và "khó hiểu". Tuy nhiên, đây là quy định bắt buộc.
Phần còn lại của ngày, các học viên sẽ sinh hoạt trong ký túc xá. Hình thức vui chơi giải trí chủ yếu là qua điện thoại di động và phần nhiều trong số này vẫn là xem các video về game. Đại hội thể thao châu Á (Asian Games) 2022 tổ chức ở Hàng Châu, Trung Quốc, là động lực chính của các vận động viên thể thao điện tử này. Đối với họ, đây là một bước tiến mang tính bước ngoặt trên con đường sự nghiệp.
Theo GameK
" alt=""/>Cận cảnh trường học đào tạo game thủ chuyên nghiệp tại Trung Quốc, nơi bạn chơi nhiều hơn học