6 năm trước, vì một phút say nắng, tôi vội vã kết hôn. Hệ quả là những tháng ngày tôi sống trong đau khổ khi bị vợ kiểm soát, dằn vặt mỗi ngày. Khi mọi thứ vượt quá sự chịu đựng của tôi, tôi quyết tâm ly hôn để thoát khỏi những ngày tăm tối.Để vợ chịu ký đơn, tôi chấp nhận ra đi tay trắng, để lại toàn bộ tài sản và đồng ý cho vợ nuôi con. Tôi tình nguyện chu cấp cho con mỗi tháng 3 triệu đồng.
Ngày tôi cùng vợ ra tòa, ngoài việc phải xa con, tôi không có gì hối tiếc. Tôi tự nhủ, từ đây tôi đã thoát khỏi người đàn bà ấy và có thể đi tìm hạnh phúc đích thực của cuộc đời mình. Tôi không thể ngờ, cô ấy vẫn tiếp tục gây sóng gió cho tôi.
Biết tôi rất thương con nên vợ cũ của tôi thường xuyên mang con ra “uy hiếp” để tôi đưa nhiều tiền hơn cho cô ấy. Cô ấy có 1001 lý do để yêu cầu tôi chu cấp tiền: Con cần đi khám bệnh, con cần học tiếng Anh, con muốn mua xe đạp, con chưa có quần áo mùa đông,…
Nếu tôi không đưa tiền thì cô ấy xui con gọi điện suốt ngày, bắt thằng bé khóc lóc xin tiền bố. Có lần, cô ấy còn dẫn con tới cơ quan của tôi, đẩy thằng bé vào trong tìm bố để xin tiền. Nhiều đồng nghiệp không hiểu chuyện nghĩ tôi là người cha tồi, bỏ rơi con sau khi hôn nhân đổ vỡ.
 |
Ảnh: The Huffington Post |
Trước khi ly hôn, suốt 5 năm, tôi đi làm đưa hết tiền cho vợ. Tôi biết cô ấy có một khoản tiết kiệm không hề nhỏ. Thêm vào đó, sau khi chia tay, mỗi tháng, tôi vẫn đưa tiền nuôi con đều đặn. Tôi tin rằng mẹ con cô ấy sống dư giả. Vậy mà cô ấy vẫn viện cớ “lo cho con” để bắt tôi chi thêm nhiều khoản. Trong khi ấy, cuộc sống của tôi sau khi ly hôn chẳng dễ dàng gì. Tôi phải đi thuê nhà ở trọ.
Mỗi dịp cuối tuần, tôi rất muốn đến thăm con. Tôi luôn nhớ và thương thằng bé. Nhưng cô ấy thường xuyên gây khó dễ, không cho bố con tôi được gặp nhau. Thằng bé mới 4 tuổi đã bị mẹ nó nhồi vào đầu những điều xấu xa về bố. Tôi rất đau lòng. Cô ta hay than thở việc chăm con khổ cực nhưng khi tôi đề nghị được nuôi con thì cô ấy lại không cho.
Sau khi chia tay, vợ cũ còn đi kể xấu tôi khắp mọi nơi. Phần lớn nội dung câu chuyện đều do cô ta bịa đặt. Thậm chí, cô ấy còn đi nói tôi là thằng đàn ông yếu sinh lý và nghi ngờ tôi là gay. Nghe những chuyện cô ấy nói về tôi, cô gái nào có cảm tình với tôi cũng phải dè chừng, ái ngại.
Đã hơn 1 năm sau khi ly hôn, tôi vẫn không sống yên vì vợ cũ. Khi tôi đề nghị cô ấy dừng ngay những trò tai quái, cô ấy còn dọa tôi rằng: “Đừng tưởng chia tay là hết, tôi sẽ làm cho anh phải đảo điên”.
Nghĩ đến vợ cũ, tôi thấy bất an. Tôi có cảm giác cô ấy luôn theo dõi cuộc sống của tôi và sẵn sàng “phá đám” bất cứ lúc nào. Vậy tôi phải làm gì để đối phó với cô ta? Mong mọi người tư vấn giúp.

Lý do tôi nằng nặc muốn nuôi con riêng của vợ cũ
Tôi nghe bạn bè xì xèo không ít chuyện về vợ. Có người nói, cô ấy cặpbồ với một người quản lý ở trên đó. Lại có người khẳng định, có lần bắtgặp vợ tôi vào nhà nghỉ với một gã công nhân cùng xưởng.
" alt=""/>Tâm sự: Khốn khổ vì vợ cũ dùng toàn 'chiêu độc'
Hồi học đại học, tôi không phải đóng học phí và còn được nhận học bổng. Không phải do tôi học giỏi, mà là ai cũng có học bổng. Học sinh phổ thông lên đại học như tôi nhận 18 đồng mỗi tháng. Có mấy anh hình như có thành tích gì đó thì được 22 đồng/tháng. Ngoài học bổng còn có nhu yếu phẩm, gạo, thịt, mắm, muối…, thỉnh thoảng có cả thuốc lá Hoa Mai, Đà Lạt nữa, dù tôi không hút thuốc.18 đồng đối với dân thành phố có thể không là gì, nên cứ mỗi khi nhận học bổng là các bạn đó kéo nhau ra quán xài cho hết. Nhưng với một số bạn ở tỉnh, đó có thể là nguồn tiền dùng để sống trọn tháng. Ngay cả gạo hay nhu yếu phẩm, nhiều bạn cứ nhận được là bán ngay cho những người thu gom chực chờ ngoài cổng trường.
 |
Bác sĩ Võ Xuân Sơn - Tác giả bài viết |
Khi ra trường, tôi nói chuyện với nhiều bệnh nhân. Họ luôn nghĩ rằng gia đình tôi rất giàu. Phải giàu mới có đủ tiền cho con học y, vì theo họ, học y tốn kém lắm. Thật vậy, cái ống nghe Littmann lúc ấy giá khoảng gần 3 chỉ vàng, số tiền lớn ngang với một gia tài đối với nhiều người dân. Tuy nhiên, với chính sách học bổng như vậy, thì dù cho không có cái ống nghe Littmann, thậm chí là nhiều bạn nhà rất nghèo, vẫn có thể trở thành bác sĩ.
Thế rồi, vài năm sau khi tôi ra trường, Nhà nước không cấp học bổng cho sinh viên nữa. Ngược lại, sinh viên còn phải đóng học phí. Thực ra thì ban đầu học phí rất thấp, chỉ mang tính tượng trưng. Về sau này, sinh viên phải đóng tiền mua đủ thứ sách, giáo trình. Có thầy đi giảng còn mang cả sách lên giảng đường, dành hẳn một khoảng thời gian để bán sách.
Khi tôi làm nghiên cứu sinh, học phí tôi đóng rất thấp so với các anh trên 45 tuổi. Vì khi ấy tôi còn trẻ, nên Nhà nước trả tiền đào tạo. Còn các anh lớn tuổi học xong không phục vụ được bao nhiêu, nên phải đóng học phí rất cao. Tuy nhiên, đóng học phí cao hay thấp thì học phí cũng chỉ là tượng trưng. Còn tất tần tật, học môn gì cũng đóng tiền, thi gì cũng đóng tiền. Trình luận án thì ngoài tiền hội trường, tiền máy, tiền cho nhân viên phục vụ, tiền công chấm thi của các thầy… còn phải trả tiền đi lại, ăn ở cho các thầy nữa. Gặp hội đồng có vài thầy từ nước ngoài về thì mạt luôn.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM vừa công bố học phí mới. Dư luận khá xôn xao vì mức ấy cao hơn trước đây rất nhiều. Cá nhân tôi thì không cho rằng mức học phí đó là cao. Trên thực tế, thời gian qua, dù mức học phí chính thức khá thấp, thì học viên cũng phải trả khá nhiều tiền ngoài nữa.
Tôi thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên ngành, trong nước cũng như quốc tế. Tôi cũng đã tham gia nhiều khóa học huấn luyện chuyên môn kĩ thuật. Nếu so sánh mức học phí của Trường ĐH Y Dược TP.HCM với phí tham gia các hội nghị, khóa học thì nó hoàn toàn không cao. Học phí một năm học y đa khoa hiện nay còn ít hơn so với học phí cho một khóa học một kĩ thuật mổ nào đó tại phòng xác kéo dài 2 hay 3 ngày, hoặc chi phí để được vào xem một cuộc mổ của một bác sĩ nổi tiếng kéo dài vài giờ.
Đấy là chưa kể đến học phí học đại học ở các nước tiên tiến. Học phí đại học ở các nước tiên tiến hầu hết là rất cao. Các trường càng có danh tiếng thì học phí càng cao. Đã vậy, ở bất cứ nước tiên tiến nào, chi phí học y luôn là cao nhất so với hầu hết các ngành khác.
Nếu nhà nghèo thì tốt hơn...
Vấn đề là làm sao để cho những người có đủ khả năng trí tuệ, có đam mê, có tố chất để trở thành bác sĩ, nhưng nhà nghèo, có thể đeo đuổi trường y?
Tôi đã gặp một số bác sĩ tại Mỹ là người gốc nhập cư, trong đó có cả người gốc Việt. Tất cả họ đều nói, rằng nếu nhà họ nghèo, thì điều kiện học của họ tốt hơn là nhà không nghèo nhưng không giàu. Vì họ nhận được sự hỗ trợ từ Nhà nước và nhiều tổ chức phi lợi nhuận. Những người không nhận được hỗ trợ, mà gia đình không thể trả học phí, thì có thể mượn tiền để học, sau khi ra trường sẽ trả nợ.
Tất nhiên là lương mà họ nhận được sau khi ra trường đủ cho họ sống ở mức khá cao, mà vẫn có thể dành một phần để trả nợ cho toàn bộ thời gian học (học Y để ra hành nghề là từ 11 đến 15 năm) chỉ trong một khoảng thời gian ngắn hơn thời gian học.
Ở Việt Nam, tôi cho rằng việc thu học phí với mức được coi là cao như hiện nay của Trường ĐH Y Dược TP.HCM có thể sẽ là một bước đột phá cho thu nhập của nhân viên y tế, bao gồm cả bác sĩ. Khi ấy, chỉ rất ít người có đủ lòng trắc ẩn để sẵn sàng bỏ tiền ra học y và khi ra trường chấp nhận đồng lương Nhà nước như hiện nay.
Còn một điều nữa mà tôi mong muốn. Đó là, cùng với việc đưa mức học phí lên cao phù hợp với chi phí đào tạo, mong rằng các trường hạn chế bớt các khoản thu ngoài học phí. Chứ nếu mức học phí như hiện nay mà cũng chỉ là tượng trưng, thì chắc ít ai có thể học ra trường.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn

Không thể đào tạo bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/tháng
ĐH Y Dược TP.HCM lý giải với ngành Răng-Hàm-Mặt, chi phí đào tạo là hơn 100 triệu đồng/sinh viên/năm. Do vậy, với mức thu 70 triệu đồng/năm, nhà trường vẫn phải bù lỗ để sinh viên có thể theo học.
" alt=""/>Học phí trường Y 70 triệu/năm có thể là bước đột phá