Đầu năm ngoái, hãng bị phát hiện đã vô hiệu hóa các thiết bị iPhone và iPad mà hãng cho là được các bên thứ 3 sửa chữa. ACCC lúc đó nói rằng họ sẽ lập tức điều tra để đảm bảo rằng Apple không vi phạm quyền của người tiêu dùng.
Theo Business Insider, hôm nay ACCC tiếp tục tuyên bố họ đang tiến hành các hoạt động pháp lý tại Toà án Liên bang nhằm chống lại Apple cùng chi nhánh ở Úc, sau khi điều tra phát hiện rằng Apple "thường từ chối" giúp đỡ khách hàng với các thiết bị hư hỏng nếu hãng cho rằng thiết bị đã được sửa bởi bên thứ 3 trước đó.
Chủ tịch ACCC Rod Sims nói: "Từ chối quyền của người tiêu dùng chỉ vì họ chọn bên sửa chữa thứ 3 không chỉ ảnh hưởng tới những người tiêu dùng đó mà còn ngăn những khách hàng khác tìm kiếm chỗ sửa chữa với chi phí thấp hơn nhà sản xuất".
Vấn đề này xảy ra lần đầu khi khách hàng nâng cấp lên iOS 9 ra mắt cuối 2015. Bản nâng cấp này được thiết kế để phát hiện liệu phím home của iPhone/iPad hoặc cảm biến vân tay đã bị chỉnh sửa hay chưa.
Khi phát hiện, màn hình sẽ hiển thị "error 53" và không còn dùng được nữa (hay còn gọi là brick).
Thậm chí đến nhân viên của Apple Store cũng không thể gỡ brick và người dùng sẽ không có cách nào để lấy lại thông tin cá nhân trên thiết bị nếu chưa backup lên cloud.
Sims nói tiếp: "Khi hàng hóa trở nên phức tạp, quyền của người tiêu dùng gắn với những hàng hóa này cũng phải được áp dụng lên phần mềm hoặc bất kỳ cập nhật phần mềm nào liên quan tới chúng. Các sai phạm với phần mềm hay cập nhật phần mềm sẽ khiến người dùng phải nhờ tới Luật Tiêu dùng để khắc phục".
Tờ Business Insiderđã liên lạc với Apple Australia để tìm câu trả lời. ACCC cũng nhấn mạnh rằng họ đang tìm kiếm " các hình phạt tài chính, các lệnh cấm, phán quyết, các yêu cầu tuân thủ cũng như thông báo và giá trị khắc phục" từ vụ việc.
" alt=""/>Apple bị kiện do không đảm bảo quyền lợi người dùngVăn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi các Bộ Công Thương, KH&CN và NN&PTNT để truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu, bổ sung Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương đã trình và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt “Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ KH&CN và các cơ quan liên quan nghiên cứu, bổ sung nội dung liên quan đến cuộc CMCN 4.0 vào “Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” (Đề án).
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT tích hợp trong Đề án các mục tiêu và giải pháp từ các hội nghị vừa qua về phát triển ngành hàng tôm, cà phê, lúa gạo và nông nghiệp công nghệ cao.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 5/2017.
Trước đó, tại Diễn đàn CMCN 4.0 do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức ngày 11/4 vừa qua, bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhận định, cuộc CMCN 4.0 đang xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực với thế giới ảo thông qua các công nghệ tiên tiến, sự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Hơn thế nữa, mức độ ảnh hưởng, lan tỏa của cuộc cách mạng này diễn ra trên quy mô toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn những gì đã xảy ra từ trước đến nay và dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị trên toàn thế giới.
“Có thể thấy, cuộc CMCN 4.0 tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: công nghiệp, nông nghiệp, tài chính ngân hàng, lao động, việc làm, giao thông vận tải, dệt may, du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo đến doanh nghiệp và các địa phương”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
" alt=""/>Sẽ bổ sung nội dung về CMCN 4.0 vào Đề án tăng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu