
- Đó là một trong những nội dung trong đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội vừa được Thủ tướng phê duyệt.Theo đó, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thực hiện cơ chế thu, quản lý học phí theo quy định tại Nghị định 86 ngày 2/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
Mức thu học phí bình quân tối đa của chương trình đại trà trình độ đại học chính quy trong thời gian thí điểm năm học 2017 - 2018 là 14 triệu đồng/ sinh viên/ năm học. Năm học 2018 - 2019 là 16 triệu đồng/sinh viên/năm học. Năm học 2019 - 2020 là 17,5 triệu đồng/ sinh viên/ năm học.
Trường thực hiện tính toán và công khai mức thu học phí cụ thể cho từng nhóm ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo trước khi tuyển sinh, bảo đảm mức thu học phí bình quân (của các chương trình đại trà) không vượt quá mức thu học phí bình quân tối đa của trường theo quy định.
Trường quyết định mức trần học phí đối với trình độ đào tạo tiến sĩ bằng 2,5 lần; thạc sĩ bằng 1,5 lần; cao đẳng bằng 0,8 lần mức học phí bình quân tối đa nêu trên. Học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 1,5 lần mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo.
Đối với các đối tượng đã nhập học trước thời điểm 4/7/2017, nhà trường thu học phí không vượt quá 20% mức trần học phí quy định đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư theo quy định. Mức tăng tối đa năm sau không quá 30% của năm trước liền kề kể từ 4/7/2017.
 |
Ảnh minh họa |
Đề án xác định phát triển Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thành trường ĐH đào tạo, nghiên cứu theo định hướng ứng dụng, đa ngành, đa lĩnh vực đạt trình độ và chất lượng chuẩn quốc gia, một số lĩnh vực đạt chuẩn quốc tế. Hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo có cơ hội học tập tại trường.
Trường được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, trong đó, quyết định quy mô đào tạo, quyết định mở ngành, dừng mở ngành trình độ ĐH, CĐ, thạc sĩ, tiến sĩ có trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV hiện hành và thí điểm mở ngành ngoài Danh mục đào tạo theo nhu cầu xã hội khi đáp ứng đủ điều kiện, phù hợp với thế mạnh và định hướng phát triển trường.
Cùng đó tổ chức tuyển sinh theo đề án của trường, phù hợp với yêu cầu, lộ trình của Bộ GD-ĐT, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch; quyết định chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, ngôn ngữ giảng dạy, hình thức đào tạo, cách thức kiểm tra đánh giá, tổ chức và quản lý đào tạo; in, cấp phát và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật; bảo đảm chuẩn đầu ra đã cam kết và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Về tổ chức bộ máy, nhân sự, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thành lập Hội đồng trường theo quy định và ban hành quy chế làm việc của Hội đồng trường. Trong đó phân định rõ chức năng của Hội đồng trường, Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu, Đảng ủy bảo đảm phát huy hiệu quả vai trò của Hội đồng trường.
Hội đồng trường bầu Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương phê chuẩn.
Trường được quyết định thành lập mới, tổ chức lại, sáp nhập, chia, tách, giải thể, quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc khi đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định bảo đảm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy.Cùng đó, xây dựng đề án thành lập Trường Cao đẳng Việt Nhật trực thuộc trường, đào tạo các ngành nghề theo tiêu chuẩn Nhật Bản trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Thanh Hùng
" alt=""/>Năm học tới ĐH Công nghiệp Hà Nội thu học phí tối đa 14 triệu đồng/sinh viên

Phụ huynh khối 1 vừa tới làm thủ tục nhập học cho con đã được nhà trường thông báo tạm thu 1.000.000 đồng mà không biết để làm vào việc gì.Tiền lệ từ nhiều năm
Chị Nguyễn Thị N. có con đang học lớp 1C Trường Tiểu học Thạch Quý (phường Thạch Qúy, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: Đầu tháng 8, chị đưa con đến nhập học. Tại đây, chị được các cô giáo hướng dẫn qua văn phòng nhà trường để làm các thủ tục và đóng 1.000.000 đồng cho kế toán của trường. Tuy nhiên, sau khi đóng tiền không có phiếu tạm thu và không được các cô thông báo số tiền đó thu dùng vào mục đích gì.
 |
Số tiền mà học sinh khối 1 trường Tiểu học Thạch Quý phải đóng góp "tự nguyện" để hỗ trợ, tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị là 1,250.000 đồng/ học sinh. Các em đã bị tạm thu 1.000.000 ngay khi mới nhập học. |
Một phụ huynh khác nói thêm: “Đây không phải là lần đầu tiên học sinh chưa vào học nhà trường đã tạm thu tiền. Các năm trước, cha mẹ đến trường nhập học cho con đều được các cô thông báo tạm thu 1.000.000 đồng. Sau khi học sinh vào học mới họp phụ huynh để thông báo chi tiết các khoản cần thu trong năm”.
Theo chia sẻ các phụ huynh, không những tạm thu khi chưa có quy định được thu mà năm nào phụ huynh Trường Tiểu học Thạch Quý cũng phải đóng góp một khoản tiền để tu sửa cơ sở vất chất. Thế nhưng, những lớp học ở tầng trên của dãy nhà hai tầng vào mùa mưa vẫn thường xuyên bị dột nước.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Qúy, bà Trần Thị Loan, thừa nhận nhà trường có tạm thu 1.000.000 đồng từ phụ huynh lớp 1.
Bà Loan lý giải cho việc tạm thu tiền là do năm nay học sinh khối 1 tăng thêm một lớp nên cần 40 bộ bàn nghế mới, nhà trường dùng số tiền tạm thu để đặt cọc mua bàn nghế cho học sinh ngồi học. Còn các năm trước, nhà trường có tạm thu là để mua quần áo, sách vở cho học sinh.
“Nhà trường biết tạm thu là sai quy trình, nhưng vì đầu năm học chưa có nguồn kinh phí nào khác nên vẫn phải thu để trả tiền bàn nghế. Còn chờ làm theo quy trình như văn bản 1702 (Hướng dẫn liên ngành về việc tổ chức vận động đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo do liên Sở Tài chính và Sở GD-ĐT Hà Tĩnh ban hành tháng 8/2012 - PV) thì còn lâu. Mái che ở dãy nhà hai tầng của nhà trường đã xuống cấp từ lâu, vì chờ theo quy trình nên làm từ đầu tháng 8 đến bây giờ vẫn chưa xong” - bà Loan cho biết.
Nộp tiền trước họp phụ huynh sau
Việc nhà trường tự tạm thu tiền của phụ huynh khi con em họ chưa vào năm học xảy ra không chỉ tại Trường Tiểu học Thạch Quý mà còn ở Trường Tiểu học Thạch Linh (Phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh). Trong hai ngày 27,28/7, phụ huynh đi nhập học cho con đã được nhà trường thông báo phải nộp 970.000 đồng cho cô giáo chủ nhiệm ở các lớp.
 |
Trường Tiểu học Thạch Linh thu tiền hỗ trợ cơ sở vật chất và trang thiết bị từ khi chưa vào năm học mới |
Tới ngày 10/8, nhà trường mới dán giấy thông báo ở bảng tin về số tiền phải nộp trong năm học đối khối lớp 1. Theo đó, khoản đóng góp tự nguyện hỗ trợ, xây dựng, tu sửa nhỏ về cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị là 970.000 đồng.
Sau khi phụ huynh nộp tiền cho giáo viên chủ nhiệm và yêu cầu phiếu thu thì được các cô trả lời là hiện tại nhà trường chưa lấy hóa đơn về.
Nhiều phụ huynh tỏ ra bất bình khi khoản thu tự nguyện được nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thông báo thu trước, sau đó mới tiến hành họp phụ huynh vào ngày 12/8 để lấy ý kiến.
“Có một khoản không hợp lý nữa được nhà trường tự đề ra yêu cầu phụ huynh phải nộp. Đó là mỗi phụ huynh phải đóng 100.000 đồng cho cho hội trưởng hội phụ huynh các lớp, sau đó nộp lên cho tổ trưởng khối 1. Số tiền đó dùng để bồi dưỡng cho các cô dạy hai tuần cho các cháu mới vào lớp 1” - một hội trưởng hội phụ huynh lớp 1 cho biết.
Nói về việc này, bà Trần Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Linh khẳng định: “Nếu các giáo viên thu tiền trước ngày 13/8 thì tôi sẽ xử lý nghiêm. Còn từ ngày 13/8 khi có thông báo được thu cho đến ngày 21/8, việc thu tiền hoàn toàn đúng với quy trình”.
Đến ngày 11/9, trao đổi lại về vấn đề tạm thu ở Trường Tiểu học Thạch Linh, ông Trần Xuân Quang, Phó Chủ tịch phường Thạch Linh cho biết: "Phường chưa nắm được việc tạm thu ở khối 1, chúng tôi sẽ kiểm tra lại thông tin này".
Nói về vấn đề các trường tiểu học trên địa bàn thành phố tự ý tạm thu tiền khi học sinh chưa vào học, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Trưởng Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh, cho biết hàng năm Phòng đã quán triệt các trường phải làm đúng quy trình theo văn bản 1702 đề ra về các khoản đóng góp từ xã hội hóa.
Theo Hướng dẫn liên ngành về việc tổ chức vận động đóng góp tự nguyện của cha mẹ học sinh trong các cơ sở giáo dục và đào tạo do liên Sở Tài chính và Sở GD-ĐT Hà Tĩnh ban hành tháng 8/2012 thì Quy trình huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp như sau: 1. Vận động đóng góp tự nguyện để xây dựng các công trình nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường, các dụng cụ phục vụ học tập, sinh hoạt của học sinh: 1.1. Sau khi thống nhất chủ trương và kế hoạch triển khai trong Ban giám hiệu, Hội đồng nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh: Các cơ sở giáo dục này báo cáo bằng văn bản gửi Cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp… 1.2. Sau khi có văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền: Nhà trường lập kế hoạch công việc và dự trù kinh phí chi tiết… Niêm yết công khai ít nhất một tuần để tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh kế hoạch công việc và dự trù kinh phí… 1.3.Việc huy động các khoản đóng góp của cha mẹ học sinh để thực hiện các nội dung nêu trên phải thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch. Nhà trường phải tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh để thảo luận và biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín (hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín do Hội nghị quyết định) về việc thống nhất các nội dung huy động. Những nội dung bàn bạc về việc huy động đóng góp tự nguyện chỉ được thực hiện khi có trên 70% tổng số cha mẹ học sinh tham gia dự họp tán thành. |
Đậu Tình" alt=""/>Hà Tĩnh: Học sinh lớp 1 chưa vào học đã bị tạm thu tiền triệu