Kobelkoff viết bằng cùi tay và má. Ảnh: RBTH
Theo trang RBTH (Nga), Nikolai Kobelkoff sinh năm 1851, không có cả tay lẫn chân, rất có thể là do hội chứng vòng thắt, một rối loạn bẩm sinh không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, cậu con trai thứ 14 trong gia đình giàu có của thị trưởng Voznesensk, thành phố ở vùng núi Ural, Nga, đã thể hiện một sức sống mãnh liệt. Mặc dù chỉ có thể sử dụng một mẩu xương ở vị trí của cánh tay phải, Nikolai Kobelkoff đã sớm học được cách tự ăn uống và mặc quần áo.
Vào những năm 1880, nhà sản xuất tay chân giả James Gillingham gặp Nikolai ở châu Âu và đã ghi lại nhiều mô tả về ông. Gillingham lưu ý rằng Nikolai có “những vết rạn ở chân - một bên đùi dài 13cm, đùi kia dài 5cm, còn cánh tay phải chỉ là một cái chồi hình nón và cánh tay trái là một cục xương tròn”.
Bất chấp ngoại hình “dị nhân” của mình, Nikolai là một người tháo vát từ khi còn nhỏ. Cậu bé Nikolai học viết bằng cách kẹp bút giữa “chồi tay” và đầu. Ở tuổi 18, Nikolai đã có thể xin đi làm với vai trò thư ký. “Anh ấy ngồi bên bàn, kẹp cây bút giữa má và mẩu tay, rồi viết những dòng chữ rất đẹp và rõ ràng. Nhờ sự phối hợp tương tự giữa má và vai, anh có thể làm được hầu hết những việc khác, kể cả việc khó khăn nhất là tự nuôi sống mình trong cả cuộc đời”, ông Gillingham viết về Nikolai Kobelkoff.
![]() |
Nếu không nhờ thái độ và quan điểm cực kỳ tích cực về cuộc sống, Nikolai khó có thể tạo dựng một sự nghiệp đáng kinh ngạc như ông đã đạt được. Tuy không có chân tay, Nikolai được ban cho một cơ thể khỏe mạnh, cho phép ông tự đứng dậy khi ngã lăn ra đất mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào, ông cũng có thể tự đi lại trên mẩu chân của mình, thậm chí còn nâng được tạ! Đặc biệt, phong thái vui vẻ và lối cư xử quý tộc hoàn hảo cũng là những đặc điểm khiến Nikolai trở nên hấp dẫn, bất chấp hình hài khuyết tật của mình.
Năm 1870, một sự kiện dấu mốc với cuộc đời Nikolai Kobelkoff đã xảy ra. Một doanh nhân mời ông tham gia chuyến đi tới St. Petersburg. Tại đây, Nikolai đã thực hiện màn trình diễn chỉ bằng những hành động đơn giản nhưng lại rất thu hút công chúng. Ông xâu kim bằng miệng rồi khâu lên áo khoác. Nikolai còn nạp đạn một khẩu súng lục, nhắm nó vào một ngọn nến đang thắp và bắn tắt ngọn lửa. Kể từ đó, cuộc đời ông gắn với các chuyến lưu diễn ở nhiều nước trên thế giới.
Trong một chuyến lưu diễn ở Vienna (Áo), Nikolai đã gặp Anna Wilfert, người họ hàng của một chủ cửa hiệu trong Công viên Prater ở Vienna nơi ông biểu diễn. Hai người nên duyên vợ chồng vào năm 1876. Từ đó Anna trở thành nữ trợ lý trong các buổi biểu diễn của chồng.
![]() |
"Dị nhân" và vợ. Ảnh: RBTH |
Vào thập niên 1880, Nilolai Kobelkoff trở nên nổi tiếng khắp thế giới với chương trình “Rumpfmensch” – một màn biểu diễn ngoạn mục nơi “dị nhân” tìm cách thoát khỏi chuồng sư tử. Ông lưu diễn khắp châu Âu và từ năm 1882 bắt đầu tới Mỹ.
![]() |
Kobelkoff biểu diễn tại rạp giải trí của mình ở Vienna. Ảnh: RBTH |
Trong các chuyến đi, Nikolai không để một chút thời gian nào trôi đi lãng phí. Ông học thêm tiếng Ý, Anh, tiếng Hungary, Séc, mặc dù đã thành thạo tiếng Pháp và Đức. Nikolai từng có vinh dự nhiều lần biểu diễn tại các hoàng gia châu Âu, trong đó có diễn phục vụ Sa hoàng Alexander III, Hoàng đế Phổ Kaiser Wilhelm II, Nữ hoàng Hà Lan Wilhelmina và Thái tử Áo Rudolf.
Tới năm 1901, Nikolai Kobelkoff tiết kiệm đủ tiền để mua một mảnh đất trong Công viên Prater tại Vienna. Ông cho xây dựng một trung tâm biểu diễn mái vòm và kiếm thêm nhiều tiền tại đây, nhưng vẫn tiếp tục đi diễn ở nhiều nơi.
Năm 1912, bà Anna qua đời vì đột quỵ, kể từ đó Nikolai ngừng lưu diễn. “Dị nhân” sống những năm tháng còn lại cùng với các con cháu và tiếp tục điều hành trung tâm giải trí của mình. Thu nhập từ trung tâm giải trí trong Công viên Prater còn hỗ trợ con cháu của ông đến tận những năm 1970. Nikolai Kobelkoff qua đời năm 1933 ở tuổi 81.
Theo baotintuc.vn
" alt=""/>'Dị nhân' Nga không tay không chân chinh phục cả thế giới![]() |
Bản cáo trạng được đưa ra đối với bà Ashley Yen Nguyen. |
Cảnh sát cho biết bà Ashley điều hành tổ chức này từ nhà riêng nằm trên đường High Star Drive, thành phố Houston và có cộng sự hoạt động trên khắp bang Texas và Việt Nam.
Các đặc vụ liên bang Mỹ đã khám xét căn nhà này, bắt giữ bà Ashley và đồng bọn, đồng thời tịch thu nhiều cuốn album ảnh cưới giả được tạo ra để tăng tính thuyết phục cho các hợp đồng hôn nhân.
![]() |
Căn nhà của bà Ashley Yen Nguyen ở thành phố Houston, nơi bà điều hành tổ chức lừa đảo. |
Những người Việt muốn thực hiện kết hôn giả để có thẻ xanh phải trả bà Ashley từ 50.000 đến 70.000 USD tùy vào từng trường hợp. Đổi lại, bà này sẽ thuê các công dân Mỹ và trả họ một phần trong số tiền đó để họ đồng ý làm người đệ đơn lên chính quyền, giúp các ‘đối tác’ của họ trong các hợp đồng hôn nhân giả có được thẻ xanh.
Bản cáo buộc này còn cho biết chính những người Mỹ tham gia đệ đơn này sẽ đi tuyển thêm những người Mỹ khác, đề nghị trả cho họ những khoản tiền để đăng ký kết hôn với người gốc Việt nhập cư bất hợp pháp.
Bà Ashley sau đó sẽ thỏa thuận với những “nhà tuyển dụng” này để chia phần trăm số tiền kiếm được.
Chưa dừng lại ở đó, bà Ashley còn kiếm thêm ngay cả sau khi các khách hàng đã thực hiện xong việc kết hôn giả. Họ sẽ phải trả thêm tiền cho mỗi lợi ích họ nhận được từ việc này, ví dụ như việc được nhập cảnh vào Mỹ, hay có được thường trú nhân vĩnh viễn.
Có thông tin cho rằng bà Ashley đã từng dọa giết tất cả những ai dám quỵt tiền của bà.
Các cơ quan chức năng liên bang cũng cáo buộc tổ chức của bà Ashley làm giả chứng từ thuế, hóa đơn điện nước và các giấy tờ lao động để thuyết phục Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ phê chuẩn các lợi ích, dựa trên những thông tin được làm giả.
Tổ chức lừa đảo của bà Ashley còn tinh vi đến nỗi họ thuê nhiều cá nhân đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên cho những người Mỹ nhận đệ đơn trong khi họ bay sang Việt Nam để giả vờ gặp mặt chồng hoặc vợ tương lai. Tổ chức này cũng làm giả các cuốn album ảnh như thể các cặp vợ chồng đã tổ chức đám cưới, chứ không phải chỉ đăng ký kết hôn đơn thuần.
![]() |
Tấm ảnh cưới giả được tìm thấy trong nhà bà Ashley. |
“Tôi rất sốc”, một người đàn ông tự nhận là anh rể của bà Ashley cho biết. “Đây là lần đầu tiên tôi nghe về vụ việc này”.
Tại tòa án hôm 12/5 vừa qua, bà Ashley cùng chồng và con gái đều nằm trong danh sách hàng chục bị cáo có mặt ở phiên tòa.
Con gái bà được cho tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh, nhưng bà Ashley và chồng đã bị tạm giam cho đến khi xử án.
Dựa vào hàng loạt các tội danh mà bà Ashley đang bị cáo buộc, bà có thể sẽ phải đối mặt với mức án lên đến hàng chục năm tù giam. Bà đã chối bỏ các cáo buộc được đưa ra và cho rằng bà đã bị buộc tội chỉ vì muốn giúp đỡ người khác.
Anh Thư
" alt=""/>Chiêu trò công phu của bà 'trùm' kết hôn giả gốc Việt ở MỹCùng chung tâm trạng, anh Nguyễn Thanh Tùng (Hà Nội) cũng cho rằng với nhiều phụ huynh và học sinh thì học hệ cận chuyên là cơ hội và bước đệm quan trọng trong việc tìm môi trường học tập tốt.
“Hệ cận chuyên học phí cao hơn nhưng phụ huynh chấp nhận điều đó, bởi lẽ, nếu một số trường hệ chuyên chưa tuyển đủ chỉ tiêu, sau một học kỳ, học sinh hệ cận chuyên có cơ hội thi bổ sung và cũng có thêm cơ hội chuyển sang hệ chuyên nếu đáp ứng đủ yêu cầu.
Thực tế điểm số đôi khi không phản ánh hết được năng lực của học sinh, một bài thi cũng không phản ánh hết trình độ của học sinh.
Đôi khi chỉ chênh lệch 0,25 điểm thì đã quyết định học sinh được học hệ chuyên hay cận chuyên.
Do đó, là người từng có con học hệ cận chuyên, tôi vẫn mong muốn các trường chuyên nên có lớp cận chuyên để tạo thêm môi trường tốt bồi dưỡng thêm cho học sinh”- anh Tùng nói.
Nhiều người nhận thấy lớp cận chuyên thực chất là những lớp mang về cho nhà trường nguồn thu vì học phí khác hẳn với lớp chuyên và một số địa phương có mở lớp không chuyên trong trường chuyên nhằm khai thác cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, các tỉnh, thành hiện nay có nhiều trường học có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tốt nên có một số ý kiến cho rằng không nhất thiết phải mở lớp không chuyên trong trường chuyên chỉ để tận dụng các lợi thế này.
Góc nhìn khác
Có một thực tế mà ngay cả giáo viên cũng phải thừa nhận là hàng năm, đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia của một số trường chuyên lại không phải là học sinh lớp chuyên.
Điển hình như Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội cũng từng có 2 học sinh tham gia đội tuyển học sinh giỏi quốc gia không phải là học sinh lớp chuyên. Các em ở lớp mà điểm thi đầu vào thấp hơn một chút, là lớp cận chuyên. Thế nhưng, trong quá trình học tập, các em đã bứt phá và vượt qua cả các bạn lớp chuyên để đạt thành tích cao trong học tập.
Một vị hiệu trưởng xin giấu tên cho rằng, học sinh ở lớp cận chuyên chính là một lực lượng cạnh tranh với các lớp chuyên. Bởi lẽ, học sinh ở lớp chuyên học kém, sẽ bị luân chuyển, nhường chỗ cho các bạn học giỏi từ các lớp cận chuyên. Điều đó cũng tạo động lực học tập cho học sinh.
Tuy nhiên, vị hiệu trưởng này trăn trở rằng lớp cận chuyên phải hoạt động đúng như bản chất của nó chứ hiện nay nhiều nơi bị biến tưởng, trở thành nơi “gửi gắm” thì thực sự lớp cận chuyên lại là gánh nặng cho các trường chuyên.
Chính vì thế, tùy vào điều kiện từng nơi, trường nào có cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên đủ mạnh, có thể mở lớp cận chuyên và phải có cam kết về đầu vào.
Ở một góc nhìn khác, theo thầy Đinh Đức Hiền - giáo viên tại hệ thống giáo dục HOCMAI (Hà Nội), cho rằng trường chuyên phải thực sự là môi trường đào tạo tinh hoa theo đúng nghĩa chứ không phải nơi đào tạo "gà nòi" như nhiều đơn vị đang thực hiện.
“Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh cần và được phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất. Trường chuyên bên cạnh việc phát hiện, bồi dưỡng những tinh hoa về lĩnh vực cụ thể thì cũng không thể đứng ngoài cuộc xu thế giáo dục để học sinh trở thành công dân toàn cầu.
Do đó, thay vì xoá bỏ lớp không chuyên, hãy nghiên cứu, phát triển để nó trở thành mô hình chuẩn không chuyên chất lượng cao và hội nhập”- thầy Đinh Đức Hiền nêu ý kiến.