Nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á đã vật lộn nhiều tuần qua trong nỗ lực kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh.Hàng trăm nghìn ca nhiễm Covid-19 mới vẫn được ghi nhận mỗi ngày ở Ấn Độ, và các nhà kinh tế đang xem xét lại dự báo mức tăng trưởng hai con số trong năm nay. Theo CNN, đây là dấu hiệu đáng lo ngại đối với một nước vừa rơi vào suy thoái năm ngoái sau khi chính phủ áp lệnh phong tỏa toàn quốc.
Cho đến nay, Thủ tướng Narendra Modi vẫn chưa chấp nhận các đề xuất áp đặt một đợt phong tỏa toàn quốc lần nữa, dù nhiều vùng đã thực thi các biện pháp giới hạn nghiêm ngặt.
 |
Các nhân viên y tế Ấn Độ đưa người mắc Covid-19 tới bệnh viện. Ảnh: AP |
Diễn biến dịch bệnh ở Ấn Độ khiến một số ngành công nghiệp toàn cầu vốn phụ thuộc vào nước này vô cùng lo lắng. Nếu cuộc khủng hoảng trở nên sâu sắc hơn, mọi thứ từ quần áo, dược phẩm đến dịch vụ tài chính và vận chuyển toàn cầu đều chịu hệ lụy nghiêm trọng.
Các chuỗi cung ứng
Theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển, khoảng 80% trao đổi hàng hóa thế giới tính theo khối lượng được vận chuyển bằng tàu, với sự tham gia của rất nhiều thủy thủ đoàn Ấn Độ. Guy Platten, Tổng thư ký Phòng Vận tải biển quốc tế, cho biết, hơn 200.000 trong số khoảng 1,7 triệu thuyền viên trên toàn cầu đến từ Ấn Độ. Nhiều người có cấp bậc và vai trò sĩ quan với các kỹ năng quan trọng.
"Chúng tôi hy vọng rằng tình hình sớm được giải quyết. Nếu không, nó có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt thuyền viên rất lớn, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu", ông Platten trao đổi với CNN Business.
Vì nhiều quốc gia đã cấm các chuyến bay từ Ấn Độ nên đưa các lao động Ấn Độ đến các cảng khắp thế giới và hoán đổi phi hành đoàn là điều không thể.
Thực tế này khiến dòng chảy hàng hóa thế giới phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng, đồng thời dẫn đến "khủng hoảng nhân đạo" vì các thủy thủ đoàn không thể rời tàu của họ và trở về nhà, chịu tổn hại tinh thần nặng nề.
Năm ngoái, đại dịch cũng đã khiến vận tải biển toàn cầu trở nên hỗn loạn, với gần 200.000 thuyền viên mắc kẹt nhiều tháng trời vì các cảng đóng cửa và các chuyến bay ngừng hoạt động. Một số thuyền viên gọi tàu của họ là "nhà tù nổi" và viễn cảnh này hiện có nguy cơ lặp lại.
Giới chuyên gia cho rằng giải pháp có thể là tiêm ngừa Covid-19 cho các thuyền viên nhưng điều này rất khó thực hiện trên thực tế.
Vắc-xin và các dược phẩm khác
Tốc độ tiêm chủng trên thế giới đã gặp trở ngại vì sự bùng phát dịch bệnh ở Ấn Độ, vì quốc gia này sản xuất hơn 60% tổng số vắc-xin được bán trên toàn cầu.
Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) hiện là nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới. Nhờ năng lực sản xuất vắc-xin lớn của Viện, Ấn Độ trở thành thành viên quan trọng trong Covax – sáng kiến toàn cầu cung cấp vắc xin ngừa Covid-19 giảm giá hoặc miễn phí cho các quốc gia nghèo hơn.
Năm ngoái, SII đồng ý sản xuất tới 200 triệu liều vắc-xin cho 92 quốc gia. Tuy nhiên, với chỉ 2% dân số Ấn Độ được tiêm chủng đầy đủ, chính phủ nước này và SII đã chuyển trọng tâm khỏi việc cung cấp vắc xin cho các quốc gia khác sang ưu tiên công dân của mình.
Tin xấu chưa dừng lại ở đó. Ngoài sự thiếu hụt vắc-xin, còn rất nhiều hệ lụy khác xảy ra với ngành công nghiệp dược phẩm trên toàn thế giới, nếu dịch Covid-19 ở Ấn Độ không được kiểm soát.
Ấn Độ là nhà cung cấp thuốc gốc – bản sao của các loại biệt dược cùng tác dụng nhưng chi phí thấp hơn - lớn nhất thế giới. Tại Mỹ, 90% các đơn thuốc được kê thuốc gốc và cứ ba viên thuốc được tiêu thụ thì có một viên được sản xuất bởi một nhà sản xuất Ấn Độ, theo một nghiên cứu vào tháng 4/2020.
Các nhà sản xuất thuốc Ấn Độ nhập tới 70% nguyên liệu thô từ Trung Quốc, một mắt xích trong chuỗi cung ứng vốn dễ tổn thương do dịch bệnh bùng phát. Vào cuối tháng 4, hãng hàng không Tứ Xuyên của Trung Quốc đã đình chỉ các chuyến bay chở hàng đến Ấn Độ trong 15 ngày. Điều đó khiến tập đoàn xuất khẩu dược phẩm hàng đầu của Ấn Độ phải viết thư cho đại sứ nước này tại Bắc Kinh thúc giục ông can thiệp.
Dệt may
Ấn Độ là một trong những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới, và ngành này đang phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động trầm trọng.
 |
Ảnh: NDTV |
Arpit Aryan Gupta - Giám đốc phát triển kinh doanh mới của nhà sản xuất hàng may mặc NG Apparels ở Ludhiana, bang Punjab nói: "Đây là lần đầu tiên thế hệ chúng tôi trải qua điều này".
NG Apparels cung cấp các thương hiệu bao gồm New Balance và Nordstrom, sử dụng khoảng 100 công nhân lành nghề và bán lành nghề, và gần 50% trong số họ đã nghỉ việc sau khi đợt dịch Covid-19 mới nhất bùng phát. Gupta cho biết ông đang cung cấp nhà ở cho những công nhân còn lại trên công trường để giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động.
Ở những nơi khác, nhiều nhà sản xuất đang đứng trước kịch bản đáng lo không kém.
Theo công ty tư vấn Wazir Advisors, tại các trung tâm sản xuất hàng may mặc lớn là Delhi và Bangalore, cũng là những bang có số ca nhiễm Covid-19 cao, tỷ lệ nghỉ việc của công nhân lên tới 50%.
Đối với nhiều nhà sản xuất vẫn đang chật vật phục hồi sau làn sóng dịch năm ngoái, sự an toàn của người lao động đã trở thành một mối quan tâm lớn.
Wazir Advisors chỉ ra rằng lượng tiêu thụ và xuất khẩu của ngành may mặc trong nước đã giảm lần lượt 30% và 24% trong năm 2020. "Nhưng với năm 2021, tình hình còn khó khăn hơn vì chúng tôi không chắc khi nào đại dịch sẽ kết thúc", công ty cho biết.
Ấn Độ cũng là nước xuất khẩu các mặt hàng bằng da lớn thứ hai và xuất khẩu da lớn thứ tư trên thế giới, là nhà sản xuất giày dép lớn chỉ sau Trung Quốc, đạt sản lượng gần ba tỷ đôi giày hàng năm.
Năm ngoái, đại dịch đã giáng một đòn mạnh vào ngành công nghiệp da của Ấn Độ, và các doanh nghiệp vừa mới bắt đầu phục hồi từ làn sóng dịch thứ nhất thì đã oằn mình hứng tiếp đợt bùng phát thứ hai.
Các dịch vụ tài chính
Các ngân hàng và công ty kế toán lớn đang dốc sức duy trì hoạt động trực tuyến, bởi Ấn Độ đóng vai trò quan trọng như một trung tâm cho các văn phòng hành chính của họ. Trong những thập niên gần đây, một loạt công ty đã chuyển số lượng lớn công việc về vận hành và công nghệ thông tin tới Ấn Độ để được hưởng lực lượng lao động có trình độ học vấn cao và chi phí nhân công rẻ hơn.
Theo Hiệp hội Các công ty phần mềm và dịch vụ quốc gia Ấn Độ, gần 4,4 triệu người ở nước này được tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản lý quy trình kinh doanh.
Vì Covid-19 tái bùng phát, nhiều công ty đã phải triển khai hàng loạt biện pháp giải quyết khủng hoảng, trong đó có chuyển công việc sang các nước khác, khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà và kéo dài thời hạn của dự án.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bluezone là ứng dụng giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu họ chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
Link tải Bluezone trên iOS
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng." alt=""/>Một loạt dư chấn đáng sợ của sóng thần Covid
Chernobyl – thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại – đã khiến 100.000 người dân buộc phải rời khỏi tổ ấm của mình vào năm 1986. Tuy nhiên, ước tính khoảng từ 150 đến 300 người đã từ chối rời khỏi vùng đất thấm đẫm phóng xạ nơi họ sinh sống. |
Một người dân vẫn đang sống trong vùng đất nhiễm phóng xạ |
Trong những năm gần đây, Robyn Von Swank, nhiếp ảnh gia người Canada, đã liều lĩnh đi vào khu vực cách ly có bán kính 30km để thu thập tư liệu về những gì còn lại sau vụ thảm họa. Trong quá trình này, cô đã bắt gặp những gia đình đang sống trong vùng đất cho đến nay vẫn được coi là không phù hợp cho sự sống con người.
Thảm họa bắt đầu vào ngày 26/4/1986, khi các công nhân nhà máy hạt nhân phát hiện ra các chỉ số trên bảng điều khiển cho thấy một vụ rò rỉ cực lớn đang cận kề. Chất phóng xạ sau đó đã bắn thẳng lên trời, khi lò phản ứng vỡ vụn và bắt lửa, biến tất cả thành hỏa ngục. Vụ nổ đã phóng ra lượng phóng xạ gấp 100 lần các quả bom hạt nhân được thả xuống Nhật Bản.
 |
Bên trong căn nhà của một trong những người dân từ chối rời khỏi vùng cách ly |
Robyn đã đến thăm nhà một số người dân địa phương – hầu hết trong số họ đã quá 80 tuổi. Cô được mời vào nhà và mời ăn các món truyền thống của Ukraina. “Người dân rất thân thiện và ấm áp, và rất cởi mở về quá khứ của họ”, Robyn nói với trang Mail Online. “Một số người đã bật khóc khi nói về vụ tai nạn, vì họ là những người đã bị ảnh hưởng trực tiếp”.
 |
Một người dân đưa Robyn đi thăm quan ngôi nhà |
 |
Robyn cho biết người dân nơi đây rất ấm áp và thân thiện |
Bất chấp các cảnh báo, nhiều gia đình hiện vẫn đang chuyển lại về khu vực.
 |
Nhiều người dân không lo lắng về các cảnh báo phóng xạ trong vùng cách ly |
Các bức ảnh đáng kinh ngạc của Robyn cho thấy những người dân già cả trong các ngôi nhà gỗ đơn sơ của mình, mặc nhiều lớp áo để giữ ấm trong thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Trong nhà chủ yếu là những nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống.
 |
Robyn được nhiều người dân mời vào nhà |
Sau vụ nổ năm 1986, ngọn lửa đã tiếp tục phát ra phóng xạ trong vòng 10 ngày – với hậu quả được cảm nhận ở cả Hy Lạp và Anh, trong khi các đám mây phóng xạ di chuyển quanh châu Âu và các trận mưa độc hại phá hoại mùa màng và vật nuôi ở Belarus. Rất nhiều sinh vật đã được tìm thấy với sự biến đổi gien – một số có thêm các chi thừa, hay những con chim nhạn có mỏ bị biến dạng và não nhỏ hơn bình thường.
 |
Hầu hết người dân còn sống trong vùng cách ly đều đã trên 80 tuổi |
 |
Các ngôi nhà đều rất giản dị và được làm bằng gỗ |
 |
Gần đây, nhiều nhà đã chuyển đến gần Chernobyl, bất chấp các cảnh báo phóng xạ |
 |
Cuộc sống khá khó khăn khi có rất ít các tiện ích và dịch vụ công cộng ở khu vực |
 |
Robyn được mời ăn các món ăn truyền thống địa phương trong chuyến viếng thăm |
Giờ đây, vùng cách ly là nơi có nhiều sói nhất thế giới. Khi khám phá thị trấn bị bỏ hoang này, Robyn đã để ý thấy những dấu chân phía sau, là của một đàn sói đã đi theo cô.
“May mắn là lũ săn mồi này đã có quá đủ con mồi để ăn thịt”, cô giải thích, “bởi vì khu vực này đang tiếp tục nảy nở như một khu rừng đa dạng sinh học, nơi các loài động vật không còn lo bị giết hại bởi con người nữa”.
Anh Thư
" alt=""/>Đời nhọc nhằn ở khu cách ly thảm hoạ hạt nhân tệ nhất thế giới