Kết quả khảo sát còn chỉ ra rằng, người dùng Internet tại Việt Nam không có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ bị lừa đảo giữa nhóm nông thôn và thành thị hoặc theo thời gian online. Cụ thể, tỷ lệ người sống ở nông thôn có tỷ lệ bị lừa là 69%, so với nhóm sống ở thành thị là 73%.
Tỷ lệ bị lừa ở nhóm online nhiều là 69%, so với nhóm online ít là 75%. "Như vậy sự cẩn trọng trong thói quen lên mạng là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến năng lực phòng chống lừa đảo trực tuyến", chuyên gia Google nhận định.
Theo chia sẻ của Google, nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng những thói quen online an toàn, chương trình “An toàn thông tin trên không gian mạng cho người lớn tuổi” đã được Google triển khai với trọng tâm là xây dựng thói quen tốt cho người lớn tuổi như: Bảo mật tài khoản, thận trọng khi chia sẻ thông tin trên mạng, nhận diện các thủ đoạn lừa đảo, các nguyên tắc hành động khi gặp trường hợp lừa đảo và khi đã bị lừa đảo.
Được triển khai tại Việt Nam từ tháng 8/2023, chương trình “An toàn thông tin trên không gian mạng cho người lớn tuổi” đã cung cấp “Cẩm nang An toàn trực tuyến” làm tài liệu đào tạo, giúp chương trình tập huấn cho hơn 9.000 thanh niên trên toàn quốc về an toàn trực tuyến. Qua đó, tập huấn lại cho hơn 6.700 người cao tuổi về thói quen giữ an toàn thông tin trực tuyến thông qua các hoạt động cộng đồng tại địa phương.
Google cũng đã cùng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức sự kiện “Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong chuyển đổi số” vào cuối tháng 11/2023, kết hợp tập huấn cho các đoàn viên thanh niên và hội Cựu chiến binh Việt Nam. Tại sự kiện này, 500 suất học bổng An ninh mạng đã được trao cho thanh niên Việt Nam.
" alt=""/>Phát hành video nghệ sĩ Xuân Bắc hướng dẫn người cao tuổi an toàn trên mạng“Rất may vì đã có chuẩn bị trước đó nên cũng không có gì bất ngờ khi Sở GD-ĐT thông báo sẽ dạy học online hết học kỳ I. Cảm giác của mình chỉ khá buồn vì lâu ngày xa trường, không gặp mặt các em học sinh, vì nhìn các khuôn mặt tươi vui đó cũng là động lực cho mình làm việc tốt hơn và dạy có hứng khởi hơn”.
Theo thầy Vũ, để thời gian học online có hiệu quả cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:
Phương tiện dạy học
Trong những thứ cần chuẩn bị cho năm học này có những thứ liên quan đến phương tiện truyền tải nội dung bài giảng như một mạng internet mạnh và nhiều ổ phát khác nhau nếu nhà có nhiều người cùng sử dụng.
Các phương tiện dạy học như máy tính, bút viết và các app phù hợp cho việc dạy học.
Nếu dùng máy bàn thì chuẩn bị các thiết bị viết như bảng viết Wacom, Gaomon...chất lượng tốt và giả cả phải chăng.
![]() |
Là giáo viên dạy chuyên Toán, thầy giáo Vũ khá khắt khe trong việc lựa chọn phương tiện dạy học |
Nếu có điều kiện hơn thì có thể mua các máy tính bảng như: Ipad, Samsung tablet 7,…và sử dụng các app có bản quyền như Notability, Goodnotes (cho ipad) và Onenote (Samsung tab),...các ứng dụng này nhẹ và chạy khá mượt khi giảng bài.
Hiện mình đang dùng ipad với ứng dụng Notability để giảng bài online, bút thì dùng bên thứ ba chứ không dùng của apple vì giá rẻ hơn 1/3.
Các nền tảng online thường sử dụng là Zoom, Google Meet, Teams.
Nộp bài thì trên Classroom hay trên MS Teams…
2 nguồn nội dung dạy học
Một nguồn do tôi tạo ra đó là các bài giảng, cải tiến từ các bài giảng các năm học trước và làm kĩ hơn, lời giải đầy đủ rõ ràng và hình thức đẹp hơn để tăng sự chú ý và học sinh có thể đọc lại sau buổi giảng.
Tôi có làm website (toanviet.net) cũng là nguồn tham khảo cho các giáo viên khác, gồm mảng chuyên và cơ bản được sắp xếp hợp lý, không nhiều nhưng vừa đủ, hiện cũng đang được bổ sung nhiều hơn các nội dung cho nhiều đối tượng khác nhau.
Hiện nay với nền tảng wordpress và các công cụ hỗ trợ, giáo viên dễ dàng tạo ra một website và đăng bài giảng của mình lên trên đó một cách có hệ thống và rõ ràng, chia mục lục bài giảng và mức độ khó dễ hay gắn các tag để học sinh có thể tìm kiếm trên mạng.
Có kênh Youtube để mình đăng các bài giảng ngắn cho các em xem lại, trên Facebook thì tạo ra một số các nhóm học tập để các em dễ hỏi bài, thảo luận.
Bên cạnh đó, tôi tìm một số website hay các kênh khác cho các em học sinh có thể tham khảo thêm như của Khan academy (hiện đã có phiên bản Tiếng Việt), Geogebra…
![]() |
Phương tiện dạy học của thầy giáo Nguyễn Tăng Vũ |
Từ các kho tài liệu thì mình dẫn link để các em học theo thứ tự mà mình sắp xếp, các em không theo kịp bài có thể xem lại video và bài giảng trên các website này.
Thế mạnh của các kho kiến thức này là nội dung phong phú đa dạng, hướng đến học sinh có sức học trung bình.
Đối với học sinh trường chuyên, đặc biệt là các em có nhu cầu thi học sinh giỏi thì quan trọng nhất vẫn là sự định hướng, tài liệu và phương pháp tư duy, do đó các nhóm thảo luận là quan trọng nhất, để thầy trò cùng trao đổi với nhau về các bài toán khó, thầy với vai trò dẫn dắt sẽ gửi đề bài cho các em làm và trao đổi khi cần thiết.
Bài giảng cô đọng
Đối với giáo viên, quan trọng nhất vẫn là chất lượng bài giảng và khả năng gây hứng thú đối với môn học.
Thay vì các bài giảng tràn lan như lúc dạy trực tiếp thì các bài giảng online phải cô đọng, thời lượng ngắn vừa đủ khả năng tập trung của các em khi nhìn trước màn hình.
Bài giảng phải thật sự chất lượng, hiệu quả, gây tò mò, hứng thú duy trì sự chú ý của các em.
Hệ thống bài tập hay tài liệu tham khảo cũng kĩ và rõ ràng hơn giúp cho các em có thể tự học tại nhà.
Giao bài tập vừa phải, hợp lý
Ta thường chú ý đến lúc dạy, nhưng thực sự học sinh làm việc sau buổi dạy mới là hiệu quả, do đó giao bài tập vừa phải, hợp lí, có biện pháp để kiểm soát bài tập về nhà của các em.
Hiện có Google classroom là app rất hay trong việc cho các em nộp bài tập về nhà, khi xem bài tập các em làm thì khi đến lên giáo viên có thể nắm bắt được và có bài giảng hợp lí cho buổi tiếp theo.
Trong lúc làm bài tập về nhà, tôi còn gửi thêm một số video khác để bổ trợ thêm phần kiến thức vừa học.
Chú ý vitamin tinh thần cho học sinh
Ngoài nhu cầu học tập, các em đến trường còn có nhu cầu gặp gỡ, kết bạn, trao đổi và kể cho nhau nghe những cậu chuyện thường ngày, nhưng lúc này người bạn thân thiết nhất của các em là chiếc điện thoại hay chiếc máy laptop. Các em sẽ có cảm giác tù túng và dễ bị stress, các em cần các liều vitamin tinh thần, và thầy cô hay người lớn nên quan tâm nhiều hơn vấn đề này để không gây quá nhiều áp lực cho các em trong việc học tập.
Mới 2 tuần học, thì có học sinh đã nhắn tin với tôi bị stress vì học áp lực trên trường do thầy cô dạy quá nhanh, giao bài tập quá nhiều và ép thực hiện đúng thời gian. Việc này theo tôi là khá nguy hiểm cho các em, hy vọng các thầy cô thấu hiểu và giảm bớt áp lực học tập cho học sinh.
![]() |
"Trong học trực tuyến, bản thân học sinh luôn có xu hướng sợ bị cô đơn khi bị mất giao tiếp, lo lắng khi không hiểu lời cô giảng, nội dung bài giảng, lúng túng khi bắt chước các thao tác hoặc bất an khi thất làm không đúng theo yêu cầu, bỡ ngỡ khi sử dụng công nghệ… Do đó, người giáo viên cần phải thực sự là bạn cùng chơi, bạn cùng học trong mọi hoạt động của học sinh. Chúng ta không có cơ hội kết giao trực tiếp với học sinh nhưng lại có thể kết nối với các em bằng công nghệ! Hãy nghĩ đến các em để sử dụng công nghệ một cách sáng tạo theo cách riêng của thầy cô!" - TS Tôn Quang Cường – Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội. |
Phương Chi ghi
Các chuyên gia đều cho rằng, giáo viên và nhà trường cần thay đổi quan điểm từ “nhiều giờ học” sang “giờ học chất lượng” khi dạy học trực tuyến. Việc thiết kế thời khóa biểu cũng cần phải cân nhắc dựa trên đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
" alt=""/>Thầy giáo chuyên Toán trường phổ thông năng khiếu mách nước dạy online