Tôi nghĩ lái xe cũng là một dạng năng khiếu, có người giỏi, người kém. Những người không có năng khiếu, tốt nhất không nên sử dụng ô tô kẻo gây ra nguy hiểm cho mình và người khác.
Hiện tại, vợ tôi đang dùng một chiếc Vespa Sprint, loại xe tay ga chỉ leo lên xe là chạy được, thế mà cũng gặp phải nhiều phen hú hồn.
Khả năng quan sát và xử lý tình huống của vợ tôi không được tốt. Cô ấy thường xuyên sang đường hoặc chuyển hướng một cách đột ngột, việc điều khiển xe theo thói quen chứ không theo tình huống thực tế. Với những cung đường quen, ví dụ như từ nhà đưa con đi học rồi qua công ty thì tạm ổn, không có vấn đề gì. Nhưng hễ đi trên một tuyến đường lạ vợ tôi hay bị đi vượt quá địa chỉ cần tới và lúc nhận ra thì cô ấy sẽ phanh khựng lại, kể cả đang ở giữa đường.
Mặc dù cũng muốn vợ biết lái xe nhưng 2 lần thi trượt đã làm tôi tỉnh mộng. Với những người đi xe máy chưa tốt thì không thể lái ô tô an toàn được. Vì lái xe ô tô đòi hỏi kỹ năng xử lý nhiều hơn rất nhiều, vừa nhìn đường, nhìn gương hậu, nhìn biển cấm v.v…
Cho dù vợ có tiếp tục thi và thi đậu thì tôi cũng không yên tâm. Có thể đó chỉ là thi đậu vì thuộc bài thôi, chứ gặp tình huống thực tế thì xử lý vẫn kém.
Tôi đang thuyết phục vợ từ bỏ ý định. Có nhiều cách để chứng minh bản thân sành điệu, hợp thời đâu phải chỉ mỗi việc lái xe. Còn nếu cố gắng thi bằng được bằng lái xong lại bỏ xó, không sử dụng xe, không dám lái xe thì cũng coi như không, vừa tốn tiền, tốn thời gian.
Độc giả Văn Dũng, Thanh Xuân, Hà Nội
Bạn nghĩ thế nào về câu chuyện trên? Hãy bình luận dưới bài viết. Mọi ý kiến chia sẻ, tin bài cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Việc quy định không để trẻ em dưới 12 tuổi ngồi hàng ghế trước trên ô tô được đề xuất trong dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các lái xe.
" alt=""/>Vợ thi trượt bằng lái 2 lần, có nên cho lái xe?Những ngày ông cụ nằm trong bệnh viện, cả gia đình hồi hộp và lo lắng. Mỗi ngày, mỗi giờ trôi qua thật chậm chạp. Một người chị gái trong gia đình khi vào thăm, nhìn thấy máu thỉnh thoảng lại rỉ ra trên khóe miệng của ông cụ, thấy quá thương cho ông và có cảm giác như mình không thể chịu đựng nổi. Chị trao đổi với những người con khác trong gia đình về ý định nhờ bác sĩ điều trị can thiệp để ông cụ có thể được "đi" một cách thanh thản hơn. Mọi người cảm thấy bối rối và phân vân trước ý định của chị.
Tôi nói với các anh chị rằng đề nghị đó sẽ không được bác sĩ nào chấp nhận. Luật không cho phép.
Cuối cùng, ông cụ rồi cũng ra đi theo lẽ tự nhiên nhất, khi nhịp đập của trái tim đã thật sự dừng lại.
Tôi nhớ lại câu chuyện trên khi Tùng, cậu bạn đang là luật sư, chia sẻ thông tin Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa đưa ra một dự luật có liên quan đến quyền được chết (right to die). Dự luật cho phép trợ tử về mặt y tế nhằm hỗ trợ những người đang đối mặt với căn bệnh nan y lúc cuối đời có thể tránh được những nỗi đau hành hạ về thể xác và tinh thần.
An tử, trợ tử và quyền được chết là đề tài mà tôi và Tùng từng rất quan tâm và dành thời gian tìm hiểu khá nhiều khi còn ngồi trên ghế giảng đường luật khoa.
Cho tới nay, chỉ có một số nước ở châu Âu như Thụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg, Tây Ban Nha và một số bang ở Mỹ cho phép công dân thực hiện quyền được chết với một số điều kiện nhất định. Nếu dự luật của Tổng thống Emmanuel Macron được Quốc hội thông qua vào tháng sau, Pháp sẽ là nước tiếp theo trong danh sách không nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận hợp pháp hóa quyền được chết của công dân.
Hiện tại, bệnh nhân người Pháp nếu muốn thực hiện quyền được chết êm ái một cách chính đáng, họ chỉ có thể tìm đến những nước láng giềng ở châu Âu kể trên bằng cách đi du lịch.
Việt Nam nằm trong số đông những quốc gia chưa luật hóa quyền được chết.
Thực tế, những vấn đề về an tử, trợ tử và quyền được chết cũng từng được đưa ra thảo luận trong chương trình nghị sự tại các kỳ họp của Quốc hội khóa XI (2004-2005). Tuy nhiên, số lượng đại biểu giơ tay ủng hộ không đủ để thông qua các đề xuất đưa quyền được chết vào dự thảo bộ luật dân sự lúc đó. Đa số đại biểu cho rằng các vấn đề ấy còn quá mới mẻ và nhạy cảm, không phù hợp với văn hóa và đạo lý sống của người Việt.
Quan điểm ấy vẫn được giữ nguyên tại các diễn đàn quốc hội sau này, ngay cả lúc Hiến pháp được thay đổi vào năm 2013 và Bộ Luật Dân sự mới 2015 được thông qua. Còn bên ngoài đời sống xã hội, những cuộc tranh luận nên hay không nên chấp nhận quyền được chết của công dân đến nay vẫn còn chưa ngã ngũ giữa các chuyên gia ngành y và luật học trong suốt nhiều năm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam thuộc danh sách các nước có tỷ lệ mắc bệnh nan y, đặc biệt là ung thư có thứ hạng cao trên toàn cầu. Năm 2023, tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam là 73,5%, trong khi của thế giới ở mức 59,7%, các quốc gia đang phát triển 67,9%. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận có 200.000 ca mắc mới, số ca tử vong lên đến 82.000 trường hợp.
Ung thư cũng là một trong những căn bệnh gây nhiều đau đớn cho con người nhất, theo kinh nghiệm của các bác sĩ.
Hai người bạn của tôi đã lần lượt qua đời vì bệnh ung thư cách đây vài năm khi vẫn còn đang ở độ tuổi trung niên. Họ thật sự là những con người rất can cảm, nhiều nghị lực, kiên trì chống chọi lại bệnh tật suốt nhiều năm liền. Thế nhưng, căn bệnh quái ác cứ dần mòn giết chết thể xác và tâm hồn của họ, những con người đang trong giai đoạn rất nhiệt huyết và còn nhiều khát vọng. Những cơn đau đớn đến tột cùng và dai dẳng khi căn bệnh đã ở vào giai đoạn cuối mà những người bạn của tôi phải chịu đựng khiến những người thân trong gia đình thật sự cảm thấy vô cùng xót xa.
Trong những khoảnh khắc tuyệt vọng, có người thân của các bạn không kìm nén được cảm xúc, đã phải thốt lên giá như có cách nào đó giải thoát cho người thân yêu của họ khỏi những đớn đau trong một cơ thể đang bị tàn phá.
Cách giải thoát đó, phải chăng là cánh cửa cần được mở ra từ phía luật pháp? Tôi tự hỏi.
Lằn ranh phân biệt giữa tội lỗi và tính nhân đạo trên mạng sống con người đang còn quá mong manh trong những trường hợp đã cận kề với cái chết. Luật pháp cho con người quyền được sinh ra và quyền mưu cầu hạnh phúc nhưng lại chưa cho họ được quyền kết thúc cuộc đời của chính mình khi đang phải trải qua quá nhiều sự đau đớn trong thể xác và tâm hồn.
Bởi lẽ, hạnh phúc cuối đời có khi chính là được ra đi trong sự bình yên và êm ái.
Hà Đức Trí
" alt=""/>Khi nào có quyền được chết![]() |
Nữ ca sĩ trở lại trên sóng truyền hình sau thời gian tuyên bố "ở ẩn". |
Theo Phương Thanh, trong mắt nhiều người cô luôn là hình mẫu phụ nữ mạnh mẽ, không dễ bị khuất phục bởi điều gì. Tuy nhiên, trái ngược với vẻ ngoài gai góc ấy là một con người thật khác: yếu đuối, nhạy cảm và luôn thua thiệt trong chuyện tình cảm.
Nữ ca sĩ nói thêm, vì hiểu rõ tính cách bản thân nên nhiều lúc cô bất lực và chỉ biết gửi gắm hết nỗi buồn vào sân khấu. Thế nhưng mỗi lần cất giọng hát, nước mắt cô không ngừng chảy vì cảm xúc kìm nén đã lâu. "Các ca khúc của Phương Thanh nổi tiếng tới đâu cũng là lúc tôi thấy trong mình sự trống trải. Khi tôi nổi tiếng nhất cũng là những lúc thấy mình cô đơn nhất. Ngược lại những lúc mọi người không thấy đâu lại là lúc tôi thực sự hạnh phúc”, cô trải lòng.
![]() |
Phương Thanh rơi nước mắt khi nhớ về quá khứ thăng trầm trong sự nghiệp. |
Phương Thanh từng là tên tuổi hàng đầu của V-Pop, tên tuổi thống trị các bảng xếp hạng với các ca khúc đình đám. Tuy nhiên có thời điểm cô cảm nhận sự lạc lối, mất cân bằng trong nghề nghiệp. “Phương Thanh đã từng rất huy hoàng nhưng cũng đã từng rất im lìm, thậm chí ngủ luôn mà như người ta thường gọi là thất bại. Nhưng đối với tôi đó đó là sự nghỉ ngơi để nghỉ ngơi, nạp năng lượng cho nghề nghiệp...”, giọng ca Trống vắngnói. Theo năm tháng, Phương Thanh dần tìm hướng đi cho mình. Nhìn lại chặng đường đã qua, cô tự hào vì bản thân đã sống trọn vẹn với từng phút giây cùng đam mê âm nhạc.
Nữ nghệ sĩ cũng nêu quan điểm nghệ sĩ đôi khi không nên bị phụ thuộc quá nhiều vào lời khen chê. Là người nổi tiếng, mỗi người cần phải có sự tỉnh táo và đặt mình ở tâm thế cân bằng để tự tìm ra hướng đi mới.
![]() |
Nữ ca sĩ thể hiện các bản hit của mình và hát song ca với Lynk Lee bản hit 'Ta chẳng còn ai'. |
Bên cạnh những trải lòng về bản thân, Phương Thanh cũng đem đến sân khấu những bản hit gắn liền với tên tuổi của mình như Khi giấc mơ về, Trống vắng, Một thời đã xa, Mặc kệ đời... Hương Giang cùng nghệ sĩ khách mời của chương trình – Lynk Lee chia sẻ đã rất mê Phương Thanh và hát những ca khúc của đàn chị trên sân khấu từ khi cô mới chỉ 12 tuổi. Cả ba nghệ sĩ sau đó đã cùng trình diễn một đoạn trong ca khúc Trống Vắng.
Phương Thanh ở tuổi U50 phong độ trong giọng hát bị suy giảm ít nhiều, đôi chỗ cô hát bị mờ, đục, quãng cao bị chông chênh nhưng nữ ca sĩ vẫn khiến người xem cuốn hút bởi tinh thần nhiệt huyết mang dấu ấn riêng trên sân khấu.
Giọng ca "Giã từ dĩ vãng" cũng nhìn nhận điểm khác biệt giữa mình và các ca sĩ thế hệ trẻ hiện nay khi cô sống im ắng, hạn chế đám đông. Nữ ca sĩ chủ động ngưng sử dụng mạng xã hội từ hơn một năm qua đến gần đây mới mở tài khoản facebook mới. Phương Thanh khẳng định cô không chạy đua với thời cuộc mà luôn chủ động để đầu tư cho cái mạnh nhất ở bản thân.
Phương Thanh chính thức hoạt động ca hát từ năm 1990. Cô là một trong những ngôi sao ca nhạc được yêu thích từ thời kỳ hoàng kim của chương trình Làn Sóng Xanh. Nữ ca sĩ có nhiều bản hit như Khi giấc mơ về, Giã từ dĩ vãng, Trống vắng, Hãy yêu như chưa từng yêu...Chất giọng khàn cùng phong cách máu lửa từ dòng nhạc pop-rock giúp nữ ca sĩ tạo được dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả.
Nữ ca sĩ đã giành được rất nhiều giải thưởng danh giá như: Mai Vàng, Làn Sóng Xanh, đề cử giải thưởng Âm nhạc Cống hiến. Không chỉ thành công ở con đường ca hát, Phương Thanh còn ghi dấu ấn khi lấn sân sang lĩnh vực phim ảnh.
Clip Phương Thanh chia sẻ trong chương trình
Thúy Ngọc
Phương Thanh thẳng thắn nhìn nhận việc người nổi tiếng tạo “chiêu trò” trong showbiz để thu hút sự chú ý khán giả. Tuy nhiên, nữ ca sĩ cho rằng tất cả phải phục vụ đúng mục đích và giá trị thật.
" alt=""/>Phương Thanh Đời tôi từng rất huy hoàng nhưng cũng có lúc thất bại