Cháu Kiên Trung đã vượt qua ca phẫu thuật và đã hồi phục |
“Sau lần phẫu thuật thứ 6, cháu đã khỏe lại rồi anh ạ. Thay mặt gia đình, tôi gửi lời cảm ơn đến báo VietNamNet, các nhà hảo tâm và đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế”, anh Phượng chia sẻ trong niềm hạnh phúc.
Trước đó, VietNamNet đăng tải bài viết “Đồng lương thương binh ít ỏi của ông nội không thể cứu cháu rồi…” phản ánh trường hợp cháu Kiên Trung không may mắc căn bệnh tim tứ chứng Pallot hiếm gặp.
Chia sẻ với PV, ông Nguyễn Trọng Ngữ (ông nội cháu Kiên Trung) cho biết, Kiên Trung có tuổi thơ không lành lặn như bao đứa trẻ khác khi vừa sinh ra đã gặp nhiều bất hạnh.
Năm 2014, con trai ông là Nguyễn Trọng Phượng (SN 1986) kết hôn với Nguyễn Thị Hậu (SN 1996). Đến 2015 thì sinh cháu Nguyễn Trọng Kiên Trung. Tuy nhiên, chưa kịp vui mừng thì 2 tháng sau sinh, gia đình phát hiện Trung bị tím môi, quấy khóc, khó thở và lên cơn sốt.
Gia đình đưa con vào Bệnh viện Nhi đồng 2, TP Hồ Chí Minh để thăm khám thì bác sĩ kết luận Kiên Trung mắc bệnh tim tứ chứng Fallot.
Cuốc sống khó khăn nhưng chi phí mổ tim cho con thì quá lớn nên anh Phượng và chị Hậu chật vật vay mượn tiền để cứu con. Sau lần mổ thứ nhất nhưng bệnh tình của con không khỏi mà càng nặng thêm.
Người mẹ trẻ thất vọng, bất lực rồi bỏ nhà đi biệt tăm, một mình anh Phượng lại tiếp tục vay mượn tiền đưa con đi chạy chữa.
Từ khi sinh ra đến nay, suốt 4 năm, bé Kiên Trung ở viện nhiều hơn ở nhà. Bệnh tình quá nặng nên Trung đã phải trải qua 5 lần phẫu thuật nhưng bệnh tim của cháu vẫn không khỏi.
Khi hoàn cảnh bất hạnh của cháu Kiên Trung được đăng tải trên VietNamNet, nhiều nhà hảo tâm đã dành sự quan tâm, chia sẻ với cháu và gia đình.
Đồng thời, các nhà hảo tâm đã liên hệ với Bệnh viện Trung ương Huế, đề nghị được hỗ trợ toàn bộ chi phí phẫu thuật cho cháu bé 4 tuổi.
Đặc biệt, một người con Hà Tĩnh - PGS TS Đậu Minh Long (giảng viên ĐH Sư phạm Huế) đã kết nối với mạnh thường quân và người này đã hứa sẽ chi trả toàn bộ chi phí phẫu thuật tim cho cháu Kiên tại Bệnh viện TƯ Huế.
Bác sĩ CKII Trần Hoài Ân – GĐ Trung tâm tim mạch (thuộc Bệnh viện Trung ương Huế) cho biết, bệnh tim tứ chứng cháu Trung mắc phải là một tình trạng hiếm gặp do sự kết hợp của bốn khuyết tật ở tim xuất hiện ngay khi trẻ được sinh ra.
“Căn bệnh này thường gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh với tỷ lệ tử vong cao. Ngay khi tiếp nhận cháu vào viện, chúng tôi đã tiến hành hội chẩn chuyên môn và lên phương án phẫu thuật cho cháu.
Hơn 1 tuần sau khi trải qua ca phẫu thuật kéo dài 6 giờ đồng hồ, hiện sức khỏe của cháu Trung đã dần ổn định, bình phục”, BS Ân cho biết.
Quang Thành
Cả bố và mẹ đều bỏ đi sau nhiều lần vay tiền chữa bệnh cho con nhưng không lành mà nợ nần ngày càng chồng chất. Cậu bé 4 tuổi mắc chứng khuyết tật ở tim phải sống cùng ông nội già yếu...
" alt=""/>Bé trai ở Hà Tĩnh vượt cửa tử sau bài báo trên VietnamNetỞ tình huống Văn Hậu đưa bóng vào lưới của U22 Lào, trọng tài đã không công nhận, nhưng đó lại là bàn thắng hợp lệ của U22 Việt Nam. HLV Park Hang Seo đã nổi giận với quyết định của trọng tài trận đấu |
Sau đó ông thầy người Hàn Quốc tiếp tục phản ứng với trọng tài bàn về một tình huống câu thủ Việt Nam bị thổi phạt |
Thầy Park tỏ ra rất giận dữ |
Trong trận đấu, HLV Park Hang Seo liên tục ra sát đường biên chỉ đạo học trò |
Chiến lược gia sinh năm 1959 còn có một pha bắt bóng như diễn xiếc |
Pha bắt bóng dính của thầy Park |
Sau đó bóng nhanh chóng được ông Park đưa vào cuộc |
HLV Park Hang Seo rất muốn thắng, thậm chí thắng đậm U22 Lào |
Huy Phong (từ Manila)
" alt=""/>HLV Park Hang Seo nổi giận với trọng tài vì cướp bàn thắng của Văn HậuTheo thống kê của Bộ GD-ĐT về tuyển sinh trong hai năm 2018 và 2019, các trường ĐH đã sử dụng 150 tổ hợp để xét tuyển.
Tuy nhiên, chỉ có 5 tổ hợp được lựa chọn nhiều nhất với gần 90% nguyện vọng là A00 (Toán - Lý - Hóa), D01 (Toán - Văn - Anh), A01 (Toán - Lý - Anh) B00 (Toán - Hóa - Sinh), C00 (Văn - Sử - Địa).
10% nguyện vọng còn lại thuộc về hơn 140 tổ hợp khác.
Theo Điều 8 - Quy chế Tuyển sinh đại học năm 2020, nguyên tắc lựa chọn tổ hợp các bài thi/môn thi để xét tuyển trước hết là sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán hoặc Ngữ văn để xét tuyển.
Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo, không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành (những tổ hợp chỉ thay đổi các ngoại ngữ khác nhau được coi là một tổ hợp).
Đối với các trường/ngành có thi năng khiếu, sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một bài thi/môn thi Toán hoặc Ngữ văn kết hợp với kết quả thi năng khiếu để xét tuyển.
Tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo, các trường có thể quy định bài thi/môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển.
Lựa chọn tổ hợp như thế nào để trúng tuyển cao nhất
Ông Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho hay với hàng trăm tổ hợp thì thí sinh có nhiều sự lựa chọn.
Tuy nhiên, theo quy định mỗi ngành được sử dụng không quá 4 tổ hợp để xét tuyển. Trong khi đó, mỗi thí sinh đều có một số môn học sở trường, có thể ghép thành tổ hợp để sử dụng xét tuyển. Dĩ nhiên, việc ghép này phải phù hợp với tổ hợp mà ngành/trường đó sử dụng.
“Các em có thể sử dụng tất cả 4 tổ hợp để xét tuyển cùng lúc vào một ngành yêu thích để tăng khả năng trúng tuyển” - ông Phương khuyên.
![]() |
Các trường ĐH sử dụng hơn 150 tổ hợp xét tuyển |
Ông Phương cũng lưu ý thực trạng chung về tuyển sinh là có nhiều phương thức không “quan tâm” đến tổ hợp xét tuyển mà đánh giá toàn diện năng lực của học sinh. Cụ thể như phương thức xét tốt nghiệp, điểm đánh giá năng lực hoặc xét tuyển thẳng bằng các chứng chỉ quốc tế... Vì vậy, học sinh cần nghiên cứu kỹ đề án tuyển sinh của từng trường.
Còn ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, khuyên thí sinh nên so sánh điểm thi của mình với các nhóm tổ hợp, và tổ hợp nào có điểm cao hơn thì đăng ký xét tuyển để có lợi thế.
Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM - ông Trần Đình Lý thì lưu ý hiện nhiều trường cho phép dùng nhiều tổ hợp để xét tuyển vào một ngành, do vậy thí sinh cần biết cách lựa chọn tổ hợp khi đăng ký xét tuyển để tăng cơ hội.
Các trường có thể đưa ra độ chênh của điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp, quy định chỉ tiêu dành cho từng tổ hợp. Như vậy, theo ông Lý, thí sinh cần nghiên cứu kỹ quy định đã được công khai trên trang thông tin tuyển sinh của các trường. Sau khi xác định được độ chênh điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp, thí sinh căn cứ vào kết quả thi của mình để xác định đúng tổ hợp nào có lợi nhất. Nếu trường quy định chỉ tiêu cho từng tổ hợp, thí sinh có thể sử dụng nhiều tổ hợp để đăng ký xét tuyển vào ngành, mỗi tổ hợp là một nguyện vọng.
Còn ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng đào tạo, Giám đốc trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, lưu ý “Thí sinh hãy ôn tập thật tốt. Nếu đã chọn khối A00 (Toán-Lý-Hóa) thì hãy ôn tập tốt ba môn này, ngoài ra phải học thêm các môn Ngữ văn, Tiếng Anh, Sinh học sẽ dễ dàng lựa chọn tổ hợp xét tuyển.
Ông Sơn cũng cho rằng hiện nay các trường ĐH có sử dụng phương thức xét tuyển bằng học bạ nên việc học đều các môn ở trường phổ thông sẽ rất có lợi thế.
Lê Huyền
Bộ GD-ĐT đã công bố mẫu Phiếu đăng ký dự thi (ĐKDT) tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2020. Dưới đây là hướng dẫn của Bộ về cách ghi phiếu.
" alt=""/>Cách chọn tổ hợp xét tuyển để tăng cơ hội vào Đại học