Bước sang cuộc hôn nhân thứ 2 sau khi chia tay người chồng đồng tính, em vẫn thấy chán nản, bế tắc quá. Em đã chọn sai đường một lần, em sợ mình lại chọn sai đường một lần nữa.Em năm nay 27 tuổi, đang làm công nhân và chung sống với người chồng thứ 2. Em với chồng đều là tập 2 của nhau. Em có 1 con trai rồi, bé đang ở với bố. Chồng đồng tính nên ở bên anh ấy, em không được yêu thương, chăm sóc. Chuyện ái ân thì không có.
Mặc dù chồng cũ của em là người tài giỏi, kiếm ra tiền và sống có trách nhiệm với gia đình, anh ấy không yêu em, không hòa hợp với em trong chuyện phòng the nhưng lại rất chăm con, khéo làm việc nhà.
Em ly hôn vì cảm thấy mình không được làm vợ. Chuyện này nhà chồng cũ của em rất hiểu và thông cảm cho em. Sau khi ly hôn, mối quan hệ của em với nhà chồng cũ rất tốt. Em vẫn đi lại thăm con. Họ hàng nhà chồng cũ vẫn quý mến em. Chồng cũ của em là người đồng tính nên anh ấy không đi bước nữa mà ở vậy nuôi con.
Em đến với người thứ hai vì thấy anh ấy đồng cảm với mình. Em thương hoàn cảnh của anh nữa. Anh ly hôn vì vợ chê anh nghèo, chạy theo người khác. Trước ở với chồng cũ, em không được làm vợ nên khi gặp chồng em bây giờ, em như bị bỏ bùa mê vậy.
Chồng bây giờ của em cũng chỉ đi làm thuê thôi, lương tháng 7-8 triệu. Em học xong thạc sỹ nhưng chưa xin được việc nên cũng chỉ đi làm công nhân. Nhà chồng em có trang trại chăn nuôi lợn, gà, vịt nhưng đợt vừa rồi mưa bão, vật nuôi ốm, chết gần hết.
Lấy người chồng thứ hai về, em mới cảm thấy nhiều gánh nặng. Có lẽ do em yêu, chiều chồng quá nên từ ngày lấy nhau về, anh lười biếng vô cùng. Anh không giúp em làm một việc gì, ăn ở cũng không gọn gàng.
Sáng nào em cũng phải dậy sớm lo dọn dẹp, cơm nước rồi cho gà, vịt, lợn ăn. Em đi làm đến tối về lại tất tả lo cơm nước, dọn dẹp cho cả nhà chồng. Vậy mà, mẹ chồng chẳng thương em lại xét nét em đủ điều. Bà toàn mỉa mai em đi học thạc sỹ tốn bao cơm gạo mà giờ vẫn đi làm công nhân. Rồi bà lại so sánh em với vợ cũ của chồng vì chị ấy kiếm được tiền.
Lấy nhau về em mới biết chồng em là kiểu người sống không lo cho tương lai, tiền có đến đâu tiêu đến đấy, hoang phí vô cùng. Anh còn mê gà chọi, cứ có thời gian là anh đi đá gà, chẳng đoái hoài gì đến vợ.
Em mang bầu đến tháng thứ 5 thì bị động thai nên xin nghỉ việc ở nhà dưỡng thai. Thấy em đau yếu vậy, chồng cũng chẳng quan tâm. Biết em mang bầu con gái, chồng em và nhà chồng tỏ ra thất vọng. Không những thế, mẹ chồng còn liên tục nói bóng gió rằng em ở nhà ăn bám chồng.
Hôm đó là sinh nhật em. Em nũng nịu đòi chồng mua quà. Nào ngờ, mẹ chồng em nghe thấy, bà chen ngang luôn một câu: "Đẻ được con trai đâu mà đòi quà, làm được gì cho nhà này mà đòi hỏi, ăn bám mà không thấy nhục".
Chồng em quay đi rồi quát: "Hết tiền rồi, vợ gì mà suốt ngày đòi tiền, đòi quà, thích gì thì tự mua lấy." Nghe câu nói của chồng và mẹ chồng mà em tủi thân trào nước mắt. Em nghỉ việc nhưng cũng biết thân biết phận, cũng lo lắng cơm nước, dọn dẹp, lợn gà chứ đâu phải nằm chơi không. Vậy mà mẹ chồng và chồng em lại nỡ nói ra những câu như thế.
Giữa lúc đó, chồng cũ nhắn tin cho em: "Chúc mừng sinh nhật em. Biết em thích ăn gà rán nên anh mua tặng em một suất lớn. Nếu em không phiền, anh sẽ mang đến tặng em."
Nghe chồng cũ nhắn thế, em ứa nước mắt, vội vàng ngăn anh mang đồ đến vì sợ chồng em hiểu lầm. Mấy hôm nay, đêm nào em cũng khóc thầm vì tủi thân, thất vọng. Em không muốn sống chung với chồng và gia đình chồng nữa nhưng quay về với chồng cũ thì em không còn cơ hội nữa rồi.

Dừng lại 2 cuộc hôn nhân chắp vá để tìm chốn bình yên cho con
“Tôi không thể để sai lầm của đời mình bắt các con phải gánh chịu. Tôi phải dừng lại mọi cơn cuồng nộ của hạnh phúc trong mơ ảo, để đổi lấy cuộc sống bình yên cho các con”.
" alt=""/>Tôi chìm trong bế tắc sau khi ly hôn chồng đồng tính
Alexander Stern, con trai của triệu phú và nhà sưu tập Ferrari Ronald Stern, đã tự kết liễu đời mình vào tháng 1/2020, theo Telegraph.Stern đã mất tích gần 3 tháng trước khi thi thể của anh được một người lái ca nô tìm thấy vào ngày 4/4.
Bà Susan, mẹ của Stern, nói với cơ quan điều tra rằng con trai bà đã phải vật lộn với việc “không thể phân biệt được đâu là thực tế và đâu là hư cấu” trong suốt cuộc đời và chưa bao giờ tìm được hạnh phúc thực sự.
 |
Alexander Stern qua đời ở tuổi 36. |
Mẹ Stern nói rằng khi còn nhỏ anh "hòa đồng và quan tâm đến thiên nhiên" nhưng khi lớn lên, theo học tại Cheltenham Junior School và Rugby School, anh ấy trở thành một thiếu niên có vấn đề và "hoàn toàn coi thường giá trị đồng tiền”.
Khi đang theo học tại Đại học Edinburgh, Stern đã xin thêm tiền ngoài số tiền trợ cấp nhận được từ cha mẹ mình và cuối cùng bỏ ngang việc học.
Ban đầu, Stern thành lập công ty vệ sinh cá nhân của riêng mình trước khi chuyển đến làm việc trong doanh nghiệp của cha trong suốt 6 năm. Tại đây, anh chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác mà không bao giờ tỏ ra thực sự hứng thú với công việc, cuộc điều tra cho biết.
Stern đã sử dụng tài sản thừa kế của mình để đi du lịch khắp châu Âu và Nam Phi từ năm 2016 đến năm 2019.
Anh được chẩn đoán mắc chứng ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý) và rối loạn nhân cách khi trở về nhà.
Stern đã bày tỏ ý định tự tử vài tuần trước khi qua đời. Đó là thời điểm anh được kê đơn thuốc điều trị lo âu và trầm cảm.
“Con tôi đã cạn kiệt năng lượng, không còn lựa chọn và nhận ra mức độ trống rỗng của mình. Thậm chí thằng bé còn coi thường tất cả những giá trị trong cuộc sống. Nó chưa bao giờ có mục đích sống, cũng như một đam mê nào trong đời”, bà Susan nói.
Stern đặt phòng khách sạn ở Battersea và rút 20.000 bảng Anh từ một ATM gần đó trước khi được nhìn thấy lần cuối tại một quán rượu ở Sonning.
Nguyên nhân cái chết của Stern vẫn chưa được xác định rõ sau khi khám nghiệm tử thi, nhưng trợ lý điều tra viên Alan Blake cho biết Stern “đã tự vẫn và có ý định làm như vậy”.
“Alexander Stern là một thanh niên có tiền sử bệnh tâm lý khá nặng”, ông Blake nói.
"Mặc dù rõ ràng anh ấy có một số năng khiếu, phẩm chất, điều kiện tốt, song cuộc sống trưởng thành đã không mang lại sự thành công và ổn định mà anh ấy khao khát".

Có gì bên trong lò đào tạo cho những 'rich kid' châu Á?
Xuất thân từ những gia đình thượng lưu châu Á, các “rich kid” có nền tảng khá tốt nhưng họ vẫn cần được chuẩn bị đầy đủ kỹ năng của “người thừa kế” qua lò đào tạo đẳng cấp.
" alt=""/>Bi kịch đằng sau cái chết của rich kid Anh