Sáng 1/3, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh phúc đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến xây dựng dự thảo Luật An ninh mạng. Ông Trần Văn Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.
Sau 14 lần chỉnh sửa, Dự thảo Luật An ninh mạng do Bộ Công an chủ trì soạn thảo được đánh giá là đã hoàn thiện và chi tiết hơn, với 5 Chương, 31 Điều. Theo lộ trình, dự thảo Luật này sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Cho ý kiến vào dự thảo Luật, các đại biểu đề nghị bổ sung các căn cứ pháp lý và làm rõ sự cần thiết phải ban hành mới làm rõ các khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành. Tiếp tục nghiên cứu, xem xét lại tên gọi, phạm vi điều chỉnh của Luật cho phù hợp. Nhiều đại biểu cũng đề nghị bổ sung, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của từng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Ông Trần Văn Tiến cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tổng hợp và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để các cơ quan soạn thảo chỉnh sửa, trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
" alt=""/>ĐBQH Tỉnh Vĩnh Phúc thêm nhiều ý kiến xây dựng Dự thảo Luật An ninh mạngTheo tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT), Bộ đã giao cho Cục Công nghệ thông tin xây dựng và cung cấp nền tảng cơ bản cho việc triển khai Chính phủ điện tử (e-government) tại Bộ TN&MT một cách đồng bộ tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển và tích hợp các phần mềm ứng dụng của ngành. Xây dựng hệ thống dịch vụ lõi dùng chung cho hệ thống cung cấp dịch vụ công của Bộ TN&MT, đảm bảo cho việc phát triển và tích hợp các dịch vụ công của ngành cũng như kết nối cung cấp dữ liệu cho các hệ thống của các Bộ, ban ngành và Chính phủ; xây dựng, cung cấp các dịch vụ công của Bộ TN&MT tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, có tính sẵn sàng cao hỗ trợ tích hợp với các hệ thống dịch vụ công khác ở Trung ương và địa phương. Bên cạnh đó, đẩy mạnh việc ứng dụng điện tử hỗ trợ xử lý nghiệp vụ; phát triển nguồn nhân lực CNTT ngành TN&MT để nâng cao hiệu quả trong công việc.
Đến nay, dự án đã hoàn thành cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho 61 thủ tục hành chính (TTHC). Ngoài 4 thủ tục giai đoạn thí điểm về cơ chế một cửa quốc gia tại Bộ TN&MT là đăng ký xuất khẩu chất thải nguy hại, đăng ký nhập khẩu Polyol HCFC-141B, đăng ký xuất khẩu HCFC, xác nhận đăng ký nhập khẩu các chất HCFC (để Bộ Công Thương cấp phép) còn có 6 thủ tục trong lĩnh vực bản đồ, 10 thủ tục trong lĩnh vực khoáng sản, 27 thủ tục trong lĩnh vực môi trường, 14 thủ tục trong lĩnh vực tài nguyên nước.
Trong đó, có 56 dịch vụ công (DVC) mức độ 3 tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ, 1 DVC mức độ 3 tại Hệ thống cung cấp dữ liệu Đo đạc và Bản đồ và 4 DVC mức độ 4 tại Hệ thống Hải quan một cửa quốc gia. Riêng lĩnh vực môi trường đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Chính phủ giao 17 TTHC. Chỉ tính riêng năm 2017, tính đến ngày 14/9, trên hệ thống có 6 trên tổng số 61 TTHC được cung cấp DVCTT đã phát sinh, tiếp nhận và xử lý hồ sơ trực tuyến. Với 6 TTHC này, số được tiếp nhận và xử lý trực tuyến là 58 hồ sơ, số được tiếp nhận trực tiếp theo phương thức truyền thống (tại Bộ phận một cửa) là 154 hồ sơ.
Như vậy, hiện nay, đã cung cấp chính thức được số lượng dịch vụ công trực tuyến tương đối nhiều. Tuy vậy, theo ông Lê Phú Hà, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, đến thời điểm này các hồ sơ thực hiện theo phương thức điện tử còn thấp, ngoài trừ các TTHC của lĩnh vực biến đổi khí hậu thực hiện theo Cơ chế một cửa quốc gia chỉ thực hiện dạng điện tử từ ngày 1/7/2017 các TTHC khác chưa được người dân và doanh nghiệp biết và thực hiện.
" alt=""/>Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đẩy mạnh sử dụng dịch vụ hành chính công trực tuyếnTheo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 15/3/2018 Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giao các cơ quan rà soát tình hình và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý việc sử dụng các hình thức thanh toán trên Internet liên quan tới các hành vi vi phạm pháp luật.
" alt=""/>Chính phủ chỉ đạo rà soát, xử lý hoạt động thanh toán điện tử phi pháp để đánh bạc, rửa tiền