Chuyển đổi số đã tạo ra các giá trị mới
- Ông có thể khái quát về những kết quả bước đầu đạt được từ quá trình chuyển đổi số của tỉnh đã và đang tạo ra các giá trị mới cụ thể?
Trong năm 2023, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh tiếp tục được lãnh đạo tỉnh và các cấp các ngành, địa phương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, công tác chuyển đổi số ngày càng lan tỏa và được thực hiện đồng bộ, toàn diện trên các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, với 3 trụ cột chính là Chính quyền số, Kinh tế số, Xã hội số. Trong đó, triển khai chính quyền số là một nội dung trong chuyển đổi số, là quá trình ứng dụng CNTT, đưa toàn bộ hoạt động của coq quan nhà nước lên môi trường số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu, nhằm phục vụ người dân, DN tốt hơn, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính.
Tiếp tục duy trì, phát huy các kết quả, nền tảng chuyển đổi số đạt được cũng như triển khai đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành các nền tảng mới, ứng dụng dùng chung tạo nền tảng để hình thành Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo, nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, chất lượng phục vụ người dân, DN, góp phần thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh.
Các dịch vụ công toàn trình ngày càng được cải tiến và thuận tiện giúp giảm thời gian, chi phí giải quyết thủ tục hành chính, đem lại sự hài lòng cho người dân, DN...
Các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh được tập trung tại trung tâm nhằm đảm bảo khả năng bảo vệ các ứng dụng, dịch vụ, dữ liệu dùng chung, cũng như tránh tình trạng phát triển ứng dụng, dịch vụ manh mún, riêng lẻ tại các cơ quan, đơn vị.
Có thể thấy, chuyển đổi số đã tạo ra các giá trị mới, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Việc áp dụng công nghệ thông tin và dịch vụ công trực tuyến giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, tăng cường tính chính xác và tiết kiệm tài nguyên.
Chuyển đổi số đã thúc đẩy môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ công; Đồng thời, tạo ra môi trường khuyến khích sáng tạo và đổi mới.
Trong thời gian qua, các Tổ công nghệ số cộng đồng được thành lập, triển khai được xem là những “cánh tay nối dài” của chính quyền địa phương nhằm hướng dẫn, tuyên truyền đến người dân, hộ gia đình sử dụng dịch vụ công trực tuyến, các nội dung về chuyển đổi số...
Sẵn sàng chia sẻ, liên thông, kết nối dữ liệu
- Hạ tầng số là một trong những yếu tố quan trọng để triển khai thành công về chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh. Ông đánh giá thế nào về hạ tầng số ở địa phương và có đề xuất đầu tư?
Tính đến nay, toàn tỉnh Quảng Nam có 1.428.322 thuê bao điện thoại. Tỉ lệ thuê bao điện thoại thông minh đạt 76,8%.
Đã triển khai kết nối với mạng truyền số liệu chuyên dùng đến 100% các xã trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Quảng Nam đã và đang triển khai đầu tư: Dự án Xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021- 2025 với các hạng mục: Nâng cấp hạ tầng Trung tâm dữ liệu tỉnh, bảo đảm năng lực triển khai Chính quyền số; Nâng cấp, mở rộng hệ thống mạng WAN của tỉnh kết nối đến cấp xã; Xây dựng Kho cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Quảng Nam; Xây dựng các bộ cơ sở dữ liệu mở, Cổng dịch vụ dữ liệu mở của tỉnh; Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin (SOC) toàn tỉnh đến nay một số hạng mục đã hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả. Dự án nâng cấp, triển khai hệ thống lưu trữ điện tử dùng chung của tỉnh và hệ thống chữ ký số tập trung...
Việc xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu nhằm đảm bảo năng lực triển khai Chính quyền số và đô thị thông minh tại tỉnh Quảng Nam, đóng vai trò nền tảng, kết nối các hệ thống thông tin giữa các cơ quan Nhà nước trên địa bàn Quảng Nam; sẵn sàng chia sẻ, liên thông, kết nối với các hệ thống thông tin của các tỉnh, thành, bộ ngành thông qua hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương.
Trung tâm tích hợp dữ liệu là công trình thuộc dự án Xây dựng Chính quyền điện tử, chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025, do Sở TT&TT tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư. Tổng kinh phí là 249 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và nguồn vốn ngân sách địa phương.
UBND tỉnh đã ủy quyền cho Sở TT&TT vận hành Trung tâm tích hợp dữ liệu. Hiện nay, Trung tâm tích hợp dữ liệu sử dụng hiệu quả, đảm bảo yêu cầu của tỉnh đặt ra, bảo đảm cho các hoạt động chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng an toàn, hiệu quả.
Nguyễn Hiền (thực hiện)
Ảnh: Nguyễn Nam
" alt=""/>Quảng Nam: Chuyển đổi số là 'nút đột phá' trong phát triển kinh tế, xã hộiĐể sớm hoàn thành mục tiêu đưa Long An sớm trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía nam, một trong ba chương trình đột phá của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An nhiệm kỳ 2020-2025 là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, tỉnh chủ động đưa ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cuộc CMCN 4.0, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã từng bước điều chỉnh theo cơ cấu ngành, nghề gắn với nhu cầu thị trường lao động. Cụ thể, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đang triển khai đào tạo gần 100 nghề trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo nghề lao động nông thôn thuộc cả 3 khu vực: Nông, lâm, thủy sản; công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu những ngành, lĩnh vực chủ lực của tỉnh.
Thời gian tới, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT vào học nghề đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp; tăng cường gắn kết chặt chẽ 3 “nhà”: Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp để kịp thời cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ thị trường lao động của tỉnh và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn liên kết các trường đại học ở TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức đào tạo đại học hệ vừa làm, vừa học hoặc đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng lên đại học.
Với những nỗ lực trên, đến nay, lao động qua đào tạo của tỉnh đạt trên 73,94%, trong đó, lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 32,43%. Giai đoạn 2020-2025, tỉnh phấn đấu có 75% lao động qua đào tạo, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ 35%.
Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
Không dừng ở đó, để tiến tới hội nhập quốc tế, thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào tỉnh, Long An đang từng bước tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn, góp phần đưa địa phương phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025” tỉnh Long An, giai đoạn 2022-2025 vừa được UBND tỉnh Long An thông qua hồi đầu năm.
Mục tiêu Đề án nhằm thúc đẩy hình thành ít nhất 3 trung tâm hoặc không gian, vườn ươm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó có ít nhất 1 trung tâm hoạt động theo mô hình khu dịch vụ tập trung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; kết nối các nguồn lực trong hệ thống các trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của cả nước.
Mỗi năm kết nối, hỗ trợ ít nhất 10 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo.
Hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ; khuyến khích, hướng dẫn doanh nghiệp trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; đến năm 2025 có tối thiểu 10 doanh nghiệp hình thành, khai thác Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo đúng quy định.
100% các trường cao đẳng, đại học, trường THPT trong tỉnh triển khai các hoạt động trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo như: Tổ chức hoặc tham gia phối hợp tổ chức các cuộc thi sáng tạo, tìm kiếm ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Theo Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025” tỉnh Long An, giai đoạn 2022-2025, đối tượng được hỗ trợ là cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu và chưa thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với công ty cổ phần.
UBND tỉnh cũng xây dựng nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025” tỉnh Long An, giai đoạn 2022-2025. Trong đó, nhấn mạnh đến công tác thông tin, tuyên truyền qua tổ chức Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh và trên các phương tiện báo chí, truyền thông.
Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; trong đó, hình thành và phát triển mạng lưới không gian khởi nghiệp sáng tạo của tỉnh hoạt động theo mô hình khu dịch vụ tập trung hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy không gian khởi nghiệp sáng tạo của tỉnh hiện hữu làm trung tâm để phát triển và kết nối các không gian khởi nghiệp sáng tạo thành viên, làm cơ sở để xây dựng không gian số làm việc chung, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thống nhất, đồng bộ trong toàn tỉnh.
Kết nối mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm ở trong nước, với khu vực và thế giới. Hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ một phần kinh phí cho các đơn vị được tuyển chọn, phát triển, ươm tạo các ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hàng năm; hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại, thương mại hóa; hỗ trợ sử dụng cơ sở kỹ thuật, cơ sở ươm tạo, khu vực làm việc chung.
Cửu Long
" alt=""/>Long An ưu tiên phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0Những năm qua, Đồn BP Cà Xèng đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ đồng bào hai xã Thượng Hóa và Hóa Sơn, góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bà con.
Thực hiện kế hoạch năm 2024, đơn vị đã tiến hành đầu tư mô hình “Truyền thanh bản xa” tại hai xã nhằm góp phần phát huy sức mạnh chính trị, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trên biên giới, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.
Mô hình được triển khai tại 7 thôn, bản thuộc hai xã với đầy đủ các loại trang thiết bị và hệ thống đường dây truyền thanh dài 5km, tổng kinh phí trên 150 triệu đồng được huy động từ Hội con em Quảng Bình công tác tại BĐBP TP. Hồ Chí Minh và các nhà hảo tâm.
Để hoàn thành công trình, cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Cà Xèng và nhân dân hai xã đã đóng góp 80 ngày công. Dịp này, hai xã Thượng Hóa và Hóa Sơn đã thành lập tổ truyền thanh bản xa để triển khai vận hành mô hình hiệu quả.
Qua thực tiễn hoạt động cho thấy, mô hình “Truyền thanh bản xa” trên địa bàn các xã biên giới đã phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống tinh thần cho nhân dân, giúp bà con thuận lợi hơn trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tiếp cận với môi trường văn hóa lành mạnh.
Mô hình cũng tạo được điểm nhấn quan trọng trong xây dựng bản làng, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc.
Theo Ngọc Mai(Báo Quảng Bình)
" alt=""/>Khánh thành, bàn giao mô hình 'Truyền thanh bản xa'