Facebook, Instagram, YouTube, TikTok, LinkedIn, X, Pinterest, Tumblr và Reddit có nghĩa vụ tuân thủ quy tắc mới nếu không muốn bị phạt lên tới 20 triệu EUR, hoặc 10% doanh thu hàng năm, tùy theo mức nào lớn hơn.
Theo bộ quy tắc, các nền tảng trong phạm vi bắt buộc phải có các điều khoản cấm tải lên hoặc chia sẻ một loạt các loại nội dung có hại như bắt nạt trực tuyến; hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc tự tử và chứng rối loạn ăn uống, ngoài việc cấm nội dung kích động thù hận hoặc bạo lực, khủng bố, lạm dụng tình dục trẻ em (CSAM), phân biệt chủng tộc và bài ngoại.
Các nghĩa vụ chung của bộ quy tắc sẽ có hiệu lực từ tháng tới, nhưng các nền tảng có thêm thời gian trước khi một số điều khoản chi tiết hơn được thực thi.
Phát ngôn viên của Coimisiún na Meán, Adam Hurley cho biết, mục đích của bộ quy tắc là giải quyết các loại nội dung không trực tiếp thuộc phạm vi của Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số của Liên minh Châu Âu (DSA).
DSA tập trung vào quản lý nội dung bất hợp pháp (ví dụ như CSAM) trên mạng, thay vì xử lý những mối nguy hại rộng lớn hơn mà bộ quy tắc của Ireland hướng đến. Thứ Ireland đang làm là mở rộng phạm vi nội dung độc hại mà các nền tảng phải cấm tải lên và có hành động khi nhận được báo cáo về chúng.
Bộ quy tắc bắt buộc các trang web video cho phép nội dung khiêu dâm hoặc bạo lực vô cớ trong điều khoản sử dụng dịch vụ phải áp dụng biện pháp xác minh độ tuổi nhằm đảm bảo trẻ vị thành niên không truy cập nội dung không phù hợp. Các nền tảng phải thiết lập hệ thống xếp hạng nội dung thân thiện với người dùng.
Các nền tảng cũng phải cho phụ huynh kiểm soát bất kỳ nội dung nào có thể"làm suy yếu sự phát triển thể chất, tinh thần hoặc đạo đức của trẻ em dưới 16 tuổi".
Ngoài ra, họ phải cung cấp các kênh để người dùng báo cáo nội dung vi phạm quy tắc và phải hành động khi nhận được báo cáo.
Bộ quy tắc là một phần của Khuôn khổ an toàn trực tuyến nói chung của Ireland nhằm đảm bảo các dịch vụ kỹ thuật số có trách nhiệm bảo vệ người dùng khỏi tác hại trên mạng - thuộc Đạo luật Quy định Truyền thông và An toàn Trực tuyến.
Ủy viên An toàn trực tuyến của Ireland, Niamh Hodnett, khẳng định việc áp dụng bộ quy tắc sẽ chấm dứt kỷ nguyên “tự quản” của các nền tảng. Nó đặt ra các quy tắc ràng buộc để các nền tảng chia sẻ video tuân theo nhằm giảm thiểu tác hại có thể gây ra cho người dùng.
"Trong một thời gian dài, mọi người cảm thấy thế giới trực tuyến như 'miền Tây hoang dã', không có biện pháp hiệu quả nào để giải quyết nội dung độc hại. Chúng tôi sẽ giám sát các nền tảng để đảm bảo họ tuân thủ các nghĩa vụ đó và buộc họ phải chịu trách nhiệm khi không tuân thủ", bà tuyên bố tại cuộc họp báo hôm 21/10.
Còn theo Chủ tịch điều hành của Coimisiún na Meán, Jeremy Godfrey, khuôn khổ an toàn trực tuyến sẽ thúc đẩy những thay đổi tích cực trong cuộc sống trên mạng của mọi người.
Theo TechCrunch, những lo ngại về an toàn cho trẻ em là nguyên nhân khiến số lượng các sáng kiến an toàn trực tuyến ở cả hai bờ Đại Tây Dương ngày càng tăng. Hơn một năm trước, Vương quốc Anh thông qua Đạo luật An toàn trực tuyến, còn Mỹ cũng đang xem xét dự luật tập trung vào an toàn dành cho trẻ em (KOSA).
(Theo TechCrunch, Irishtimes)
" alt=""/>Ireland bảo vệ trẻ em trước TikTok, YouTubeQuân đội Anh báo cáo đã sa thải khoảng 5.200 binh sĩ bị thừa cân kể từ năm 2010, bao gồm một binh sĩ nặng tới 191kg và không thể vượt qua các bài kiểm tra thể lực bắt buộc. Ngoài ra, hơn 800 binh sĩ trong số này có trọng lượng vượt 114kg.
Song phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh nhấn mạnh, “có nhiều lý do để đưa cá nhân vào danh sách sa thải, vì vấn đề y tế chứ không chỉ riêng cân nặng”.
Số liệu của Bộ Quốc phòng Anh cho thấy hơn 1.100 binh sĩ tại ngũ đã mắc tiểu đường Type 2; 1.113 người bị cao huyết áp, và 100 người mắc bệnh tim mạch. Kể từ năm 2014, 850 binh sĩ đã được kê đơn uống thuốc giảm cân, và 60 người thực hiện hút mỡ.
Cựu tướng quân đội Anh Lord Dannatt cho hay, nếu cân nặng của “những binh sĩ trẻ” không thể kiểm soát, “họ nên giải ngũ”. "Thừa cân và béo phì ảnh hưởng nhiều tới khả năng thực hiện mệnh lệnh", ông Dannatt nói thêm. Cũng theo ông Dannatt, “bài kiểm tra thể lực bắt buộc là điều cần thiết”.
Minh Thu
Một sĩ quan của quân đội Anh vừa rơi xuống đất tử vong từ tầng 7 của một khách sạn tại Ba Lan.
" alt=""/>Nhiều binh sĩ Anh thừa cân, béo phì, giảm sức chiến đấuNgười trẻ không nhất thiết phải theo lối mòn
Mới đây, Mã Hồng Anh trở thành một trong số 88 tân thủ khoa đầu ra được vinh danh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Trong số từng ấy thủ khoa, thủ khoa sư phạm là “đối tượng” được quan tâm hơn cả.
Hồng Anh vốn là cử nhân tốt nghiệp khoa tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
“Mọi người thường hỏi suy nghĩ của em trước thực trạng nhiều cử nhân sư phạm ra trường không xin được việc hay em có mong muốn được vào biên chế không?
Thực ra, có thể cơ quan nhà nước là ước mơ của nhiều bạn trẻ với mong muốn tìm kiếm sự ổn định, nhưng em nghĩ bản thân không nhất thiết phải đi theo lối mòn này”.
Hồng Anh vốn là cử nhân tốt nghiệp khoa tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Điều này theo cô có phần lợi thế hơn so với nhiều chuyên ngành khác trong cơ hội tìm kiếm việc làm.
“Nhiều người rằng nói trong ngành giáo dục có “quy định ngầm”, muốn vào biên chế phải mất cả trăm triệu. Em cũng không biết điều này có đúng hay không nhưng bản thân em không đặt nặng việc phải vào biên chế. Em nghĩ mình còn trẻ, còn có cơ hội thử sức ở nhiều môi trường khác nhau”.
Mục đích cuối cùng, theo Hồng Anh là bản thân phải cảm thấy yêu thích với chính công việc mình đang theo đuổi. Ngành sư phạm có nhiều cơ hội rộng mở nếu cử nhân thoát ra khỏi những lối mòn.
“Trước đây, cậu của em từng học Toán trong nước và giờ đã trở thành Phó giáo sư giảng dạy tại Pháp. Em thấy rằng ngành học của mình không chỉ gói gọn ở trong nước.
Ngoài ra, sinh viên học sư phạm sau khi ra trường có thể làm nghiên cứu, phiên dịch hay tham gia các tổ chức phi chính phủ. Mình phải tự chủ động tìm kiếm cơ hội việc làm chứ không thể bó hẹp trong suy nghĩ mình học sư phạm nên chỉ có thể làm giáo viên được”.
Tân thủ khoa ước mơ mình có thể tiếp tục học cao hơn trong môi trường quốc tế, sau đó đem những kiến thức học được về áp dụng tại thực tiễn Việt Nam.
Sẽ khó xin việc nếu thiếu trải nghiệm thực tế
Nguyễn Hữu Nhân là thủ khoa thứ 2 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Bản thân cậu cho rằng, danh hiệu thủ khoa chỉ là một bước đệm chứ không phải lợi thế quá lớn trong quá trình đi xin việc.
Nhân bày tỏ quan điểm, việc nhiều sinh viên ra trường khó tìm kiếm việc làm có lẽ do thiếu thời gian trải nghiệm thực tế.
“Tấm bằng chỉ chứng minh một phần năng lực của sinh viên khi học tập tại giảng đường đại học. Kiến thức thực tế mới là điều quan trọng hơn cả. Phần lớn sinh viên ra trường vẫn cần thêm thời gian tích lũy kinh nghiệm và một số kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, truyền đạt”.
Nhân là một trong 88 thủ khoa được vinh danh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Trong thời gian học đại học, Nhân cũng đi làm gia sư. Công việc này đã giúp cậu tích lũy thêm một số kỹ năng chuyên môn cần thiết.
“Nhiều bạn sinh viên thường chọn những công việc làm thêm với mức 13 nghìn đồng/ giờ. Điều này theo em chỉ có thể giải quyết được bài toán kinh tế trước mắt. Còn về lâu dài, việc bổ sung kiến thức chuyên ngành là không có, đặc biệt với các bạn học ngành sư phạm” – Nhân bày tỏ quan điểm.
Cậu cũng cho rằng, sinh viên không nên bó hẹp trong suy nghĩ tìm kiếm một công việc Nhà nước an toàn, ổn định mà bỏ qua những môi trường năng động bên ngoài.
“Hàng năm, nhiều trường ngoài công lập đến tuyển dụng rất nhiều. Do đó cơ hội việc làm của sinh viên ngành sư phạm là khá rộng mở. Em nghĩ nếu có khả năng, chúng em hoàn toàn có thể tìm kiếm được một công việc mà bản thân kỳ vọng”.
Trong tương lai gần, Hữu Nhân dự định sẽ đi nghiên cứu sinh tại Singapore. Sau đó, cậu sẽ lựa chọn môi trường đại học để tiếp tục theo đuổi ước mơ giảng dạy.
Thủ khoa cũng chỉ là cử nhân mới ra trường
Trước khi được vinh danh là tân thủ khoa của Trường ĐH Sư phạm 2, Lê Hằng Nga đã được tuyển thẳng vào viên chức của tỉnh Bắc Ninh theo chế độ thu hút nhân tài. Nga vẫn chưa đưa ra quyết định sẽ làm việc tại Hà Nội hay trở về cống hiến tại quê nhà.
'Nhưng dù làm ở đâu em vẫn sẽ thực hiện ước mơ trở thành một nhà giáo” - Nga nói.
Lê Hằng Nga - Tân thủ khoa của Trường ĐH Sư phạm 2
Nhắc về câu chuyện nhiều thủ khoa ra trường vẫn khó xin việc, Nga cho rằng, việc vinh danh và tìm kiếm việc làm không có tác động nhiều lắm đến nhau.
“Bạn có thể là những sinh viên giỏi trên giảng đường nhưng chưa chắc đã là người giỏi chuyên môn ở trường đời. Ra trường chúng ta như nhau, cũng là những cử nhân mới ra trường và phải cố gắng trau dồi để cống hiến cho nghề nghiệp của mình”.
Theo Nga, xã hội hiện đại cần những người trẻ phải năng động hơn để tự tìm cơ hội cho bản thân thay vì khoanh vùng làm việc tại những thành phố lớn.
Không bước ra được khỏi vùng an toàn của bản thân khiến người trẻ mãi bó hẹp trong chiếc lồng lớn.
“Em vẫn luôn nuôi ước mơ trồng người. Em nghĩ đó không phải là ước mơ của riêng em mà còn của nhiều sinh viên sư phạm khác.
Tuy nhiên, công việc nào cũng đáng quý. Học sư phạm nhưng dù không phải là giáo viên thì bạn vẫn có thể vận dụng kiến thức trong trường đại học để áp dụng vào những công việc khác.
Như chuyên ngành Ngữ văn của em nếu không đi dạy các bạn có thể làm tại các tòa soạn báo, hướng dẫn viên du lịch, thậm chí là khởi nghiệp bằng cách xuất bản sách” – Nga nói.
Thúy Nga
Hơn 400 sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khóa tuyển sinh năm 2016 bị buộc thôi học do không nộp bằng tốt nghiệp THPT.
" alt=""/>Những thủ khoa sư phạm ước mơ gì?