Tại hội nghị, Thủ tướng Campuchia Samdec Hunsen tỏ ý vui mừng trước những đề xuất này của phía Việt Nam. Đồng thời, Thủ tướng Hun-xen đề nghị Viettel, Metfone và Unitel nghiên cứu thiết lập hệ thống hội nghị truyền hình giữa Campuchia – Lào – Việt Nam để Thủ tướng, các bộ, ngành, cơ quan của ba quốc gia có thể trao đổi trực tiếp với nhau các vấn đề hợp tác, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, nâng cao hiệu quả công việc. Thủ tướng Campuchia Samdec Hunsen đánh giá rất cao những thành quả của Metfone tại Campuchia, trong đó có việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin hiện đại phục vụ cho hoạt động của các cơ quan công quyền tại Campuchia. “Nếu không có sự xuất hiện của Metfone thì nhiều việc chúng tôi chưa biết cách giải quyết ra sao”, Thủ tướng Samdec Hunsen nói.
Chưa khối kinh tế nào làm được
Trao đổi với phóng viên Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel cho biết, đã từ lâu Viettel mong muốn được xây dựng một mạng lưới viễn thông nội bộ, nội vùng cho toàn bộ các thuê bao thuộc hệ thống của Viettel tại ba quốc gia thuộc tam giác phát triển Việt Nam, Lào, Campuchia. Người dân tại 3 quốc gia trên gọi cho nhau sẽ giống như gọi trong nước. Không những thế, khi người dân một trong ba nước trên đi ra nước thứ 4, thì cũng sẽ được tính phí roaming giống nhau. Có thể nói, nếu những ý tưởng và giải pháp kỹ thuật này được thực hiện thì sẽ là đóng góp rất lớn của Viettel đối với việc phát triển kinh tế trong khu vực, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Chưa một khu vực, một khối kinh tế nào trên thế giới hiện nay thực hiện được việc tính cước liên lạc viễn thông quốc tế như gọi nội bộ quốc gia. Vì thế, nếu đề xuất trên của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc được ba quốc gia Việt Nam, Lào, Campuchia thực hiện thì sẽ là một cuộc cách mạng viễn thông đầy tính nhân văn. “Thực tế đây là một biểu hiện rõ ràng của thế giới phẳng. Các quốc gia sẽ được xích lại gần nhau hơn, việc làm ăn, hợp tác sẽ rất thuận lợi, giảm chi phí của nền kinh tế. Người dân sẽ được hưởng lợi. Bà con Việt kiều, rồi những người Việt Nam đang làm việc tại Campuchia và Lào có thể gọi điện về Việt Nam thoải mái để gặp người thân mà không phải lo ngại về cước phí quốc tế.” -Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ. Về việc thiết lập cầu truyền hình giữa Văn phòng Chính phủ Việt Nam và văn phòng Thủ tướng của Campuchia và Lào, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Viettel có thể sẽ thực hiện xong chỉ trong vòng một vài tháng. “Khi Viettel hoàn tất 4 việc là: Thứ nhất xây dựng hạ tầng viễn thông 4G; thứ hai thiết lập cơ chế tính giá cước nội mạng giữa ba quốc gia; thứ ba xây dựng hệ thống hội nghị truyền hình kết nối 3 thủ tướng, 3 chính phủ; thứ 4, hỗ trợ xây dựng chính phủ điện tử ở ba quốc gia, thì chắc chắn là ba nền kinh tế: Campuchia – Lào - Việt Nam sẽ được kết nối mạnh hơn nhiều” – Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Viettel – Cầu nối của các nền kinh tế
Thực tế, Viettel hoàn toàn có khả năng về cơ sở vật chất, kỹ thuật, tiềm lực tài chính và thị phần để có thể đi đầu trong việc thực hiện liên lạc viễn thông nội vùng tại tam giác phát triển Campuchia, Lào, Việt Nam. Những điều tốt đẹp mà Viettel đã mang đến cho ngành viễn thông nói riêng và nền kinh tế của ba quốc gia nói chung là minh chứng cho sự nghiêm túc của những đề nghị nêu trên.
![]() |
Tại thời điểm khai trương, thị trường viễn thông Campuchia đã có 7 nhà mạng khác, trong đó có 3 nhà mạng đã tồn tại gần 10 năm là: Mobitel, Mfone và TMIC với thị phần rất lớn. Đặc biệt, nhà mạng Mobitel chiếm hơn 50% thị phần, một con số tưởng chừng khó có thể vượt qua tại thời điểm đó.Campuchia là thị trường nước ngoài đầu tiên của Viettel với thương hiệu Metfone. Sau 8 năm chính thức kinh doanh (khai trương từ năm 2009), cũng như ý nghĩa của tên thương hiệu (“Mette” trong tiếng Khmer có nghĩa là “người bạn”), Metfone đã là mạng viễn thông đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Campuchia, như một người bạn chân thành.
Tuy nhiên, chỉ sau hai năm thành lập, Metfone đã tạo nên một kỳ tích trong lịch sử viễn thông Campuchia khi vươn lên số 1, vượt qua 7 doanh nghiệp khác đã có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh tại thị trường này. Sáu năm qua, Metfone vẫn giữ vững vị thế này với 46% thị phần di động, 60% thị phần cố định băng rộng. Đến nay, Metfone đã thu hồi hết vốn cho Viettel, đem lại lợi nhuận về nước hơn 200 triệu USD, gấp hơn 5 lần vốn đầu tư.
Đối với ngành viễn thông Campuchia, Metfone đã có những đóng góp lớn. Lần đầu tiên mạng lưới di động đã phủ đến vùng sâu, vùng xa với gần 9.000 trạm (2G,3G,4G) và hơn 20.000 km cáp quang (phủ 100% huyện và 95% xã) trong khi nhà mạng thứ 2 chỉ có 5.000 km cáp quang.
" alt=""/>Viettel và cuộc cách mạng mới trong ngành viễn thôngTheo đoạn video trên, chiếc xe tải mang BKS của tỉnh Quảng Bình đến cấp gạch cho một công trình xây dựng trên mặt đường. Khi vừa đổ gạch xong và đi ra, do lái xe thiếu quan sát nên đã suýt "chém cua" vào một phụ nữ đang ngồi trên đường để điều khiển máy tời vật liệu cho công trình.
Rất may, chị này đã phát hiện và nhanh chân nhảy ra khỏi chỗ ngồi để tránh cú tông chí mạng. Cả một xe "rùa" bê tông vừa trộn đang được kéo lên tầng cao cũng bị rơi rất nguy hiểm, rất may không trúng người hay phương tiện nào phía dưới.
Sau khi tình huống trên được tài khoản Thế Hiển đăng tải, nhiều người cho rằng tài xế xe chở gạch đã rất ẩu khi không quan sát và thiếu kinh nghiệm khi vào cua trên đường.
"Xe vừa đổ gạch vào công trình thì chắc chắn đã quan sát thấy máy tời và người phụ nữ ngồi đấy, thậm chí 2 người này còn quen nhau. Thế mà vẫn đi như vậy thì khác gì giết người?", tài khoản Luân Nguyễn bình luận.
Tuy nhiên, số đông lại cho rằng, lỗi lớn thuộc về người phụ nữ khi chị này đã ngồi tời ở vị trí rất nguy hiểm, chiếm đến gần 1/2 lòng đường mà không hề có biện pháp phòng vệ nào. Hơn nữa, vị trí ngồi thấp và đúng điểm mù của xe tải nên không thể trách tài xế được.
"Ai cho phép chị ấy ngồi giữa đường nguy hiểm như thế? Đúng là điếc không sợ súng, không phải chiếc xe này thì cũng có nhiều xe khác tông phải thôi", tài khoản Minh Phương chia sẻ.
"Làm nhà mà toàn bộ vỉa hè và gần nửa lòng đường được chưng dụng để chứa vật liệu, máy móc. Nhỡ có chuyện gì xảy ra thì chủ nhà và các cơ quan chức năng địa phương có chịu trách nhiệm hay không?",tài khoản Bình Minh đặt câu hỏi.
Hy vọng sau tình huống này, cả hai bên sẽ rút được ra bài học nhớ đời cho mình.
Hoàng Hiệp(Nguồn video: Thế Hiển)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Thót tim xe tải suýt cán vào một phụ nữ ngồi giữa đường: Tại anh, tại ảBHXH Việt Nam vừa có công văn hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cấp lại, đổi thẻ BHYT không thay đổi thông tin.
Theo đó, để tạo thuận lợi cho người dân khi đi công tác, học tập, du lịch… ở địa phương khác bị mất, hỏng thẻ BHYT cần khám chữa bệnh, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH cấp tỉnh, huyện hướng dẫn người dân dùng thiết bị di động thông minh cài đặt ứng dụng "VssID - BHXH số" và sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng này để khám, chữa bệnh BHYT.
Trường hợp người dân tham gia BHYT không dùng thiết bị di động thông minh, BHXH cấp tỉnh, huyện cấp lại, đổi thẻ BHYT giấy theo mẫu thẻ BHYT ban hành tại Quyết định số 1666. Thời hạn giải quyết trong ngày khi nhận đủ hồ sơ.
Cơ sở khám, chữa bệnh sử dụng đầu đọc để quét mã QR-Code hoặc ghi trực tiếp số thẻ BHYT trên ứng dụng VssID và có các giải pháp chống lạm dụng trục lợi quỹ khám, chữa bệnh BHYT.
Việc cải cách thủ tục hành chính này là giải pháp có ý nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương như hiện nay.
An Yên
Trong 11 năm điều trị bệnh chảy máu di truyền, anh Nghiêm trải qua 26 ca phẫu thuật, có 65 bộ hồ sơ bệnh án.
" alt=""/>Người dân có thể đổi thẻ bảo hiểm y tế ở mọi địa phương