Điều đáng nói là rất nhiều người xung quanh đứng xem nhưng không ai lên tiếng hoặc ngăn cản mà chỉ lấy điện thoại ra quay hình. Sự việc chỉ kết thúc khi có một cán bộ công an đến giải quyết.
Cảnh "bắt vợ" gây bức xúc tại Hà Giang. (Ảnh chụp màn hình clip).
Chia sẻ với PV Dân trí, ông Vương Duy Bảo (cháu nội Vua Mèo hay Vua H'Mông Vương Chí Sình, đồng thời là nguyên Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, rất bức xúc, xấu hổ khi xem clip trên.
"Đây không phải là lần đầu tiên những clip như trên được chia sẻ. Năm ngoái, tôi cũng xem một clip thanh niên trẻ bắt vợ ở Hà Giang được đăng tải. Nhiều người bức xúc nói đây là một hủ tục của người H'Mông rồi lên án. Nhưng tôi khẳng định người H'Mông chúng tôi không có tục lệ nào có tên là tục "bắt vợ"", ông Bảo nói.
Ông Vương Duy Bảo, cháu nội "Vua Mèo" Vương Chí Sình (Ảnh: Xuân Hải).
Cháu nội Vua Mèo cho biết thêm, người dân tộc H'Mông chỉ có tục "kéo dâu". Đây là nét văn hóa lâu đời mang tính nhân văn, rất đẹp và nhiều ý nghĩa. Trước đây, để một đôi nam nữ thành vợ chồng, người H'Mông có rất nhiều thủ tục cưới hỏi phức tạp. Ngoài ra, nhà trai cũng cần chuẩn bị số lượng sính lễ lớn như: lợn, gà, tiền mặt, rượu… mà không phải gia đình nào cũng có điều kiện sắm sửa.
Tục kéo dâu chính là để rút ngắn lại các thủ tục trên, đồng thời tạo điều kiện cho các nam thanh, nữ tú yêu nhau đến được với nhau. Tuy nhiên, không phải chàng trai nào thích "kéo" cô gái nào về làm vợ cũng được. Điều kiện để tiến hành thủ tục này là đôi nam nữ phải cùng ưng thuận, có tình cảm với nhau.
Trước khi tổ chức kéo dâu, chàng trai sẽ thông báo cho gia đình mình chuẩn bị mâm cơm, đồng thời hẹn bạn bè và cô gái mình thích ra một địa điểm nhất định. Tại đây, chú rể, bạn bè sẽ cùng "kéo" cô gái về nhà mình, chàng trai sẽ nắm tay cô gái đi trước. Khi vào nhà, bước qua cửa nhà trai, bố mẹ chồng tương lai của cô gái sẽ đợi sẵn ở cửa, cầm con gà trống quay trên đầu cô gái 3 vòng phải, 3 vòng trái. Đồng thời sẽ làm mâm cơm thắp hương khấn vái tổ tiên chứng giám cho người con dâu mới.
Nhà trai sau đó sẽ cử một đoàn đại diện sang thông báo với nhà gái rằng: "Con gái ông bà đã ưng thuận về làm dâu nhà tôi. Chúng tôi cũng đã làm lễ báo cáo với tổ tiên". Chỉ cần như vậy là chàng trai, cô gái chính thức trở thành vợ chồng mà không phải trải qua bất cứ thủ tục cưới hỏi rườm rà, tốn kém nào nữa.
"Đây là tập tục đẹp của người H'Mông, nhưng hiện nay lại đang bị hiểu sai. Những nam thanh niên trẻ "bắt vợ" như trong các clip đăng tải, tôi cho rằng, phần lớn là không am hiểu văn hóa, thiếu kiến thức.
Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật bắt giữ người trái phép mà còn xúc phạm đến nhân phẩm người phụ nữ. Tôi không thể chấp nhận được và thật sự rất đau lòng khi xem", ông Bảo thẳng thắn nói.
Cháu nội Vua Mèo cũng cho rằng, chính quyền địa phương cần phải vào cuộc quyết liệt, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì phải xử lý hình sự. Không thể để năm nào cũng tái diễn những câu chuyện bức xúc về một tập tục đẹp của người H'Mông.
Trước đó, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian TS Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng, thông thường trước đây khi chàng trai đi "bắt vợ" thì cả hai đã yêu nhau rồi. Chàng trai làm một động tác "bắt vợ" như diễn kịch, mang tính biểu trưng. Còn bây giờ, tập tục này đang bị biến tướng đi rất nhiều, đẩy nhiều bé gái vào các cuộc hôn nhân buồn. Thậm chí, nhiều thiếu nữ còn bị bắt bán sang biên giới.
"Xã hội tiến lên thì tối thượng vẫn là pháp luật. Những gì vi phạm pháp luật như tục bắt vợ biến tướng hiện nay phải sửa chữa dần dần và ngăn cấm. Các cơ quan chức năng cần tuyên truyền và xử lý các trường hợp vi phạm", vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Theo Dân trí
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang đang vào cuộc xác minh, làm rõ thông tin một bé gái lên bản vui chơi dịp Tết rồi bị nam thanh niên bắt về làm vợ theo hủ tục của người H'Mông.
" alt=""/>Cháu nội Vua Mèo Vương Chí Sình lên tiếng về clip bắt vợ xôn xao ở Hà Giang![]() |
Ca sĩ Phương Thanh tham gia biểu diễn trong đêm nhạc chào năm mới tối 31/12. |
Danh sách khách mời tham gia biểu diễn gồm các văn, nghệ sĩ ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Các ca sĩ như Phương Thanh, Hồ Trung Dũng, Ái Phương, Lê Thiện Hiếu, Quân AP cùng nhóm nhạc Cá hồi hoang, The Flob, Thoại 004, Yuno Bigboi, Lil Shady, nghệ sĩ Violin Tân Titan, nghệ sĩ sáo trúc Đinh Nhật Minh , DJ Huy DX, Nhóm nhạc Sắc Việt, cùng các Nhóm múa, vũ đoàn...tạo nên bức tranh đa màu sắc cho sự kiện âm nhạc. Chương trình dự kiến bắt đầu vào lúc 20h ngày 31/12 tại 3 cụm sân khấu trải dài dọc tuyến đường đi bộ Nguyễn Huệ, TP.HCM.
Sân khấu trung tâm rộng hơn 250 m2 gồm màn hình LED 4 mặt. Hai sân khấu phụ với chiều ngang 12m làm kéo dài không gian chương trình, tạo ra sự đa dạng trong các hoạt động văn hóa đón chào năm mới. Ban tổ chức còn bố trí 4 cụm màn hình LED trực tiếp trải dài trên cung đường nhằm đảm bảo người dân xung quanh có thể tiện theo dõi.
Theo ban tổ chức, sự kiện nằm trong kế hoạch của Ủy Ban nhân dân thành phố nhưng do dịch Covid-19, việc quyết định cho phép tổ chức trong thời gian rất ngắn, sát ngày dự kiến. Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM được giao phối hợp cùng một đơn vị thực hiện chương trình. Sự kiện được livestream trên fanpage của một số đơn vị để đảm bảo tính lan tỏa, phục vụ cả những người dân không thể trực tiếp đến phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Bên cạnh chương trình trên, ban tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn thành phố còn tổ chức các chương trình phục vụ người dân tại các Quận 9, Quận 12, Tân Phú, Bình Tân và huyện: Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè diễn ra trong 2 đêm: 31/12/2020 và và 1/1/2021. Các hoạt động này do các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM thực hiện.
Thúy Ngọc
Sự xuất hiện của Hoàng Thùy Linh và Binz được trông đợi nhất chương trình Lễ hội ánh sáng - Virtual countdown lights 2021.
" alt=""/>Phương Thanh, Hồ Trung Dũng và dàn ca sĩ hát mừng năm mới 2021Bà May cho biết, trong 500.000 thư chấp nhận nhập học được đính kèm hồ sơ xin giấy phép du học cơ quan này kiểm tra 10 tháng qua, 93% đã được xác nhận là hợp lệ. Tuy nhiên, 2% không phải là thư mời hợp lệ, 1% thí sinh bị trường đại học hoặc cao đẳng hủy chỗ học, trong khi ở một số trường hợp khác, các trường không trả lời để xác nhận liệu thư mời nhập học là hợp lệ hay không.
Bà May cho biết, IRCC đang tiến hành thêm các cuộc điều tra về nguồn gốc của các thư mời giả mạo này.
Một cựu quan chức di trú, bà Annie Beaudoin, hiện là tư vấn viên di trú được cấp phép tại Canada, cho biết bà không ngạc nhiên về quy mô của nghi vấn gian lận này.
Trên The Globe And Mail, bà Beaudoin cho biết, trước khi hệ thống kiểm tra nghiêm ngặt được áp dụng, không hiếm khi thấy các thư mời nhập học đáng ngờ. Trong một trường hợp, bà phát hiện một nhóm phụ nữ người Hàn Quốc có cùng một thư mời nhập học từ cùng một cơ sở. Họ bị nghi ngờ có liên quan đến một tổ chức buôn người.
“Đây là một hoạt động có rất nhiều gian lận. Chúng tôi rất vui khi IRCC đã triển khai biện pháp kiểm tra nhanh chóng và hiệu quả để xác nhận liệu các thư mời nhập học này có hợp pháp hay không”, bà Beaudoin cho biết.
Bà Jenny Kwan, một người chỉ trích về vấn đề nhập cư cho rằng, phát hiện gần đây của chính phủ về 10.000 thư mời nhập học giả là một điều rất đáng lo ngại. "Thật không thể chấp nhận được khi để cho các đối tượng thiếu đạo đức lợi dụng sinh viên quốc tế suốt thời gian dài như vậy. Chính phủ không chỉ cần xác định những đối tượng đó là ai, mà còn phải làm rõ các cơ sở giáo dục có thể đang hợp tác trong những kế hoạch gian lận này", bà Kwan nói.
“Điều quan trọng không chỉ là bảo vệ tính toàn vẹn của chương trình, Canada còn có trách nhiệm bảo vệ những sinh viên quốc tế bị lừa đảo".
Chính phủ Canada đã mở một cuộc điều tra vào năm ngoái đối với 2.000 trường hợp nghi ngờ liên quan đến sinh viên từ Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Họ phát hiện khoảng 1.485 người đã nhận được giấy tờ giả từ các tư vấn viên nhập cư ở nước ngoài để vào Canada.
Nhiều sinh viên bị từ chối nhập cảnh sau khi thư mời nhập học bị phát hiện là giả, nhưng một số khác đã đến được Canada.
Kể từ tháng 12 năm ngoái, các trường đại học và cao đẳng phải xác minh thư mời nhập học thông qua một cổng thông tin trực tuyến do IRCC ấn định. Vào 30/1 năm nay, biện pháp này được mở rộng với cả các đơn xin giấy phép học tập và gia hạn được nộp ở trong nước.
Ông Jeffrey MacDonald, phát ngôn viên của IRCC, cho biết việc yêu cầu các trường xác minh tính hợp lệ của thư mời nhập học “giúp ngăn chặn các đối tượng xấu” đồng thời bảo vệ sinh viên tương lai khỏi việc bị gian lận giấy tờ.
Ông nói rằng các thư mời giả mạo bao gồm các thư mời thật đã bị chỉnh sửa, thư mời không còn hiệu lực và các thư mời làm giả. Sinh viên quốc tế nếu bị phát hiện dùng giấy tờ giả sẽ bị cấm nhập cảnh vào Canada.
Sau khi các thư mời giả bị phát hiện, IRCC sẽ tiếp tục điều tra, nếu xác định người đó là sinh viên thật, họ có thể được cấp giấy phép cư trú tạm thời, và kết luận về việc khai man liên quan đến thư mời giả sẽ không bị tính trong các đơn xin sau này.
Tom Kmiec, một nhà đánh giá chính sách nhập cư, chỉ trích chính phủ đã cấp phát số lượng lớn thị thực sinh viên “mà không có sự giám sát đầy đủ hoặc quan tâm đến hậu quả”.