Nhiều cao ốc vi phạm ở Hà Nội như công trình nhà số 9 Đào Duy Anh, tòa nhà 19 Triệu Việt Vương... đã bị cho "cắt ngọn" không thương tiếc.Hàng loạt công trình cao ốc ở trung tâm thủ đô bị nhà chức trách yêu cầu cắt ngọn, thậm chí phải cưỡng chế, có chủ đầu tư bị xử lý hình sự.
1. Công trình số 8B Lê Trực
Trong danh sách các tòa cao ốc vi phạm, bị “cắt ngọn” ở Hà Nội này, đầu tiên phải kể đến Công trình số 8B Lê Trực. Đây là tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, căn hộ chung cư cao cấp và biệt thự liền kề, có tổng diện tích 5.600 m2, do Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Kinh Đô (KinhDo TCI Group) làm chủ đầu tư. Dự án có tòa nhà cao 17 tầng và 4 tầng hầm, trong đó 5 tầng trung tâm thương mại, tầng trên cùng là bể bơi, tầng 6-17 là căn hộ, diện tích mỗi sàn 1.900 m2.
Quá trình xây dựng có nhiều ý kiến đã bày tỏ sự nghi ngại về vị trí nhạy cảm của cụm công trình này, bởi toà nhà được cho là cao nhất khu vực Ba Đình, cao hơn hẳn Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau đó, Thủ tướng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của Hà Nội tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng Dự án Trung tâm thương mại, văn phòng nhà ở để bán và cho thuê tại số 8B phố Lê Trực và báo cáo Thủ tướng gấp trong tháng 9/2015.
Ngày 1/10/2015, UBND TP Hà Nội đã có báo cáo lên Thủ tướng đồng thời có văn bản thông cáo báo chí. Theo văn bản này, UBND TP Hà Nội thừa nhận dự án cao ốc tại 8B Lê Trực có nhiều sai phạm so với Giấy phép xây dựng.
 |
UBND TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư xây dựng tòa nhà 8B Lê Trực tháo dỡ ngay các tầng xây dựng sai phép - Ảnh: Nguyễn Hưởng/Người Lao động. |
Cụ thể, chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao hiện tại khoảng 69m (vượt 16m, tương đương 5 tầng), trong khi, theo giấy phép xây dựng, công trình cao đến đỉnh tum thang là 53m.
Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000m2, tăng trên 6.000m2 so với giấy phép.
Ngoài ra, từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái. Phần giật cấp đầu hồi phía Đông theo thiết kế từ độ cao 44m công trình giật cấp vào 15m và tại độ cao 50m giật cấp tiếp thêm 5,3m về phía Tây, nhưng chủ đầu tư không xây dựng giật cấp làm tăng diện tích sàn xây dựng.
Trước những sai phạm này, ngày 6/10/2015, UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản số 6992 về việc xử lý vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực (quận Ba Đình) trong đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương tự phá dỡ phần công trình xây dựng sai phép. Nếu chủ đầu tư không tự giác chấp hành thì Sở Xây dựng phối hợp với UBND quận Ba Đình thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định.
2. "Cắt ngọn" chung cư 93 Lò Đúc
Thứ 2 phải kể đến vụ "cắt ngọn" chung cư 93 Lò Đúc (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng). Đây là công trình hỗn hợp Trung tâm thương mại - văn phòng - căn hộ cao cấp do Công ty TNHH Khách sạn Kinh Đô (sau đây gọi tắt là “Công ty Kinh Đô”) là Chủ đầu tư xây dựng. Công trình được Sở Xây dựng Hà Nội cấp Giấy phép xây dựng số 12/GPXD ngày 12/01/2004 và Giấy phép xây dựng số 161/GPXD ngày 18/05/2006, quy mô công trình gồm: 2 tầng hầm + 25 tầng + 2 tầng kỹ thuật + Tầng mái và tum thang. Tổng cộng gồm 2 tầng hầm + 28 sàn tầng + tum thang.
Tuy nhiên, quá trình xây dựng, chủ đầu tư đã tự xây vượt lên 30 tầng. Không chỉ xây dựng sai phép, công trình này đã gây lún nứt nhà của hơn 60 hộ dân lân cận khiến chủ đầu tư đã phải bồi thường hơn 1 tỷ đồng.
 |
Tầng 30 của chung cư 93 Lò Đúc -Ảnh nguồn: Người lao động. |
Trước những sai phạm này, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh yêu cầu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khách sạn Kinh Đô, chủ đầu tư tiến hành tháo dỡ tầng 30 của tòa nhà để trả lại nguyên trạng trước ngày 30/4/2015. Đối với tầng 23, 28, 29 thì giữ nguyên hiện trạng theo yêu cầu của người dân, tuy nhiên cần kiểm tra kết cấu chịu lực của tòa nhà để đảm bảo an toàn cho người dân.
3. Tòa nhà số 9 Đào Duy Anh bị "cắt ngọn" 2 tầng
Trước đó, vào năm 2007, cả Hà Nội như một “đại công trường” xử lý nhà xây sai phép. Tâm điểm của “đại công trường” là tòa nhà số 9 Đào Duy Anh.
Theo kết luận thanh tra TP Hà Nội, công trình dự kiến xây dựng tại số 9 Đào Duy Anh thuộc diện miễn phép xây dựng, cao 11 tầng, có tầng hầm, tầng thượng và tầng kỹ thuật, chiều cao 45,3m (đến đỉnh mái kỹ thuật). Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng, công trình này đã xây dựng thành 17 tầng, vượt quá 3 tầng cho phép.
Ngay sau đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu đã có cuộc làm việc với các ban ngành chức năng, UBND quận Đống Đa và chủ đầu tư công trình sai phép số 9 Đào Duy Anh về hướng xử lý tòa nhà này.
 |
Chủ tịch Nguyễn Quốc Triệu khoan vào thanh dầm chịu lực trước sự chứng kiến của những người công nhân đang tháo dỡ công trình số 9 Đào Duy Anh. Ảnh nguồn: Tiền Phong |
Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch UBND thành phố đồng ý với đề xuất của chủ công trình và ý kiến của UBND quận Đống Đa cũng như Sở Xây dựng Hà Nội, cho phép được giữ lại tầng 15 và phá dỡ hai tầng 16-17. Bởi nếu phá hết ba tầng, kết cấu của công trình sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, rất nguy hiểm đối với sự tồn tại của phần còn lại của công trình. Thời gian phá dỡ diễn ra trong hai tháng, bắt đầu từ 25-5/2007 đến 25-7/2007.
4. "Cắt ngọn" tòa nhà 4 Đặng Dung
Cùng thời điểm năm 2007, tòa nhà số 4 Đặng Dung (Ba Đình, Hà Nội) cũng nằm trong chương trình bị "cắt ngọn".
 |
Tòa nhà số 4 Đặng Dung - Ảnh nguồn: Bá Đô/Vnexpress. |
Theo giấy phép xây dựng, tòa nhà Đặng Dung được cấp phép 13 tầng, 1 tầng kỹ thuật, 1 tầng áp mái, cao 56 m. Tuy nhiên, chủ đầu tư đã hạ thấp độ cao mỗi tầng, để xây dựng tòa nhà cao 69 m với 23 tầng, vượt chiều cao theo giấy phép là 13 m, vượt số tầng là 8.
Ngay sau khi có chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Công ty TNHH Nam Hưng - chủ đầu tư tòa nhà đã phải tự phá dỡ khoảng 11 m. Đến nay, tòa nhà số 4 Đặng Dung đã phá dỡ 2,5 tầng với chiều cao 11,3 m. Chủ đầu tư gửi đơn kiến nghị thành phố xin giữ lại 2 m tầng cao tạo khung chịu lực và hệ thống lõi của tòa nhà, để tránh lún nứt, sập đổ.
5. Tòa nhà 13 tầng tại số 16 phố Trích Sài
Cũng trong năm 2007, tòa nhà 13 tầng tại số 16 phố Trích Sài, phường Bưởi (Tây Hồ) có mặt tiền nhìn ra hồ Tây bị cơ quan chức năng cưỡng chế cắt ngọn 2 tầng vượt phép.
 |
Tòa nhà 13 tầng tại số 16 phố Trích Sài - Ảnh nguồn: Bá Đô/Vnexpress. |
Cụ thể, công trình 13 tầng tại số 16 phố Trích Sài được cấp phép xây dựng 11 tầng nhưng chủ đầu tư xây 15 tầng. Sau khi phát hiện sai phạm, UBND quận Tây Hồ đã cưỡng chế phá dỡ phần vi phạm với tổng chi phí trên 700 triệu đồng.
6. Tòa nhà số 34 Đại Cồ Việt
Ngoài ra, trong năm 2007 còn có công trình tòa nhà số 34 Đại Cồ Việt (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng nằm trong diện bị yêu cầu phá dỡ. Công trình này được được UBND quận Hai Bà Trưng cấp giấy phép số 429.11.2007/GPXD trên tổng diện tích 320m2, do ông Lê Quang Lợi và bà Nguyễn Thị Đông làm chủ đầu tư.
Công trình này chỉ được cấp phép 9 tầng nhưng chủ đầu tư xây vượt phép 2 tầng nên bị nhà chức trách yêu cầu phá dỡ.
Theo Kiến thức
Tòa nhà số 4 Đặng Dung - Ảnh nguồn: Bá Đô/Vnexpress.
" alt=""/>Điểm danh 6 tòa cao ốc vi phạm, bị “cắt ngọn” ở Hà Nội
Ban tuyển sinh ĐH công lập Quốc gia Singapore (NUS) tiếp tục có các buổi tổ chức báo cáo học bổng và hướng dẫn điền đơn tuyển sinh cử nhân dành cho ứng viên Việt Nam. Các buổi báo cáo sẽ diễn ra tại TP. HCM (8h30 Sáng Chủ nhật, ngày 24/11/2013 tại KS Royal (Kim Đô) - 133 Nguyễn Huệ, Q.1) và Hà Nội (2h00 chiều Chủ nhật, ngày 01/12/2013 tại KS Sài Gòn - 80 Lý Thường Kiệt, P. Cửa Nam, Q. Hoàn Kiếm).
Cơ hội học bổng và việc làm quốc tế
Tại NUS, có hai loại học bổng toàn phần (Học bổng ASEAN và Học bổng Bộ Ngoại giao Singapore). Học bổng này bao gồm học phí và sinh hoạt phí. Chưa đạt yêu cầu học bổng nhưng đạt yêu cầu trúng tuyển, các bạn sẽ được vay sinh hoạt phí (3.600 đô sin/năm) và một phần lớn học phí. Đặc biệt, phần vay du học này không phải thế chấp tài sản và được trả trong vòng 20 năm sau khi ra trường với lãi suất thấp. Mỗi tháng chỉ phải trả tối thiểu là 100 đô Sing.
 |
|
Sau khi ra trường, sinh viên sẽ có nghĩa vụ làm việc 3 năm cho các tổ chức và công ty trong và ngoài nước thành lập tại Singapore. Các đơn vị này đều có thể gửi các bạn đi làm việc tại VN hay các nước khác. Cách thức tuyển dụng và trả lương lương đều theo cơ chế thị trường.
Singapore hiện đang có hơn 10.000 công ty đa quốc gia đặt văn phòng hoặc cơ xưởng, hoạt động khắp châu Á. Hiện tại, tỷ lệ sinh viên NUS có việc làm trong vòng 6 tháng sau khi tốt nghiệp là trên 95%. Lương ra trường trung bình là 3.000 đô Sin/tháng cho các ngành kỹ thuật hoặc 2.500 đô Sin/tháng cho các ngành khác.
Từ năm 1999 đến nay, đã có hơn 1.000 sinh viên VN đã và đang học tập tại NUS. Trong đó nhiều bạn đang làm việc ở Việt Nam, Singapore và các nước Âu Mỹ. Không ít bạn đã lập công ty ở Singapore để cùng tuyển dụng chính mình. Đến nay, tại VN đã có hơn 500 dự án đầu tư của Singapore, trong đó có 5 Khu công nghiệp VN-Singapore đặt tại ba miền Nam Trung Bắc ( Bình Dương, Quảng Ngãi, Bắc Ninh, Hải Phòng ) sẵn sàng chào đón các bạn.
50 chương trình Cử nhân học tại Singapore và Âu Mỹ
“Kho báu” NUS có đến 50 chương trình Cử nhân và 300 chuyên ngành từ Khoa học tự nhiên đến Kỹ sư, Kiến trúc sư, Bác sĩ, Nha sĩ, Dược sĩ , từ Kinh tế, Kinh doanh, Kế toán đến Địa ốc, Nhà thầu xây dựng, Phần mềm kinh doanh. Thêm nữa, NUS còn đào tạo Luật, Khoa học xã hội và nhân văn, Truyền thông, Quan hệ quốc tế, Môi trường, Thiết kế công nghiệp và nhiều lĩnh vực khác.
Tại NUS, bạn sẽ học 80% tổng số tín chỉ ở trường mình, ngành mình, ngoài ra sẽ học 20% tổng số tín chỉ ở những ngành mà mình yêu thích thêm. Mặt khác NUS, còn có thể tốt nghiệp với hai chuyên ngành trở lên. Từ năm thứ hai, sinh viên được theo học chương trình hai bằng Cử nhân đồng thời được gửi đi học và thực tập ở 300 trường đối tác ở Âu Mỹ và nhiều nước khác. Học xong Cử nhân, sinh viên có thể học thẳng lên thạc sĩ, có những ngành có thể đi thẳng lên Tiến sĩ ngay tại NUS.
Từ 15/10/2013 đến 1/1/2014, NUS bắt đầu nhận đơn online dự tuyển các chương trình Cử nhân. Mỗi ứng viên được quyền chọn dự tuyển 5 ngành, nhà trường sẽ xét lần lượt 5 ngành này để tính kết quả trúng tuyển cho ứng viên. Với VN, NUS sẽ xét chọn học sinh đang học lớp 12 để mời đi thi vào cuối tháng 2/ 2014. Ngoài ra, với đối tượng đã tốt nghiệp THPT, NUS sẽ xét tuyển trên cơ sở điểm Tú Tài và điểm Anh văn quốc tế. Người muốn trúng tuyển NUS phải có tính cạnh tranh cao thể hiện qua thành tích học tập và điểm thi.
Địa chỉ điền đơn online:http://www.nus.edu.sg/oam/apply/international/applications/WYA-applicationform.html
Muốn biết thêm chi tiết và được tư vấn miễn phí tham dự tuyển sinh NUS, xin mời phụ huynh và các bạn liên hệ Đại diện duy nhất của Ban tuyển sinh NUS tại Việt Nam là Công ty Hợp Điểm ( thành lập từ năm 2000) www.vietnamcentrepoint.edu.vn/nus, Email: [email protected]
Văn phòng tại TPHCM:
1/ 192 Lý Thái Tổ, Q.3
ĐT: 3833 7747 - 3833 7748
2/ 26 Lê Quý Đôn, Q.3
ĐT: 3930 4812 - 3930 4970
Văn phòng đại diện tại Hà Nội
98 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm
ĐT: 3623 1665
Tuyết Nhung" alt=""/>Cơ hội nhận học bổng Cử nhân NUS