
![]() |
Đề thi Toán vòng 2 Chuyên Khoa học Tự nhiên |
Xem chi tiết lời giải Toán chuyên (vòng 2) TẠI ĐÂY
Xem chi tiết đề thi môn Toán (vòng 1) TẠI ĐÂY.
Xem chi tiết lời giải môn Toán (vòng 1) TẠI ĐÂY.
Ra sớm 40 phút, Minh Tuấn (Học sinh Trường Vinschool), thí sinh dự thi vào chuyên Toán - Tin, cho biết mình làm được khoảng 70% đề. So với năm ngoái, nam sinh đánh giá đề năm nay khó hơn, đặc biệt là phần đại số.
“Cấu trúc đề vẫn giống như mọi năm nhưng xuất hiện một dạng bài lạ em chưa gặp bao giờ. Bài thi này em dự tính được khoảng 6-7 điểm” - Tuấn nói.
Năm nay, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên đã nhận được 2.731 hồ sơ với 3.111 nguyện vọng. Năm 2020, số lượng thí sinh dự thi vào lớp chuyên Hóa đông nhất với 717 nguyện vọng, tỷ lệ chọi là 1/7,9. Xếp sau đó là lớp chuyên Toán với tỷ lệ chọi 1/7,8 và chuyên Tin với tỷ lệ chọi 1/7,7. Thấp nhất là tỷ lệ chọi của lớp chuyên Sinh với 1/4. Thí sinh dự thi vào trường phải làm bài thi viết 3 môn là Ngữ văn, Toán và môn chuyên. Đề thi được xây dựng theo hình thức tự luận đối với môn Toán và các môn chuyên; trắc nghiệm kết hợp với tự luận đối với môn Ngữ văn. Thí sinh được đưa vào danh sách xét tuyển phải là những thí sinh dự thi đầy đủ 3 bài thi, không vi phạm quy chế thi. Điểm thi của môn Ngữ văn, môn Toán (vòng 1) và môn chuyên phải đạt từ 4 điểm trở lên. Điểm môn Ngữ văn là điều kiện, không dùng để tính điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên. Điểm trúng tuyển vào các lớp chuyên là tổng điểm thi môn Toán (vòng 1) nhân hệ số 1 và điểm thi môn chuyên nhân hệ số 2. |
Thúy Nga
Hơn 800 thí sinh vừa hoàn thành bài thi môn Toán chuyên vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu (Đại học Quốc gia TP HCM) sáng nay. Nhiều học sinh cho hay đề thi tương đối khó.
" alt=""/>Đề thi Toán vòng 2 vào lớp 10 Chuyên Khoa học Tự nhiên 2020Khoảnh khắc ấn tượng được ghi lại bởi nhân viên kiểm lâm Amnouy Artchula gần Vườn Quốc gia Rue Nai, nơi sinh sống của hàng trăm chú voi rừng.
![]() |
Cảnh chú voi trưởng thành ngang nhiên 'cướp' đồ ăn từ một chiếc xe bán tải |
![]() |
Chú voi vớ được vài cây mía |
Bà Amnouy cho biết, con voi trưởng thành hơn đang dạy người đồng hành non nớt hơn của mình, cũng là một con đực cùng đàn, cách kiếm ăn từ các phương tiện ngang qua.
“Những con voi ở đây rất thành thạo việc chặn các phương tiện đi ngang qua để kiếm thức ăn, ngay cả nếu chúng không có sự cho phép của chủ phương tiện”, bà cho biết. “Trong trường hợp này, con voi trưởng thành hơn đang hướng dẫn cho con voi con cách lấy thức ăn từ những chiếc xe. Nhiều khả năng đây chính là con nó hoặc một con non khác trong đàn”.
![]() |
Hai chú voi làm tắc nghẽn giao thông khi dừng lại giữa đường |
Đàn voi này vẫn thường đi xuyên qua các cánh rừng gần vườn quốc gia, nhưng thỉnh thoảng lại bước ra đường để tìm kiếm thức ăn.
“Các con vật sẽ rất thân thiện với con người, nếu con người thân thiện với chúng. Đó là lý do chúng tôi yêu cầu các tài xế không làm hại động vật hoang dã, chúng ta nên chung sống hoà bình với nhau”, bà Amnouy nói tiếp.
Thái Lan có khoảng 3.000 đến 4.000 con voi, khoảng một nửa trong số chúng sống trong các vườn quốc gia, số còn lại đã được thuần hoá.
Anh Thư
" alt=""/>Tài xế ngỡ ngàng khi voi già chặn xe, dạy voi trẻ 'thó' đồ ănĐại diện Cục Viễn thông cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 đặt mục tiêu phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và phổ cập điện thoại di động thông minh tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021- 2023, tầm nhìn năm 2050 đưa ra định hướng về phát triển hạ tầng viễn thông, trong đó yêu cầu thực hiện lộ trình dừng công nghệ di động cũ (2G/3G) và thúc đẩy việc triển khai chương trình “Mỗi người dân một máy điện thoại thông minh”.
Cục Viễn thông thông tin, căn cứ Thông tư số 03/2024/TT-BTTTT và Thông tư số 04/2024/TT-BTTTT về quy hoạch các băng tần 900MHz/1800MHz, Bộ TT&TT sẽ không cấp phép lại sử dụng các băng tần 900MHz/1800MHz, nếu doanh nghiệp không có phương án đảm bảo không còn thuê bao sử dụng thiết bị đầu cuối chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn 2G only hoạt động trên mạng từ ngày 16/9/2024. Do vậy, đề nghị doanh nghiệp di động cần quyết liệt triển khai mạnh các giải pháp truyền thông, hỗ trợ chuyển đổi để đảm bảo quyền lợi của các thuê bao nói trên, nếu muốn tiếp tục cấp lại các băng tần 900MHz/1800MHz.
Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông hỗ trợ thuê bao chuyển đổi sang sử dụng máy điện thoại công nghệ cao hơn; Thực hiện chương trình hỗ trợ kinh phí mua máy smartphone 4G hoặc điện thoại feature phone 4G và ban hành các gói cước hỗ trợ thuê bao chuyển đổi, thực hiện đến 16/9/2024.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thực hiện ngăn chặn nhập mạng các máy điện thoại 2G không chứng nhận hợp quy. Doanh nghiệp phải phát triển các trạm thu phát sóng di động đảm bảo vùng phủ mạng 4G thay thế mạng 2G khi dừng hệ thống 2G và hoàn thành trước tháng 9/2026.
Chia sẻ về vấn đề tắt sóng 2G, ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom cho biết, Viettel đánh giá tắt sóng 2G là chủ trương rất đúng đắn, phù hợp với xu thế cũng như với mong muốn của các nhà mạng và nhu cầu của khách hàng, xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trên thực tế, Viettel đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ 2G lên 4G của người dùng di động từ 4 năm trước.
Theo Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom, tỷ lệ thuê bao 2G chiếm khoảng 16% tổng số thuê bao của Viettel. Đến tháng 9/2024, cần dịch chuyển, đưa số lượng thuê bao 2G trên mạng chỉ còn dưới 5% thì doanh nghiệp mới có thể tắt sóng được.
Đại diện VNPT cho hay, từ những năm 2015, khi 2G vẫn chiếm khoảng khoảng 60% lưu lượng mạng, VNPT đã xác định chiến lược và xây dựng kế hoạch tắt sóng 2G. Hai năm qua, VNPT đã chủ động tiến hành tắt các trạm riêng lẻ không phát sinh hoặc phát sinh rất ít lưu lượng.
Hiện VNPT còn khoảng 3 triệu thuê bao 2G, tương đương 8% tổng số thuê bao. VNPT đã xây dựng kế hoạch, giải pháp để đến tháng 9/2024 cam kết thực hiện chuyển đổi tất cả thuê bao, thiết bị 2G Only theo chỉ đạo, định hướng của Bộ TT&TT.
Đồng tình về vấn đề này, đại diện MobiFone cho biết, hoàn toàn ủng hộ chủ trương tắt sóng 2G, chuyển khách hàng sử dụng 2G Only sang 4G, 5G để tối ưu tần số, hạ tầng, triển khai thêm nhiều dịch vụ số.
Chia sẻ về vấn đề tắt sóng 2G, ông Nguyễn Đình Hùng, Giám đốc TrueIDC Vietnam phân tích, có nhiều lý do để một số nước châu Âu ‘níu kéo’, duy trì mạng 2G, trong đó có lý do ở những nước này, các số khẩn chạy trên nền tảng 2G, hay nhiều siêu thị và nhà hàng của họ dùng 2G để đo đếm điện, nước tự động từ xa...
“Ở Việt Nam không có các dịch vụ này. Việt Nam nên tắt 2G càng sớm càng tốt. Chính phủ nên quyết liệt để đóng 2G càng sớm càng tốt, dành băng tần cho các công nghệ mới. Đây là băng tần vàng, nước ngoài coi đây là nguồn tài nguyên rất quý giá”, ông Nguyễn Đình Hùng nhấn mạnh.
Đại diện Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam cũng nhận định, Bộ TT&TT đã có những chính sách tốt để chuẩn bị cho việc tắt sóng 2G, tiêu biểu như vấn đề tiêu chuẩn hóa, không cho phép nhập khẩu thiết bị 2G Only. Nhờ vậy, sẽ tạo điều kiện để việc tắt sóng 2G ảnh hưởng rất ít đến người sử dụng.
" alt=""/>Nhà mạng phải chặn điện thoại 2G, hỗ trợ người dân lên 4G