Những bức tranh của họa sĩ Bùi Thanh Tặng thường xoay quanh chủ đề: thiên nhiên, đời sống, con người… với cách thể hiện sống động, hiện đại, mang dấu ấn riêng. Theo ông, cảnh vật, con người xuất hiện trong các tác phẩm của ông được khắc họa từ thực tế cuộc sống, những kỷ niệm khó quên hay những trải nghiệm quý báu trong đời… hòa cùng cảm xúc và tài năng nghệ thuật đã cho ra đời những bức tranh có hồn, mộc mạc nhưng không kém phần bay bổng.
Vị họa sĩ tích cực tham gia nhiều triển lãm nghệ thuật. Một trong những triển lãm đáng nhớ trong sự nghiệp là giải Dogma, diễn ra năm 2017 tại TP.HCM khi có dịp giao lưu, học hỏi với các họa sĩ nổi tiếng Việt Nam và thế giới.
Bùi Thanh Tặng gây chú ý với những tác phẩm như: “Gái trẻ”; “Hoa dại”; “Phố”, “Phụ nữ”… Dù mang vẻ đẹp riêng, nhưng những bức tranh đều truyền tải sự lãng mạn, lạc quan, yêu đời. “Những trải nghiệm cuộc sống, cùng quá trình không ngừng học hỏi, tìm hiểu về hội họa giúp tôi có nguồn cảm hứng sáng tạo, mang đến những bức tranh sinh động và độc nhất”, ông chia sẻ.
“Tích cực” không chỉ là tinh thần sống thường trực của vị họa sĩ 61 tuổi, mà còn là điều ông muốn gửi gắm qua các tác phẩm. Hiện thực hóa mong ước từ thuở thiếu thời, ông đã tự tổ chức triển lãm tranh đầu tiên trong sự nghiệp mang tên “Giá trị tích cực”.
Triển lãm “Giá trị tích cực” diễn ra từ ngày 21/10 - 30/10/2023, Hawaii Artspace (5A/2 Trần Phú, phường 4, quận 5, TP.HCM). Đây là nơi trưng bày hơn 80 bức tranh ấn tượng của họa sĩ Bùi Thanh Tặng, được thực hiện trong nhiều năm liền, có những tác phẩm lần đầu được ra mắt công chúng.
Những bức họa có chủ đề, cách thể hiện với nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là tranh sơn dầu màu sáp, bột màu, acrylic... trên vải và trên giấy.
Ông Bùi Thanh Tặng bày tỏ: “Tôi luôn mong muốn tự tổ chức triển lãm tranh của mình, nhưng chưa tự tin, mạnh dạn. Đây là cơ hội quý để tôi thể hiện khả năng, cũng như giao lưu, học hỏi với các họa sĩ, nghệ sĩ, giới mộ điệu. 81 bức tranh là 81 “gam màu”, câu chuyện khác nhau nhưng đều mang tinh thần chung là truyền tải điều tích cực. Với tôi, tích cực chính là “chìa khóa” cách để chúng ta sống, yêu và sáng tạo”.
Lệ Thanh
" alt=""/>Họa sĩ 61 tuổi mở triển lãm tranh lan tỏa ‘giá trị tích cực’Theo anh Vương, nam thanh niên đi cùng một người khác trên xe máy. Hai người này lượn qua lượn lại, thấy cháu bé ở nhà một mình nên đi thẳng vào khống chế bé.
"Ngay đầu clip có thể thấy 2 thanh niên đi trên chiếc xe máy qua cửa nhà. Tháng 12/2022, gia đình tôi cũng bị trộm vào nhà lấy tivi và điện thoại của bé. Gia đình mua cho bé chiếc điện thoại này chưa được 1 năm, giờ lại bị người lạ vào tận nhà cướp đi", anh Vương nói.
Gia đình anh Vương đã trình báo vụ việc lên công an xã Đức Lập Hạ.
Trao đổi với PV VietNamNet, đại diện công an xã cho biết đã tiếp nhận hồ sơ vụ việc và sẽ giải quyết theo quy định.
Clip: Nhân vật cung cấp
Cá nhân tôi cho rằng, việc bỏ đếm giây trên đèn giao thông sẽ "lợi bất cập hại" vì một số lý do sau:
Thứ nhất, những lợi ích của việc bỏ đếm giây được đưa ra là không cao (nâng cao nhận thức, thói quen chấp hành đèn tín hiệu, thay vì một số trường hợp thường cố vượt khi đèn còn 2-3 giây). Việc có đếm hay bỏ đếm giây cũng vẫn có thể theo dõi hành vi giao thông, vẫn có thể giảm thời gian chờ đèn đỏ để người dân bớt vượt đèn. Còn trường hợp còn 2-3 giây vẫn cố vượt chỉ là thiểu số. Thế nên, chúng ta cần xây dựng quy định để làm tốt cho cái chung.
Thứ hai, khi lái ôtô đến gần đèn xanh, thấy còn dưới 5 giây là tôi sẽ chủ động giảm tốc độ và dừng lại. Đấy cũng là thói quen của nhiều tài xế khác, giúp đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường. Nếu bỏ đếm giây thì khi gần tới vạch dừng, tôi chẳng biết còn bao lâu để chủ động dừng xe trước. Nhỡ đến nơi đèn bỗng chuyển vàng thì tôi sẽ phải đạp thắng gấp (dễ va chạm với xe phía sau) hoặc đạp ga để vọt qua ngã tư thật nhanh (lúc đó cũng không còn an toàn nữa).
>> 'Bị mắng chửi vì phanh gấp khi đèn chuyển vàng'
Thứ ba, người đi xe máy khi có đếm giây thì có thể tắt máy để tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường khi còn trên 25 giây đèn đỏ. Giờ nếu bỏ đếm giây, hàng trăm, hàng nghìn xe máy chờ đèn đỏ cùng nổ máy trong một phút, nhiệt độ, khí thải, tiếng ồn sẽ tăng lên tới mức nào?
Thứ tư, việc bỏ đếm giây sẽ gây lãng phí về những thiết bị đã đầu tư lắp đặt, đang tồn kho, gây lãng phí ngân sách nhà nước.
Tóm lại, đánh giá và cân nhắc những lợi ích - thiệt hại của giải pháp bỏ đếm giây trên đèn giao thông, tôi thấy phần lợi đem lại quá mờ nhạt. Thay vào đó, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng điều tiết đèn giao thông từ xa hoặc áp dụng công nghệ AI rất đơn giản mà hiệu quả, ít gây lãng phí cho ngân sách.
" alt=""/>'Chẳng biết nên đi hay dừng khi TP HCM bỏ đếm giây trên đèn giao thông'
|