Anh H.Đ.H (quận Liên Chiểu) cho biết, từ tháng 12/2018, Sở có quy định học sinh thi vào lớp 10 có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế được miễn thi ngoại ngữ và quy đổi thành điểm 9, 10.
Học sinh không có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thì dự thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 để có điểm thi tuyển môn này làm cơ sở xét tuyển sinh.
Sau đó, gia đình đã bỏ ra số tiền lớn để con mình đến Trung tâm ngoại ngữ học và thi lấy chứng chỉ, chuẩn bị cho con vào lớp 10.
Thế nhưng, công sức gia đình và con bỏ ra xem như mất khi có quyết định thi tuyển mới.
“Mỗi tháng, gia đình tôi phải bỏ thời gian và tiền ra để con đi học, thi lấy chứng chỉ. Thế nhưng còn 15 ngày nữa đến kỳ thi rồi mà giờ mới thông báo, tôi cùng nhiều người khác thật sự rất sốc”, anh H. bức xúc.
Cùng cảnh ngộ, chị N.T.N (quận Thanh Khê) cho biết, việc ngành giáo dục bất ngờ thay đổi quy chế, khiến hàng nghìn phụ huynh, học sinh phải khổ sở.
Theo chị N., những năm trước để được cộng điểm, học sinh phải đến các trung tâm học và thi.
Phụ huynh phải đón đưa, bỏ kinh phí để con có chứng chỉ nghề, các trung tâm nghề thu từ việc học này số tiền không phải nhỏ.
“Đến năm 2018, Sở GD-ĐT Đà Nẵng công nhận một số chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh có chất lượng và quy đổi thành điểm thi môn này vào cấp ba, thế là phụ huynh học sinh nháo nhào đăng ký học và thi ở các trung tâm khảo thí làm mất một số tiền lớn. Giờ còn khoảng 15 ngày, thì ngành giáo dục ra thông báo chỉ xét vào lớp 10 môn Toán và Văn thì học sinh và phụ huynh chửng hửng...”, chị N. nói.
Theo anh Hoàng Sơn (một phụ huynh có con sắp thi lớp 10 tại Đà Nẵng) hoang mang: “Môn ngoại ngữ được cho là quan trọng cực kỳ trong học sinh, sinh viên. Đây là phương tiện giúp các em có thể tiếp cận với thế giới bên ngoài mà không trong các môn thi tuyển thì tôi thấy khá khó hiểu.”
Trước đó, ngày 27/12/2018, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng đã ban hành quyết định 2377 “về việc ban hành Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2019-2020” và Quyết định số 2378 “về việc ban hành Quy định tuyển sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn năm học 2019-2020”.
Hai quyết định này đã gây tranh cãi dư luận khi học sinh THCS có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế có giá trị sử dụng đến ngày thi (02/6/2019) được miễn thi môn ngoại ngữ (hệ số 1) và được quy đổi thành điểm 9 hoặc 10.
Nhiều bậc phụ huynh và học sinh rất hoang mang khi nhiều học sinh lực học bình thường nhưng vẫn có những bằng ngoại ngữ quốc tế.
Vụ việc dẫn đến nhiều nghi ngờ khi có thông tin việc mua bằng ngoại ngữ quốc tế đã xảy ra sau khi sở ban hành quyết định về quy định tuyển sinh.
Chị Trần Hữu Bình Phương (sống tại quận Hải Châu, đang có con sắp thi vào lớp 10) bức xúc: “Sở không nên để nước đến chân mới nhảy như vậy, vừa tốn công vủa tốn của. Thương cho các cháu lại có tâm lý hoảng loạn khi ngày thi cận kề”.
Hiện tại, nhiều phụ huynh, học sinh tại TP Đà Nẵng cũng đang rất lo lắng khi việc Sở thay đổi quy chế trong khi chỉ còn chưa đầy 20 ngày nữa kỳ thi đã bắt đầu.
Theo anh H.V.B (sống tại quận Liên Chiểu, có con sắp thi vào trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn) lo lắng:
“Khi biết được thông tin đổi quy chế thi tuyển THPT tôi và con cực kỳ hoang mang và lo lắng. Con tôi đã cố gắng học tiếng anh rất nhiều và rất tự tin khi thi tuyển nhưng giờ không có ngoại ngữ làm cho nó rơi vào tâm lý hoang mang. Bây giờ chỉ hướng theo Toán, Văn và chuyên môn chứ cũng không biết phải làm gì nữa.”
Sở GD Đà Nẵng nói gì?
Theo lý giải của Sở GD-ĐT Đà Nẵng, ngày 27/12/2018, Sở đã ban hành quyết định số 2377 “về việc ban hành quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 và lớp 10 năm học 2019-2020” và quyết định số 2378 “về việc ban hành quy định tuyển sinh lớp 10 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn năm học 2019-2020”.
Qua triển khai, công tác tuyển sinh và rà soát quy trình ban hành các văn bản theo quy định của Bộ GD&ĐT, Sở này nhận thấy việc ban hành Quyết định số 2377 có một số vấn đề vướng mắc, chưa phù hợp, chưa đầy đủ theo chỉ đạo của UBND TP về việc hoàn chỉnh quy định tuyển sinh.
Cụ thể là Học sinh THCS có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (hệ số 1) và được quy đổi thành điểm 9 hoặc 10; Điểm ưu đãi đối với học sinh đăng ký nguyện vọng 1 dự tuyển vào các trường THPT theo đúng địa bàn đang học THCS.
Đơn vị này nhận được nhiều ý kiến chưa đồng tình với cách quy đổi điểm và cộng điểm như trên.
Sở đã báo cáo với UBND TP Đà Nẵng, sau đó lãnh đạo UBND TP có công văn mới thay đổi quy chế thi, bỏ môn thi ngoại ngữ.
Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cho rằng kế hoạch tuyển sinh hạn chế tối đa ảnh hưởng không tốt đến việc ôn tập và thi tuyển của học sinh. Việc thay đổi cũng nhằm đảm bảo công bằng, khách quan trong thi tuyển.
Vĩnh Định – Công Sáng
" alt=""/>Tuyển sinh lớp 10: Nhiều phụ huynh 'sốc' vì Đà Nẵng bỏ môn thi phút 89Bộ truyện tranh màu “Comic kĩ năng sống - Dành cho trẻ tiểu học”. Ảnh: K.Đ
Gồm 4 cuốn truyện tranh màu với các nhóm chủ đề “Vui chơi an toàn”, “Ăn uống an toàn”, “Giao thông an toàn”, “Thân thể khỏe mạnh”, bộ sách truyền tải một cách dễ hiểu và gần gũi cho bạn đọc nhỏ tuổi những kiến thức cơ bản về an toàn trong sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường lớp, ở nơi vui chơi, nơi công cộng nói chung... qua hơn 60 tình huống thường gặp trong đời sống thực tế của trẻ em Việt Nam.
Những câu chuyện mang tính “thời sự” như thực phẩm giả, tai nạn trên thang cuốn băng chuyền, tai nạn tại công trình xây dựng, nạn bắt cóc trẻ em…; những vấn đề về giao thông đông đúc và phức tạp, ô nhiễm môi trường, các vấn đề bệnh truyền nhiễm…, hay những kiến thức về sống an toàn, mạnh khỏe được lồng ghép khéo léo trong hình thức truyện tranh hấp dẫn, vui nhộn, giúp các bạn nhỏ hình thành phản xạ nhận biết hiểm nguy, học cách bảo vệ bản thân, phát triển những thói quen an toàn cần thiết.
![]() |
Một trang nội dung trong bộ sách “Comic kĩ năng sống - Dành cho trẻ tiểu học”. Ảnh: K.Đ |
Trong đó, cuốn sách chủ đề “Vui chơi an toàn” hướng dẫn trẻ cách nhận biết và phòng tránh những mối nguy hiểm khi đi biển, về quê hay khi vui chơi gần khu vực công trường, sông suối, trong công viên, trong trung tâm thương mại… Cuốn sách chủ đề “Giao thông an toàn” giúp trẻ hiểu và tuân thủ Luật Giao thông, đặc biệt là những lưu ý quan trọng khi tham gia giao thông trên các loại phương tiện khác nhau.
Với chủ đề “Ăn uống an toàn”, sách xoay quanh câu chuyện vì sao phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, phương pháp ăn uống cân bằng dinh dưỡng, cách nhận biết thực phẩm bẩn, thực phẩm có nguy cơ hỏng, gây dị ứng… Còn với chủ đề “Thân thể khỏe mạnh”, sách hướng dẫn trẻ học cách chăm sóc bản thân, giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng tránh lây chéo bệnh, giữ gìn vóc dáng…
Một trong số các tác giả của bộ sách, tác giả Hiếu Minh, chia sẻ: “Chúng tôi nghĩ rằng, việc chọn lựa hình thức truyện tranh vui nhộn lồng ghép kiến thức khoa học về đời sống để truyền tải thông điệp là một trong những cách làm có thể mang lại hiệu quả nhanh nhất. Hình thức sách này giúp đưa bài học an toàn đến với các em một cách vừa tự nhiên, nhẹ nhàng, lại vừa chân thực, cuốn hút”.
Không chỉ mang đến tiếng cười cho bạn đọc nhỏ tuổi, bộ sách “Comic kĩ năng sống - Dành cho trẻ tiểu học” còn có tính giáo dục cao, giúp trẻ có thêm kĩ năng sống, học cách tự bảo vệ bản thân trước những tình huống khẩn cấp, ngay cả khi không có cha mẹ kề bên.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt=""/>Truyện tranh Việt giúp trẻ phát triển kĩ năng sốngBí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài phát biểu bế mạc và kết luận hội nghị. (Ảnh: Viết Thành).
Bà Bùi Thị Minh Hoài cho hay, mới đây bà cùng với Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đi kiểm tra hiện trạng dòng sông Tô Lịch. Qua kiểm tra thực tế và báo cáo của Sở Xây dựng, bà Hoài cho rằng các đơn vị liên quan đã tích cực vào cuộc tìm cách khắc phục tình trạng ô nhiễm dòng sông này.
"Làm sao đến ngày 2/9/2025, dòng sông Tô Lịch giữa lòng Thủ đô trở thành dòng sông thơ mộng, không còn màu đen",Bí thư Hà Nội kỳ vọng.
Đề cập tới tình trạng rác thải gây ô nhiễm sông Tô Lịch hiện nay, bà Hoài lưu ý, khi nước sông không còn ô nhiễm nữa mà vẫn còn rác thải là rất mất công.
Theo Bí thư Hà Nội, nếu các cấp ngành của thành phố cùng vào cuộc thì chắc chắn sẽ khắc phục được tình trạng rác thải ở sông Tô Lịch. Thành phố đã có kinh nghiệm dọn dẹp cây đổ, rác thải sau cơn bão Yagi (bão số 3), chỉ vài ngày là sạch sẽ.
"Lãnh đạo các quận, huyện trên địa bàn dọc sông Tô Lịch chảy qua cần triển khai ngay việc thu gom rác thải, nhằm góp phần tạo cảnh quan sạch sẽ cho thành phố",bà Hoài yêu cầu.
Liên quan đến vấn đề làm sạch sông Tô Lịch, theo ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, sở đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và các ban ngành, quận huyện liên quan khảo sát vị trí hệ thống bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Hà Nội đưa ra giải pháp khoan kích ngầm qua đê để làm đường ống dẫn nước sông Hồng vào hồ Tây. Tuy nhiên, ông Phong cho hay, Bộ NN&PTNT không đồng ý với phương án này.
"Qua trao đổi, Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) đề nghị đầu tư tuyến cống hộp bê tông cốt thép đoạn cắt qua đê sông Hồng để đặt đường ống dẫn nước. Thứ 5 tuần này, các sở ngành của thành phố sẽ làm việc với Cục Quản lý đê điều và phòng chống thiên tai để đưa ra giải pháp kỹ thuật tốt nhất, nhanh nhất",ông Phong nói.
Minh Tuệ" alt=""/>Bí thư Hà Nội kỳ vọng đến 2/9/2025 sông Tô Lịch sẽ thơ mộng, không còn màu đen